Quyết toán ngân sách

Một phần của tài liệu Tài liệu tài chính ngân sách xã (Trang 127 - 136)

Chương VI: Điều khoản thi hành (gồm 3 điều, từ Điều 106 đến Điều 108)

II. NGOÀI NSNN Trong đó

2. Quyết toán ngân sách

Quyết toán là khâu cuối cùng của chu trình quản lý NSNN, qua đó đánh giá lại toàn bộ NSNN sau một năm thực hiện, từ khâu lập dự toán, phân bổ đến khâu chấp hành NSNN. Trên góc độ tác nghiệp, có thể hiểu quyết toán NSNN là việc tổng hợp các khoản thu, chi của Nhà nước để lập báo cáo đánh giá tình hình thực thu, thực chi NSNN theo nội dung, chỉ tiêu dự toán ngân sách trong một năm và được cấp có thẩm quyền phê chuẩn. Số liệu và tình hình quyết toán NSNN là cơ sở để các cơ quan quản lý phân tích, đánh giá tình hình tài chính - ngân sách, từ đó có những quyết sách phù hợp nhằm quản lý tối ưu nguồn lực tài chính trong giai đoạn tiếp theo.

Trước khi khoá sổ kế toán cuối năm kế toán xã phải thực hiện xong các nhiệm vụ thu, chi đã được giao trong năm ngân sách theo dự toán đã được duyệt. Kế toán ngân sách xã phải hoàn tất các công việc hạch toán kế toán, tập hợp chứng từ và vào sổ kế toán đầy đủ và phản ánh theo mục lục ngân sách

Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính Hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm).

2.1. Khóa sổ cuối năm:

- Trước khi khóa sổ cuối năm kế toán phải thực hiện các công việc sau:

+ Trong tháng 12 phải rà soát tất cả các khoản thu, chi theo dự toán.

Đối với những khoản thu chưa thực hiện được phải có biện pháp đôn đốc thu nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước. Với các khoản chi, phải giải quyết đủ các nhu cầu chi theo dự toán để đảm bảo mọi khoản thu chi ngân sách phát sinh trong năm tính từ ngày 01/01 cho đến hết ngày 31/12. Trong trường hợp có khả năng thu không đạt kế hoạch cần chủ động có phương án cân đối lại các khoản chi, đảm bảo chi không vượt thu;

+ Đôn đốc thanh toán kịp thời các khoản nợ phải thu (nợ tạm ứng, các khoản phải thu về khoán, các khoản thu huy động đóng góp chưa thu được,...) để hoàn lại quỹ. Đồng thời thanh toán các khoản nợ phải trả (phải trả sinh hoạt phí và phụ cấp cho cán bộ xã, bảo hiểm xã hội phải nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội, phải trả người bán, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu XDCB,...);

+ Xử lý các khoản tạm thu ngân sách còn đến cuối năm: Về nguyên tắc, các khoản tạm thu ngân sách phải được xử lý dứt điểm trong năm để chuyển vào thu ngân sách hoặc hoàn trả cho đối tượng tạm thu. Trường hợp cuối năm số tạm thu ngân sách bằng hiện vật chưa làm thủ tục ghi thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước thì được chuyển sang năm sau để xử lý;

+ Đối với các khoản tạm giữ, căn cứ vào quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, cán bộ tài chính - kế toán xã phải trình chủ tịch UBND xã làm thủ tục hoàn trả cho đối tượng tạm giữ hay làm thủ tục nộp vào ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước (nếu cấp thẩm quyền quyết định thu sung công quỹ);

+ Tiến hành kiểm kê, sao kê, đối chiếu toàn bộ tài sản, vật tư, công nợ, tiền mặt, tiền gửi và các loại nguồn vốn, quỹ của xã để xác định số thực có về

lý của Hội đồng kiểm kê, kế toán lập chứng từ phản ánh việc xử lý kết quả kiểm kê và điều chỉnh số liệu trên sổ kế toán theo thực tế kiểm kê.

+ Chuyển số thu, số chi ngân sách năm nay thành số thu, số chi ngân sách năm trước như sau: Tài khoản 7142 “Thuộc năm nay” được chuyển sang Tài khoản 7141 “Thuộc năm trước”; Tài khoản 7192 “Thuộc năm nay”

chuyển sang Tài khoản 7191 “Thuộc năm trước” Tài khoản 8142 “Thuộc năm nay” được chuyển sang Tài khoản 8141 “Thuộc năm trước”; Tài khoản 8192

“Thuộc năm nay” chuyển sang Tài khoản 8191 “Thuộc năm trước”.

- Khoá sổ, chuyển sổ kế toán cuối năm:

+ Trình tự các bước khoá sổ cuối năm thực hiện như khoá sổ cuối tháng;

+ Thời điểm khoá sổ cuối năm vào cuối ngày 31/12;

+ Khoá sổ cuối năm để tính ra số dư cuối năm của từng tài khoản và từng đối tượng kế toán.

