XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG

Một phần của tài liệu Giáo trình Hệ thống máy lạnh dân dụng (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí Cao đẳng) (Trang 113 - 116)

BÀI 6 : SỬA CHỮA HỆ THỐNG LẠNH THƯƠNG NGHIỆP

1. XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG

1.1. Quan sát xem xét hệ thống

Để biết hệ thống có hoạt động có ổn định theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật hay không, ta cần phải quan sát và đo kiểm các thông số làm việc của hệ thống để đánh giá.

100

Những dấu hiệu hoạt động bình thường của tủ kem :

Tủ chạy âm chỉ nghe tiếng nhẹ của hộp rơle sau khi cắm điện từ 0,5 – 1s - Đương ống nén phải nóng và mức độ nóng giảm dần, tới phin lọc chỉ cịn hơi ấm.

- Mở cửa tủ nghe tiếng gas phun vào dàn lạnh xì, xì…

- Để rơle nhiệt độ ở số nhỏ sau một thời gian tủ dừng, khi nhiệt độ tủ tăng thì phải hoạt động lại.

- Khi mới dừng tủ và hoạt động lại ngay thì rơle bảo vệ phải ngắt nếu máy nén không hoạt động được.

- Khi tủ hoạt động dàn nóng phải nóng đều, dàn lạnh bám tuyết đều và trên đường hút phải có đọng sương.

Dịng điện hoạt động đúng theo trị số cho phép

1.3. Khẳng định nguyên nhân hư hỏng

* Hiệu suất lạnh kém

- Kiểm tra xem thực phẩm có cản lối ra của khí lạnh; - Thực phẩm có phải là thực phẩm nóng;

- Tủ lạnh có được đóng kín hoặc có thường xun đóng mở cửa; - Tủ có đang hay mới xả tuyết ở trạng thái xả tuyết.

- Tủ đặt có đúng vị trí;

- Thiếu ga, hoặc tuyết bám trên dàn lạnh quá nhiều …

* Máy nén không hoạt động,

- Kiểm tra xem có mass điện hay khơng, cầu chì bị đứt khơng? - Tiếp xúc tốt hay không ?

- Điện áp có xuống thấp hay khơng? (Dưới 99v đối với tủ dùng dòng điện 110v,dưới 198v đối với tủ dùng dòng điện 220v.....

* Một số các thông số cơ bản của tủ kem:

Dòng điện định mức ở tủ 220v trong khoảng 0.7A-1.1 A, với tủ 110v là : 1.7A-2.8A. ở tủ đá 220v là : 1A-2A. Áp suất hút thường trong khoảng 10PSI.

Các lỗi thường gặp khi sử dụng tủ đông.

101

Nguyên nhân: Tủ bị mất kết nối điện do dây nguồn chưa được cắm vào ổ điện hoặc ổ cắm chưa có điện; Điện áp quá thấp hoặc quá cao; Tủ bị hư Rơ le, ngắt mạch.

Cách khắc phục: Kiểm tra lại nguồn điện và thiết bị, đảm bảo cắm điện

vào ổ và ổ có điện; Sắm cho mình một chiếc ổn áp hoặc biến thế, giúp làm ổn định hệ thống lưới điện, đảm bảo tủ đông hoạt động ổn định.

2. Có mùi hơi

Nguyên nhân: Tủ dùng lâu ngày chưa vệ sinh. Thực phẩm có mùi nặng; Bên trong tủ chưa được vệ sinh sạch sẽ.

Cách khắc phục: Định kì vệ sinh tủ đơng thường xun tầm 2 – 3 tháng 1

lần.

3. Tủ không lạnh hoặc làm lạnh lâu

Nguyên nhân: Thường vào mùa hè tủ đông sẽ hoạt động lâu hơn do nhiệt độ bên ngoài cao; Trữ quá nhiều thực phẩm vào tủ đông cùng lúc (thực phẩm còn chưa nguội hẳn cũng cho vào); Thường xuyên mở cửa tủ làm thất thoát hơi lạnh; Lớp băng dày.

Khắc phục: Tránh mở tủ đông quá thường xuyên; Đặt thực phẩm vào tủ

đông đúng cách, khơng vượt định mức và đảm bảo có lỗ thống để khơng khí lưu chuyển dễ dàng; Nếu thấy bên trong tủ bị đóng lớp băng dày, cần tiến hành rã đông và vệ sinh tủ.

4. Đèn chiếu sáng không sáng

Nguyên nhân: Đèn báo bị hỏng. hư mạch điện

Khắc phục: Thay bóng đén nếu đèn hư; Thay dây nối, cửa tủ nếu dây dẫn

bị hư

5. Phát ra tiếng ồn lớn

Nguyên nhân: Tủ đông kê chưa được cân bằng; Dùng lâu ngày; Quạt tản nhiệt kêu to.

Khắc phục: Kê lại tủ đông cân bằng. kiểm tra kỹ lại nguyên nhân.

6. Tủ bị chảy nước

Nguyên nhân: Có thể van thoát nước của tủ đang bị hở; Khay chứa nước có vấn đề. Khơng đủ nhiệt độ đơng do thiếu gas.

102

Khắc phục: Kiểm tra van thoát nước đang trong tình trạng – bị hở hay bị

bám bụi? Nếu bị hở thì đậy nắp van lại. Cịn nếu trơng thấy van bị nghẽn do lớp bụi bám thì dùng vật nhọn cứng để loại bỏ chỗ tắc nghẹn ấy, rồi đóng van lại. kiểm tra và bơm gas nếu thiếu

Một phần của tài liệu Giáo trình Hệ thống máy lạnh dân dụng (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí Cao đẳng) (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)