Hướng dẫn sử dụng dây an toàn, đồng hồ sạc gas sử dụng đồ nghề

Một phần của tài liệu Giáo trình Hệ thống máy lạnh dân dụng (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí Cao đẳng) (Trang 25 - 35)

BÀI 1 : GIA CÔNG ĐƯỜNG ỐNG

2. HÀN ỐNG VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ

2.2. Hướng dẫn sử dụng dây an toàn, đồng hồ sạc gas sử dụng đồ nghề

điên lạnh thông dụng

2.2.1. Đồng hồ vạn năng (VOM):

Đồng hồ vạn năng (VOM): có 4 chức năng chính là đo điện trở, đo điện áp

VDC, VAC và dòng điện.

12

Hình 1.15b: Mặt đồng hồ VOM

- Nút chỉnh kim ở vị trí 0: kim VOM phải chỉ về vạch 0, nếu khơng thì

dùng vít chỉnh con ốc trên VOM để đưa kim về chỉ vạch 0.

- Nút chỉnh mức 0Ω: ở thang Ohm, chập que đo thì kim ở vạch 0 Ohm,

nếu khơng, chỉnh nút 0 Ohm, nếu chập que đo mà kim không về chỉ vạch 0 Ohm, cho biết 2 pin 1.5V trong VOM đã yếu  thay pin.

- Đo volt AC có tụ cách ly DC: đặt thang VAC, dùng dây màu đỏ cắm ở lỗ

OUTPUT, vì ở lỗ cắm OUTPUT có dùng tụ cách ly DC. Nên dùng ổ cắm này khi chỉ đo thành phần tín hiệu, khơng muốn chịu ảnh hưởng của mức áp phân cực DC ln có trên các điểm đo trong các mạch điện. Chú ý: Khi đo volt AC dùng 2 lỗ cắm đen/đỏ thông thường, phép đo volt AC này sẽ bị sai nếu trên điểm đo có thành phần DC.

- Đo dịng lớn 2.5A: chọn thang đo dòng. Khi đo dòng điện lớn, trên 1A, đặt nút xoay ở vị trí 2.5A và lúc này dây màu đỏ phải cắm ở lỗ 2.5A. Chú ý, khi đo cường độ dòng điện lớn, đều phải dùng lỗ cắm khác với 2 lỗ cắm thông thường.

- Thang đo volt DC: đặt nút xoay trên các thang đo volt DC. Với các mức

volt DC chưa biết, nên đặt ở các thang đo volt DC lớn, khi muốn xét dấu âm dương của mức điện áp DC cũng dùng thang đo lớn. Với mạch có nguồn ni là 9V, nên dùng thang 10V.

13

- Thang đo volt AC: đặt nút xoay trên các thang đo volt AC. Với các mức

volt AC chưa biết, nên khởi đầu ở các thang đo volt AC lớn.

- Thang đo Ohm và đo hFE: Đo Ohm là phép đo thông dụng. Chỉ đo Ohm

trên các vật đo khơng có điện, như khi đo Ohm các thiết bị điện tử. Khi đo Ohm phải nhớ các điều sau:

Điều 1: Dây đỏ nối vào cực âm của nguồn pin. Dây đo màu đen sẽ nối vào cực dương của nguồn pin nên điện tử sẽ bị hút vào trên dây đen.

Điều 2: khi đổi thang Ohm, luôn chạm 2 đầu kim và chỉnh về 0 Ohm. Điều 3: Khi đo Ohm linh kiện tuyến tính như điện trở, chiết áp, cuộn dây …thì đọc kết quả trên vạch chia Ohm. Với các vật đo phi tuyến tính như là diode, Led, transistor… bạn đọc kết quả trên vạch chia LV để biết mức áp hiện có trên vật đo và vạch chia LI để biết cường độ dòng điện đang chạy qua vật đo.

Điều 4: Ở các thang x10K, lúc này mức áp tối đa trên 2 dây đo là 12V (do pin 9V cộng với pin 3V) và ở các thang đo khác mức tối đa trên 2 dây đo là 3V.

Hình 1.16: Mặt chỉnh VOM

Đo hệ số hFE: Với transistor có 2 mối nối pn, như transistor pnp hay npn, tỷ số dòng IC trên đòng IB gọi là hệ số khuếch đại dòng β hay hFE. Muốn đo hệ số khuếch đại dòng của transistor, ta phải đặt thang Rx10, chỉnh kim về 0 Ohm, cắm transistor npn(pnp) vào đúng loại, chân và đọc kết quả vạch chia hFE (VOM chỉ đo hFE các transistor công suất nhỏ).

14

- Vị trí khóa kim: Đặt nút xoay ở vị trí OFF. Ở vị trí này, hai chân của điện kế khung quay đã cho ngắn mạch, điều này sẽ tạo ra dòng điện nghịch mỗi khi máy đo bị lắc, dòng điện ứng này sẽ chống lại sự rung động của kim và giữ an toàn cho điện kế khung quay.

