BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐIỆN

Một phần của tài liệu Giáo trình Hệ thống máy lạnh dân dụng (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí Cao đẳng) (Trang 126 - 130)

BÀI 7 : BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LẠNH THƯƠNG NGHIỆP

3. BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐIỆN

3.1. Tắt nguồn tổng cấp vào máy

Trước khi bảo dưỡng hệ thống điện phải tắt nguồn cách ly hoàn toàn thiết bị ra khỏi hệ thống điện nhằm để đảm bảo an toàn cho người.

3.2. Kiểm tra tiếp xúc, thông mạch

Dùng VOM đo kiểm tra tiếp xúc và thơng mạch của các thiết bị, nếu thiết bị có hư hỏng khơng khắc phục được thì thay mới. Cụ thể như sau:

- Kiểm tra, bảo dưỡng rơ le khởi động: Dùng VOM kiểm tra cuộn dây, sự tiếp xúc tiếp điểm, các đầu nối dây với rơ le. Kiểm tra sự tiếp xúc giữa đầu cắm và cọc động cơ. Khắc phục các chỗ nối cho chắc chắn, làm vệ sinh, đánh bóng các bề mặt tiếp xúc của các đầu nối, cọc nối và tiếp điểm của rơ le.

- Kiểm tra, bảo dưỡng rơ le điều chỉnh nhiệt độ: Điều chỉnh rơ le về mức thấp nhất hay cao nhất xem rơ le có tác động khơng. Các công việc kiểm tra bảo dưỡng cũng tương tự như rơ le khởi động.

- Kiểm tra, bảo dưỡng rơ le nhiệt: Kiểm tra dòng tác động của rơ le nhiệt và hiệu chỉnh cho phù hợp. Các công việc kiểm tra bảo dưỡng cũng tương tự như rơ le khởi động.

- Kiểm tra bảo dưỡng động cơ: Kiểm tra độ ồn, cứng vững của block, kiểm tra vặn chặt các vít định vị block; kiểm tra, bảo dưỡng các đầu dây nối với các cọc của block. Kiểm tra độ bền cách điện động cơ bằng Mê gô mét, Rcđ > 2M; Dùng Ampe kìm kiểm tra dịng khởi động, dịng làm việc; Lau chùi vỏ máy nén bằng dẻ khô.

- Kiểm tra đèn chiếu sáng:

+ Kiểm tra các đèn báo nguồn, đèn báo chạy: dùng VOM thang đo X1, đo 2 đầu dây đèn nếu lên giá trịđiện trở thìđèn còn tốt.

+ Kiểm tra đầu nối dây tiếp xúc tốt khơng, đảm bảo khơng bị hở rị rỉ ra bên ngồi.

- Kiểm tra, Bảo trì van điện từ.

113

+ Cắt nguồn điện cung cấp cho van. Dùng bút lông dầu đánh dấu giữa thân van và nắp để dễ dàng kiểm tra sau khi lắp lại có khớp khơng ?

+ Dùng tuốc nơ vít tháo vít ở chụp nhựa vào đầu van. Sau đó rút zắc cắm ra khỏi chấu ở đầu van điện từ. Dùng vít dẹp cạy cuộn coil ra khỏi ty van điện từ.

+ Tháo 4 con vít để tháo đế của ty van ra khỏi thân van. + Dùng giẻ lau để làm vệ sinh ty van phần đế và thân.

+ Dùng tay tháo nhẹ vòng cao su, làm vệ sinh vòng cao su này bằng giẻ lau.

+ Dùng lục giác để tháo kim của van nằm ngang thân van. Dùng cây kim nhỏ để thơng lổ trong của kim van. Sau đó dùng đèn pin để chiếu kiểm tra kim van đã thông chưa ?

+ Dùng lục giác để tháo nắp van ra khỏi thân van.

+ Vệ sinh lò xo, kiểm tra miếng cao su cịn tốt hay có bụi khơng? Lau bằng giẻ sạch.

+ Kiểm tra hai vòng cao su nhỏ có biến dạng hay rách khơng? Vệ sinh thân van.

+ Lắp các chi tiết theo trình tự ngược lại.

