BÀI 4 : SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG TỦ LẠNH
6. SỬ DỤNG, BẢO DƯỠNG TỦ LẠNH DÂN DỤNG
6.4 Lặp quy trình và bảo dưỡng tủ lạnh
Khi tủ không làm việc trong một thời gian dài quá 48 giờ nên để thermostat ở vị trí mở (số 0) để nó được “nghỉ ngơi”; Mở hé cửa tủ thơng thống; Vệ sinh trong và ngoài tủ.
Chuẩn bị trướcbảo dưỡng:
Khi bảo dưỡng cần làm các công việc sau.
- Lấy hết các thứ trong tủ ra. Xả đá và lau chùi ngăn lạnh tủ lạnh. Khử mùi trong tủ lạnh bằng than hoạt tính.
- Dùng nước xà phòng rửa sạch các ngách của tủ, vách tủ và cửa tủ để tránh gây nấm mốc (khơng được dùng xăng hay dung mơi mạnh).
Vỏ ngồi của tủ cũng lau bằng giẻ tẩm nước ấm rồi lau khơ. Lau sạch giàn nóng, block máy bằng giẻ mềm, khơng lau bằng giẻ q ẩm đề phịng không lau khơ ngay dàn nóng sẽ rỉ và nước chảy vào hộp đấu dây ở block.
Sau khi lau sạch, mở cửa tủ một khoảng thời gian để khô ráo rồi đưa vào hoạt động.
74
Phải thường xuyên lau chùi và vệ sinh ngăn tủ lạnh. Khi lau chùi phải ngắt nguồn điện cung cấp cho tủ, lấy toàn bộ thức ăn ra khỏi tủ, dùng xà phịng trung tính hoặc chất tẩy dùng để vệ sinh các chi tiết nhựa, thủy tinh, lau chùi phía trong tủ, cánh cửa, dàn lạnh và các khay đựng thức ăn, rau quả, các ngăn tủ và tấm đệm cửa, sau đó dùng nước rửa sạch và lau khô.
Với bên trong tủ lạnh, giải pháp tốt nhất là hòa lẫn bột baking sodavới nước ấm, lau mặt bên trong tủ và các viền cao su quanh cánh cửa, các vết bẩn sẽ biến mất và quan trọng nhất là không ảnh hưởng.
Baking Soda là Natri hiđrocacbonat hay natri bicacbonat, hay được biết đến với tên “thuốc muối”, “muối nở”, bột nở, bột nổi, thuốc sủi. Hoặc tên của nó được rút ngắn xuống còn natri bicarb, bicarb soda, hoặc chỉ đơn giản là bicarb.Có thể tìm mua thuốc muối ở các chợ nhỏ siêu thị ...
Hình 4.25: Banking soda hay thuốc muối
Việc bảo dưỡng thường xuyên phụ thuộc vào mùa, lượng thực phẩm chứa trong tủ. Lúc lau chùi, bảo dưỡng không nên hắt nước vào tủ để tránh làm hỏng chi tiết điện.
Thời gian bảo dưỡng thường xuyên thì tùy theo mức độ sử dụng, thường trong khoảng từ 20 ÷ 30 ngày.
Bảo dưỡng định kỳ:
- Kiểm tra, bảo dưỡng rơle khởi động: Dùng VOM kiểm tra cuộn dây, sự tiếp xúc của tiếp điểm, các đầu nối dây với rơle. Khắc phục các chỗ nối cho chắc chắn, làm vệ sinh, đánh bóng các bề mặt tiếp xúc.
- Kiểm tra, bảo dưỡng thermostat: chỉnh thermostat về thấp nhất hay cao nhất thermostat xem có tác động không. Công việc tương tự như rơle khởi động.
- Kiểm tra, bảo dưỡng rơle nhiệt: Kiểm tra dòng tác động của rơle nhiệt. Công việc tương tự như rơle khởi động.