Lưu ý:Tránh để nhầm thang đo vì có thể sẽ làm hỏng VOM Một số cách đo dùng VOM đo thông dụng:

- Đo điện áp xoay chiều AC: Chuyển về các thang đo VAC, nên chọn thang AC cao hơn điện áp cần đo một nấc.

Hình 1.17: Dùng VOM đo VAC

* Chú ý: Tuyết đối khơng để thang điện trở hay thang dịng điện khi đo vào điện áp xoay chiều => Nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng.

- Đo điện áp một chiều DC: Chuyển về thang đo VDC, đặt que đỏ vào cực “+” nguồn, que đen vào cực âm “-“ nguồn, để thang đo cao hơn điện áp cần đo một nấc. Chú ý, tuyệt đối khơng để nhầm thang đo dịng điện hoặc thang đo điện trở khi đo VDC, nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay.

- Đo Ohm (đo thông mạch): Ngồi đo dịng điện, điện áp thì chức năng thường dùng là đo thông mạch dùng để kiểm tra cơng tắt điện, dây tóc bóng đèn, một đoạn dây dẫn điện còn nguyên vẹn hay không…. Chỉ cần chuyển sang thang đo x1 trên khu vực đo Ohm(Ω).

Đối với loại đồng hồ số, chuyển sang chế độ đo với ký hiệu Sau đó cặp 2 que của đồng hồ đo vào 2 đầu dây dẫn.

Nếu dây dẫn bị đứt, kim đồng hồ sẽ không lên. Ngược lại, kim đồng hồ đi lên và còi trên đồng hồ sẽ kêu (tùy loại đồng hồ).

15

a) Trường hợp dây còn nguyên VOM lên kim b) Khi dây đứt, kim đồng hồ sẽ đứng n.

Hình 1.18: Dùng VOM kiểm tra thơng mạch

2.2.2. Sử dụng các đồng hồ đo kiểm:

Ampe kìm sử dụng để đo dịng điện, nó có thể tiến hành đo ngay khi hệ thống đang vận hành.

Hình 1.19: Cách dùng ampe kẹp

+ Khi đo IAC chỉ sử dụng gọng kìm kẹp một dây.

+ Ngồi chức năng đo IAC Ampe kìm cịn đo được UAC, R (dùng que đo và bật thang cho phù hợp).

+ Không nên cất giữ amper kìm ở những nơi có độ ẩm cao và nhiệt độ cao.

+ Khi đo nên chọn thang đo phù hợp. Nếu chưa biết giá trị cần đo thì chọn thang đo cao nhất. Không đo với I > 600 A quá thời gian quy định vì nhiệt sinh ra trong ampe kìm sẽ làm mất chính xác giá trị đo. Điện áp mà dụng cụ đo được là 600V.

16

Dùng hút chân không thử kín để loại bỏ khơng khí và hơi nước trong đường ống hệ thống lạnh. Tránh làm hỏng hệ thông khi vận hành.

Hình 1.20: Máy hút chân khơng

2.2.4. Đồng hồ nạp gas lạnh

Đơn vị đo áp suất thường dùng: Mpa; kg/cm2; psi; kPa.

+ PSI - (Pound lực trên inch vuông). PSI thường dùng để đo áp suất của khí nén hoặc chất lỏng (áp suất thủy lực).

+ Pa - Pascal là đơn vị tronghệ đo lường quốc tế (SI). Nó là mộtđơn vị dẫn xuất trong SInghĩa là nó được suy ra từ việc các đơn vị cơ bản.

+ Bar là đơn vị đo áp suất (không phải là đơn vị SI) được dùng khá phổ biến.

17

Hình 1.22: Sử dụng đồng hồ nạp gas cho tủ lạnh Quy đổi đơn vị đo lường:

+ 1Mpa  10kg/cm2  145psi  1000kPa + 1Pa = 1 N/m²

+ 1kPa = 103Pa; 1MPa = 106Pa + 1 bar = 105pa; 1 bar = 14,50psi + 1 at ≡ 1 kg/cm2=14,223psi

2.2.5. Hướng dẫn sử dụng dây an toàn

Dây đai an toàn: là biện pháp bảo vệ khi đang lao động trên cao. Việc mang dây đai an toànquá chặt hoặc rộng đều dẫn đến nguy hiểm.

18

Dưới đây là các bước cơ bản để đeo dây đai an toàn:

Bước 1:Cầm dây đeo tại vị trí D-ring, Giữ cho các quai khơng bị xoắn.

Bước 2: Luồn cánh tay qua dây, cố định quai trên vai. Các quai phải giữ thẳng, không kéo vào giữa người. Điều chỉnh quai vai để quai phụ xương chậu nằm giữa mông.

Bước 3: Điều chỉnh quai chân vào khóa. Điều chỉnh các quai chân cho vừa khít. Thơng thường khoảng trống giữa đùi và quai chân vừa khít một lịng bàn tay.

Bước 4: Gắn các quai ngực vào khóa. Quai ngực nên nằm cách vai 20 ÷ 25cm. Điều chỉnh quai ngực để quai vai thẳng đứng từ trên xuống. Cuộn đầu dây còn thừa cho gom lại.