Hằng Quý nên kiểm tra và vệ sinh toàn bộ các van điện từ để hệ thống làm việc ổn định. Ít xảy ra sự cố. Đặc biệt vịng cao su chữ O ở dưới cuộn dây có bị hư hỏng khơng và thay thế. Vịng cao su này có tác dụng ngăn hơi ẩm của mơi trường xung quanh vào cuộn coil. Điều này làm hư hỏng cuộn coil.

Dấu hiệu nhận biết cuộn coil bị lọt ẩm. Khi cuộn coil bị hư thì phần vỏ nhựa bị phù một số nơi. Quan sát bên trong cuộn dây có các đốm rỉ màu nâu thì đây là do vịng cao su chữ O khơng bịt kín cuộn dây với mơi trường xung quanh nên bị lọt ẩm.

3.3. Vệ sinh tiếp điểm đóng cắt

Tháo các thiết bị đóng cắt và vệ sinh các tiếp điểm

3.4. Vệ sinh lắp ráp hoàn trả hệ thống

Sau khi kiểm tra và bảo dưỡng, ta nên vệ sinh toàn bộ trước khi lắp ráp lại và lắp ráp hoàn trả hệ thống. Các bước vệ sinh tủ đông

114

- Rút điện tủ đông: cho dừng hoạt động để đảm bảo an toàn. Tránh trường hợp chỉ vặn nhỏ nhiệt độ xuống mà không rút điện, dễ rất nguy hiểm.

- Lấy thực phẩm ra ngoài: Lấy đồ trong ngăn đông ra. Để thực phẩm khỏi bị rã đông, hãy bọc trong khăn và bỏ vào túi giữ lạnh hoặc thùng cách nhiệt, sau đó đặt ở nơi lạnh và tránh ánh nắng trực tiếp. Hoặc để tạm trong thùng nước đá vài tiếng vệ sinh xong tủ đông.

- Tháo kệ: Dỡ các kệ ra ngồi. Đặt qua một bên để làm vệ sinh. Khơng cố giật ra nếu chúng bị dính trong tuyết. Bạn có thể làm gãy hỏng những món đồ này nếu làm như vậy. Nếu cứng quá bạn nên để tuyết tan hoặc dưới nước ấm lên để lấy kệ ra ngoài.

- Tháo nắp ống thốt nước: Tìm ống thốt nước. Một số ngăn đơng có lỗ thốt nước dưới đáy và được nối vào ống. Ống này thường thò ra bên dưới ngăn đơng. Bạn hãy tìm thử xem có xác định được vị trí của ống này khơng. Nếu tìm được, bạn hãy kéo nó ra phíatrước và gắn vào một ống dài hơn hoặc một đường dẫn nước chảy ra khỏi ngăn đông.

- Ngăn nước chảy vào máy nén, bảng mạch: Ngăn nước rò rỉ chảy vào máy nén hay bảng mạch. Nên để nước chảy thẳng ra bên ngoài, tránh để đọng nước gần hệ thống máy nén, bảng mạch. Bạn chú ý quan sát và cẩn thận là được. - Xả tuyết: Có vài cách khác nhau để xả tuyết ngăn đông, mỗi cách đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Sau đây là vài cách

+ Chờ cho tuyết tan. Cách này sẽ mất thời gian, nhưng là cách an toàn nhất.

+ Dùng máy sấy tóc. Cách này tuyệt đối an tồn, miễn là thực hiện các quy tắc đảm bảo an toàn cơ bản. Nhớ tránh xa vũng nước và giữ cho dây điện của máy sấy tóc cách xa nước hoặc băng tuyết. Cũng nên nhớ không hướng đầu máy sấy tóc quá sát vào giàn ống xoắn hoặc thành tủ đơng, vì nhiệt độ cao có thể làm hỏng các bộ phận này. Sức nóng cũng có thể làm hư hại các bộ phận bằng nhựa trong tủ. Chỉ nên tập trung lần lượt từng khu vực một.

+ Dùng quạt. Quạt máy thơng thường có thể giúp khơng khí ấm thổi vào ngăn đơng, nhưng điều này chỉ có tác dụng khi khơng khí trong nhà đủ ấm.