+ Sau khi khoá sổ cuối năm, kế toán xã phải thực hiện việc chuyển sổ cuối năm.

2.2. Chỉnh lý quyết toán ngân sách xã:

Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách xã là thời gian qui định cho kế toán ngân sách xã thực hiện việc kiểm tra rà soát và chỉnh lý lại các số liệu thu, chi ngân sách xã nhằm thoả mãn yêu cầu hạch toán chính xác số thực thu, thực chi của từng năm ngân sách trong thời điểm tiếp giáp giữa năm ngân sách trước và năm ngân sách sau, trên cơ sở đó lập báo cáo quyết toán ngân sách xã trình HĐND xã phê duyệt. Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách xã hết ngày 31 tháng 1 năm sau.

- Trong thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách xã những nghiệp vụ thu, chi ngân sách liên quan đến niên độ ngân sách năm nào phải được phản ánh vào đúng niên độ ngân sách năm đó.

- Trong khoảng thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách xã, ngân sách xó phải được theo dừi trờn cả hai hệ thống sổ kế toỏn.

năm trước nếu được cấp có thẩm quyền quyết định cho chi tiếp vào niên độ ngân sách năm trước.

- Các khoản chi ngân sách được bố trí trong dự toán ngân sách năm nào, chỉ được chi trong năm đó. Các khoản chi ngân sách thuộc dự toán năm trước chưa thực hiện không được chuyển sang năm sau chi tiếp, trừ trường hợp cần thiết phải chi nhưng chưa chi được thì phải được UBND quyết định cho chi tiếp thì dùng tồn quỹ ngân sách xã năm trước để chi và quyết toán vào ngân sách năm trước. Nếu được quyết định thực hiện trong năm sau, thì làm thủ tục chuyển sang nguồn sang năm sau để chi tiếp và thực hiện quyết toán vào ngân sách năm sau.

- Phối hợp với KBNN thực hiện đối chiếu và điều chỉnh những sai sót trong quá trình hạch toán kế toán.

2.3. Xác định chuyển nguồn và xử lý kết dư ngân sách xã:

Sau khi hoàn tất việc chỉnh lý quyết toán ngân sách, lập báo cáo quyết toán thu ngân sách và báo cáo quyết toán chi ngân sách gửi Phòng Tài chính - kế hoạch huyện và trình HĐND xã. Căn cứ vào phê duyệt của HĐND xã về tổng thu ngân sách xã và tổng chi ngân sách xã để xác định số kết dư ngân sách. Số kết dư ngân sách xã là số chênh lệch giữa số thực thu lớn hơn số thực chi ngân sách xã (Sau khi đã loại trừ những khoản chi thuộc nhiệm vụ năm trước chưa thực hiện phải chuyển sang năm nay thực hiện tiếp).

Sau khi xác định số kết dư ngân sách năm trước, cán bộ tài chính - kế toán xã giúp chủ tịch UBND xã lập văn bản đề nghị Kho bạc Nhà nước huyện làm thủ tục ghi thu ngân sách năm nay số kết dư ngân sách năm trước. Căn cứ vào chứng từ đã được Kho bạc Nhà nước xử lý về số kết dư năm trước, kế toán vào sổ thu ngân sách năm nay số kết dư năm trước.

2.4. Quyết toán ngân sách xã:

- Về quy trình xét duyệt, phê chuẩn quyết toán ngân sách xã:

Ban Tài chính xã/cán bộ tài chính - kế toán xã lập báo cáo quyết toán, gửi UBND xã xem xét, gửi Chủ tịch HĐND xã, Phó Chủ tịch HĐND xã thẩm tra. Căn cứ kết quả thẩm tra điều chỉnh (nếu có), hoàn thiện lại Báo cáo quyết

ngày.

Sau khi HĐND xã phê chuẩn gửi bộ hồ sơ quyết toán và Nghị quyết của HĐND xã cho Phòng Tài chính - kế hoạch cấp huyện thẩm định.

Căn cứ kết quả thẩm định của Phòng Tài chính - kế hoạch cấp huyện, trường hợp có chênh lệch: cán bộ tài chính - kế toán xã lập lại quyết toán để UBND xã trình kỳ họp HĐND xã gần nhất để điều chỉnh hoặc phê chuẩn lại quyết toán để thay thế Nghị quyết trước.

- Các tài liệu quyết toán ngân sách xã phục vụ cho trình kỳ họp HĐND xã gồm:

+ Bảng cân đối tài khoản;

+ Báo cáo tổng hợp thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế;

+ Báo cáo tổng hợp chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế.