75
- Kiểm tra, bảo dưỡng động cơ: Kiểm tra độ ồn, độ cứng vững của block, các vít định vị block;
- Kiểm tra, bảo dưỡng (dàn bay hơi) tủ lạnh: Quan sát bề mặt tiếp xúc của dàn bay hơi, nều thấy trên bề mặt có tuyết bám, có đám trịn nhỏ màu vàng đen thì dàn có thể bị xì, cần kiểm tra lại một lần nữa và khắc phục. Nếu trong một thời gian dài làm việc mà tủ khơng được vệ sinh thì thực phẩm dễ bị nhiễm mùi, hỏng cịn có thể làm giảm tủi thọ của tủ và có thể xãy ra các sự cố về kỹ thuật.
- Vệ sinh bảo dưỡng dàn ngưng (nếu nằm ngoài): Quan sát để kiểm tra độ kín của dàn. Nếu thấy có chỗ thấm dầu thì dàn ngưng có hiện tượng bị xì, cần phải khắc phục ngay. Dùng giẻ lau sạch bụi bẩn bám vào dàn để tăng khả năng giải nhiệt.
Thời gian bảo dưỡng định kỳ: 1 năm.
NỘI DUNG THỰC HÀNH
Bài 1: xác định cực tính động cơ máy nén( xác định chân C-R-S)
Qui trình thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị các thiết bị dụng cụ. Bước 2: Dùng VOM bậc thang Rx1.
Bước 3: Đánh số các đầu dây của block và tiến hành 3 lần đo, so sánh kết quả.
Bước 4: Cặp có giá trị lớn nhất để sang bên và kết luận chân kia là chân chung (C).
Bước 5: Từ chân chung đo 2 chân còn lại.
Bước 6: Xác định chân nào lớn là dây chạy (R) và dây còn lại là đề (S).
Các sai hỏng thường gặp: Block không hoạt động. Block hoạt động 1
chút rồi tắt. Kim đồng hồ VOM không quay.
Bài 2: Khởi động máy nén bằng rờ le điện tử, tụ ngậm.
Qui trình thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị các thiết bị dụng cụ. Bước 2: Đấu dây theo các sơ đồ khởi động.
Bước 3: Mắc dây nguồn của block vào ổghim điện di động. Bước 4: Dùng ampe kiềm đo thơng số dịng điện của block
76
Bước 5: Đóng CB lên quan sát dòng điện định đề và dòng điện định mức.
Các sai hỏng: Rơle không hoạt động. Đấu sai cực tính Block khơng hoạt
động.
Bài 3: Đo kiểm tra hoạt động máy nén (block tủ lạnh)
Qui trình thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị các thiết bị dụng cụ liên quan
Bước 2: Mắc dây màu xanh từ đồng hồ sạc gas vào đường hút máy nén Bước 3: Dùng ampe kiềm kẹp vòng qua 1 dây nguồn của block máy nén Bước 4: Khởi động block và quan sát dòng điện.
Các sai hỏng của máy nén: Máy nén yếu, nguyên nhân có thể do khe hở
giữa pittong và xi lanh bị mài mòn quá qui định, hở clape hút, hở clape đẩy. Máy nén kêu, nguyên nhân có thể do khe hở giữa thanh truyền và chốt pittong hoặc khe hở giữa thanh truyền và trục máy nén mòn quá trị số cho phép.
Bài 4: Đánh giá chất lượng máy nén
Qui trình thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị các thiết bị dụng cụ liên quan.
Bước 2: Dùng ampe kiềm bậc thang ampe và kẹp vòng qua 1 dây nguồn. Bước 3: Nối dây nguồn điện chính vào ổ ghim di động
Bước 4: Đóng CB ổ ghi di động lên và quan sát dòng điện của block. Bước 5: Mắc dây màu xanh của đồng hồ sạc gas vào râu sạc gas của block.
Bước 6: Khoá van màu xanh lại và van màu đỏ lại và quan sát đồng hồ màu xanh.
Bước 7: Khi kim đồng hồ xanh xuống dưới 0 thì dừng block và đánh giá điều kiện 2.
Bước 8: Tháo dây đồng hồ xanh và gắn dây đỏ đồng hồ vào đường đẩy của block.