+ Đặt các bát nước hoặc xoong nước nóng lên các kệ trong ngăn đơng (để đẩy nhanh quá trình xả tuyết là đặt vài bát hoặc xoong nước sơi lên kệ trong ngăn đơng và đóng cửa tủ lại). Hơi nước sẽ làm đá long ra, và có thể gỡ những tảng băng ra bằng tay sau khoảng 20 phút nếu tủ được xả tuyết thường

115

xuyên. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây hại cho các kệ trong ngăn đông. Để giảm rủi ro hư hại, nên lót một chiếc khăn gấp thành nhiều lớp dày bên dưới đáy xoong đặt trên kệ.

+ Dùng vải nóng. Có thể dùng giẻ nhúng nước thật nóng để làm bong vài tảng băng. Tập trung vào những khối băng nhỏ ở rìa, vừa giữ vừa chà vào tảng băng để gỡ ra.

- Gỡ các tảng tuyết nhanh hơn: Gỡ các tảng băng ra. Đẩy nhanh thời gian xả tuyết bằng cách dùng tay, khăn hoặc cây nhựa lúc bạn mua hàng họ cung cấp để gỡ các tảng băng ra khi chúng bắt đầu tan. Không dùng vật nhọn như dùi hoặc mũi dao để cậy các tảng băng. Tủ đơng có thể bị hư hại, thậm chí bị rị rỉ gas nhé

- Lau khô nước: Dùng khăn lau nước và bỏ vào xô hoặc bồn rửa để nước khỏi rỏ khắp nhà. Làm khô ngăn đông trước khi bật lại. Bạn nên làm khô ngăn đơng hết mức có thể trước khi bật lại. Điều này sẽ ngăn ngừa tình trạng nhanh chóng đóng tuyết trở lại.

- Làm sạch, khử mùi: Làm sạch tủ, xóa bỏ những vết dơ do thực phẩm để lại. Khử mùi tủ đông để tránh nhiễm mùi lâu ngày.

- Kiểm tra miếng đệm cánh cửa (gioăng): Kiểm tra miếng đệm. Miếng đệm kém hiệu quả thường dẫn đến tình trạng đóng tuyết nghiêm trọng. Có thể thay miếng đệm nếu có vẻ như nó kém hiệu quả hoặc bị hư hỏng.

Thoa dầu vào miếng đệm cao su của cánh cửa tủ lạnh và ngăn đông, đảm bảo mọi đường rãnh đều được phủ một lớp dầu. Lớp dầu sẽ giúp miếng đệm cao su khỏi bị khô trong nhiều năm tới và giữ được sức hút mạnh khi đóng cửa tủ. Khi mới thoa xong dầu xong, sẽ có vết dầu dính trên tủ lạnh ở nơi tiếp giáp với cánh cửa, nhưng chỉ cần lau đi là được, hơn nữa dầu cũng sẽ bị hút vào miếng đệm cao su. Dùng loại dầu đặc như dầu ô liu để tránh bị chảy nhiều.

Lưu ý

+ Đặt quạt bàn lên ghế hoặc kệ để tăng hiệu suất gió thổi vào ngăn đơng của tủ lạnh. Có thể xả lớp băng rất dày trong vịng 45 phút chỉ bằng cách này, khơng cần dùng nước sơi, khơng có rủi ro bị điện giật do dùng máy sấy tóc. Gió từ quạt sẽ lùa khơng khí lạnh trong ngăn đơng ra ngồi và thay vào bằng khơng khí ấm hơn, điều này sẽ hiệu quả hơn so với việc chỉ dựa vào sự đối lưu khơng khí.

+ Cho một viên chiết xuất vani (tinh chất) vào dung dịch muối nở và nước để tăng hương thơm tươi mát.

116

+ Máy hút bụi ướt/khô rất hiệu quả trong việc đẩy nhanh quá trình xả nước và băng.

+ Để tránh đóng băng trong ngăn đơng: sau khi lau sạch, bạn hãy nhúng khăn giấy vào dầu thực vật và thoa một lớp dầu mỏng bên trong ngăn đơng. Điều này sẽ giúp tủ chậm đóng tuyết, thậm chí hết đóng tuyết.

+ Sử dụng máy làm vệ sinh bằng hơi nước để xịt vào lớp băng. Băng sẽ tan ra ngay. Nhớ sử dụng đầu gắn khác để với tới đằng sau các ống.

Một phần của tài liệu Giáo trình Hệ thống máy lạnh dân dụng (Nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí Cao đẳng) (Trang 126 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)