Điều chỉnh:

Quai vai: muốn chặt kéo phần thừa của quai như hình. Khi nới lỏng nhấn khung điều chỉnh xuống. Các quai phải điều chỉnh cùng chiều dài.

Quai ngực: muốn chặt kéo phần thừa của quai. D-ring : điều chỉnh D-ring nằm giữa xương dẹt.

Hình 1.24: Dây an tồn 2 móc Hình 1.25: Dây tồn tồn 1 móc to NỘI DUNG THỰC HÀNH

Bài 1: Nong ống, loe ống, hàn ống.

Qui trình thực hiện:

- Chuẩn bị vật tư, dụng cụ.

- Thực hiện thao tác nong ống, loe ống, hàn ống theo từng bước. - Vệ sinh sản phẩm và hoàn thiện.

Các sai hỏng thường gặp: Thiếu thẩm mỹ, chưa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.

19

Bài 2: Đo thông số áp suất và nhiệt độ dàn bay hơi

Qui trình thực hiện:

- Khởi động hệ thống tủ lạnh.

- Cho đầu dò nhiệt kếđiện tử vào không gian cần làm lạnh của tủ lạnh. - Khoá đồng hồ màu xanh (thấp áp) lại.

- Mắc dây màu xanh vào đầu sạc gas của hệ thống.

- Quan sát kim đồng hồ màu xanh vàđọc kết quả áp suất.

- Mắc dây màu xanh của đồng hồ vào rắc co của đường hút và quan sát. - Mắc dây màu đỏ vào rắc co của phin sấy lọc và quan sát.

Các sai hỏng thường gặp: Hệ thống lạnh không hoạt động. Kim đồng hồ sạc gas không quay. Ampe kiềm trên đồng hồ không hiển thị số.

Bài 3: Đo thơng số của Block

Qui trình thực hiện:

- Chuẩn bị dụng cụ liên quan.

- Dùng Ampe kiềm kẹp vòng qua 1 dây nguồn.

- Quan sát dòng điện đề và dịng điện chạy của block. Đánh giá cơng suất của block.

Các sai hỏng thường gp: Hệ thống lạnh không hoạt động. Kim đồng hồ

sạc gas không quay. Ampe kiềm trên đồng hồ không hiển thị số.

Bài 4: sử dụng bộ hàn hơi, hàn các thiết bị trong máy lạnh

Qui trình thực hiện

- Chuẩn bị các thiết bị dụng cụ liên quan - Mở van chai gió ra

- Mở nhẹ van bên dây màu xanh của cần hàn ra

- Điều chỉnh van áp suất trên đồng hồ chai gió từ 18 – 20 kPa, sau đó khố van trên cần hàn lại

- Điều chỉnh lưu lượng gas cũng giống như điều chỉnh áp suất gió, nhưng ap suất lúc này nằm trong khoảng 8 – 10kPa

Các sai hỏng thường gp: chỉnh van trên mỏ hàn sai khi mồi lửa hàn và tắt mỏ hàn sai làm gây ra tiếng nổ nhỏ ở ngay mỏ hàn.

20

CÂU HỎI, BÀI TẬP :

1. Trình bày các phương pháp gia cơng đường ống ?

2. Trình bày quy trình và các yêu cầu kỹ thuật nong ống để tạo măng song ?

3. Trình bày quy định an tồn khi hàn khí ?

4. Nêu đặc điểm mối hàn thau, hàn bạc? So sánh đặc điểm của 2 phương pháp hàn ?

5. Trình bày cách sử dụng VOM?

21

BÀI 2: KẾT NỐI HỆ THỐNG LẠNH LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN TỦ LẠNH

Mã Bài: MĐ 24-02 Giới thiệu:

Tủ lạnh là một thiết bị điện được sử dụng rộng rãi trong gia đình tuy nhiên do cấu tạo và cách thức hoạt động không giống như những thiết bị điện khác nên cần phải lắp đặt tủ lạnh đúng cách. Việc kết nối hệ thống lạnh và lắp đặt tủ lạnh đúng cách sẽ giúp tủ lạnh đạt được hiệu quả sử dụng cao nhất và không bị hư hỏng vặt trong khi sử dụng.

Mục tiêu: Kiến thức:

- Phân tích được nguyên lý làm việc của hệ thống lạnh tủ lạnh và cấu tạo các bộ phận tủ lạnh gia đình.

- Phân tích được ngun lý làm việc của mạch điện và các sơ đồ mạch điện.

Kỹ năng:

- Lập được các quy trình lắp mạch điện theo sơ đồ nguyên lý. - Lắp được mạch điện đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Sử dụng dụng cụ, thiết bị đo kiểm đúng kỹ thuật.

- Thực hiện được các kỹ năng: Kết nối hệ thống lạnh tủ lạnh gia đình và sử dụng các thiết bị dụng cụ đồ nghề thành thạo.

Năng lực tự chủ và trách nhiệm

- Cẩn thận, chính xác, nghiêm chỉnh thực hiện theo quy trình và thật an tồn cho người và thiết bị

Nội dung chính:

Một phần của tài liệu Giáo trình Hệ thống máy lạnh dân dụng (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí Cao đẳng) (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)