Bước 9: Quan sát kim đồng hồ lên đến giá trị nào đó kim đồng hồ dừng thì ngừng block vàđánh giáở điều kiện 1.
Bước 10: Dùng VOM thang Rx1, sau đó cắm 1 que đo vào 1 chân block còn đầu que đo kia cắm ngồi vỏ block, nếu kim đồng hồ lên thì block chạm vỏ.
77
Bước 11: Tiến hành đo các chân còn lại như ởBước 10.
Bước 12: Đánh giá chất lượng của Block theo các điều kiện tiếp theo.
Các sai hỏng thường gặp: Block không hoạt động. Ampe kiềm không hiển thị số. Đồng hồ VOM không quay.
Bài 5: Kiểm tra áp suất làm việc của máy
Qui trình thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị các thiết bị dụng cụ liên quan
Bước 2: Mắc dây nguồn, đóng CB lên khởi động hệ thống Bước 3: Khoá van màu xanh và màu đỏ của đồng hồ sạc gas lại
Bước 4: Mắc dây màu xanh của đồng hồ sạc gas vào râu sạc gas của hệ thống
Bước 5: Quan sát kim đồng hồ
Bước 6: Mắc dây màu đỏ của đồng hồ sạc gas vào đầu số 2 của phin sấy lọc hệ thống
Bước 7: Quan sát kim đồng hồ
Các sai hỏng thường gặp: Block không hoạt động. Đồng hồ kim không
quay. Block chạy chút ngừng. Nạp gas không vào hệ thống.
Bài 6: Sửa chữa hư hỏng khi động cơ máy nén không hoạt động
Qui trình thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị các thiết bị dụng cụ liên quan
Bước 2: Tháo bỏ gas hết trong hệ thống bằng cách mở ty của râu sạc gas ra.
Bước 3: Dùng hàn hơi tháo mối nối hàn của đường hút vàđẩy của block Bước 4: Tháo các bulong của chân block ra.
Bước 5: Tháo các chân của block ra và đánh số thứ tự.
Bước 6: Cho block mới vào các chân bulong và siết chặc lại. Bước 7: Hàn lại các đường hút và đẩy của block.
Bước 8: Gắn lại các chân điện của block vừa đánh số.
Bài 7: Sử dụng và điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh
78
Bước 2: Mắc dây nguồn, đóng CB khởi động hệ thống. Bước 3: Vặn Thermostat sang số 1.
Bước 4: Dùng nhiệt kế điện tử đo nhiệt độ trực tiếp tại ngăn đá và ngăn làm mát.
Bước 5: Vặn Thermostart sang số cao nhất.
Bước 6: Dùng nhiệt kế điện tử đo nhiệt độ trực tiếp tại ngăn đá và ngăn làm mát.
Bài 8: Bảo dưỡng, vệ sinh tủ lạnh.
Bước 1: Chuẩn bị các thiết bị dụng cụ liên quan Bước 2: Dừng hệ thống lạnh.
Bước 3: Dùng bao nilon lót dưới ngăn đá.
Bước 4: Dùng máy sấy tóc, hoặc nước nóng, hay quạt đưa vào ngăn đá tủ lạnh.
Bước 5: Dùng giẻ lau thấm nước lau sạch dàn ngưng bên ngoài.
Bước 6: Dọn dẹp thực phẩm trong tủ ra bên ngoài. Dọn dẹp sạch sẽ ngăn đá.
Bước 7: Lau chùi bên trong tủ lạnh và khởi động lại hệ thống.
Các sai hỏng thường gặp: Hệ thống không hoạt động. Bị ngắn mạch. Dàn
lạnh bị xì.
CÂU HỎI ƠN TẬP
1. Hãy nêu cách chọn tủ lạnh phù hợp sử dụng trong thực tiển? 2. Hãy nêu phương pháp bảo quản tủ lạnh?
3. Hãy chọn vị trí bố trí tủ lạnh phù hợp? 4. Hãy quy trình bảo dưỡng tủ lạnh?
79