+ Bản xác nhận số dư tài khoản tiền gửi tại KBNN;

+ Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách cấp theo hình thức rút dự toán tại KBNN;

+ Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân sách tại KBNN;

+ Bảng cân đối quyết toán ngân sách xã;

+ Báo cáo quyết toán thu ngân sách xã theo ML NSNN;

+ Báo cáo quyết toán chi ngân sách xã theo ML NSNN;

+ Báo cáo tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã theo nội dung kinh tế;

+ Báo cáo tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế;

+ Thuyết minh báo cáo tài chính;

+ Báo cáo quyết toán chi đầu tư XDCB;

+ Báo cáo kết quả hoạt động tài chính khác của xã.

quyết toán ngân sách hàng năm trình HĐND xã phê chuẩn:

Chủ tịch UBND xã có những trách nhiệm trong công tác quyết toán như sau:

- Ra các quyết định, chỉ thị cho kế toán xã lập báo cáo quyết toán theo đúng thời hạn quy định;

- Kiểm tra tình hình quyết toán các khoản thu, chi ngân sách xã;

- Ký và đóng dấu vào các báo cáo quyết toán với trách nhiệm là chủ tài khoản ngân sách xã;

- Chịu trách nhiệm báo cáo và giải trình quyết toán trước HĐND xã và UBND cấp trên;

- Thuyết minh báo cáo quyết toán trước HĐND;

- Chịu trách nhiệm giải quyết các khiếu nại và kiến nghị của nhân dân;

- Thực hiện quy chế công khai dân chủ về quyết toán ngân sách xã.

Nội dung thuyết minh báo cáo quyết toán cho HĐND như sau:

- Đánh giá kết quả thực hiện thu, chi và cân đối ngân sách xã năm báo cáo so với năm trước và so với dự toán. Phân tích nguyên nhân tăng, giảm từng chỉ tiêu thu, chi NSX so với dự toán được giao;

- Thuyết minh nhiệm vụ chi được bổ sung ngoài dự toán ngân sách xã (nếu có) về cấp quyết định, mức bổ sung và nguồn bổ sung;

- Thuyết minh nguồn và sử dụng nguồn kết dư ngân sách năm trước chuyển sang năm nay và kết dư ngân sách năm nay chuyển sang năm sau;

- Thuyết minh chi tiết các khoản công nợ, các khoản thu hộ, chi hộ cấp trên;

- Báo cáo tình hình giải quyết các khoản thu, chi NSNN theo kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm toán và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khỏc trong đú phải giải thớch rừ những khoản đó thực hiện được, khoản chưa thực hiện được và lý do không thực hiện được;

khác của xã tại KBNN, tình hình tăng giảm tài sản cố định, kinh phí tạm ứng để chi nhưng chưa làm thủ tục thanh quyết toán với KBNN.

Sau khi thuyết minh các nội dung trên, tiến hành phân tích nguyên nhân chủ quan, khách quan đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình thực hiện dự toán thu, chi NSX và tình hình tài chính khác. Từ đó đưa ra những kiến nghị và đề xuất giải pháp cho năm ngân sách tiếp theo.

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ BÀI TẬP 1

Có các thông tin sau liên quan đến nhu cầu của xã X, huyện Y, tỉnh ABC. Hãy phân biệt nhu cầu chi tiêu cơ sở và nhu cầu chi tiêu mới:

1. Nâng cấp trạm y tế xã, dự kiến 50 triệu đồng, đề nghị NS huyện cấp kinh phí.

2. Trong danh mục đầu tư XDCB của Tỉnh, dự kiến năm 2014 xây dựng 12 phòng học cho trường THCS xã X với tổng dự toán công trình là 4 tỷ đồng với nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia.

3. Xây dựng điểm trường lẻ tại thôn 5, xã X với tổng dự toán 150 triệu đồng. Công trình đã có quyết định đầu tư của UBND xã, trong đó nguồn vốn ODA không hoàn lại từ Dự án Hỗ trợ sinh kế là 120 triệu đồng, dự kiến người dân đóng góp bằng ngày công tương ứng 30 triệu đồng.

4. Đề nghị HĐND xã cho phép dùng nguồn Ngân sách xã để tăng phụ cấp cho các trưởng thôn từ 747.000 đồng lên 900.000 đồng/người/tháng, bắt đầu từ 1/1/2019

5. Xây trạm bơm tại xã X đã có quyết định đầu tư của huyện Y từ năm 2016, tổng dự toán công trình 3 tỷ đồng. Năm 2017 huyện không có kế hoạch vốn cho công trình này nhưng nhà thầu đã ứng 1,8 tỷ đồng để xây dựng. Năm 2018, khả năng huyện vẫn chưa bố trí được vốn nhưng nhà thầu cam kết hoàn thành vào năm 2018.

6. Năm 2018, đề nghị xã hỗ trợ kinh phí đào tạo cán bộ y tế xã 5 triệu đồng.

7. Năm 2018, các đoàn thể đề xuất tăng định mức chi hoạt động từ 5 triệu đồng lên 7 triệu đồng

8. Nghị quyết của Quốc hội tăng mức lương tối thiểu lên 20% so với mức lương tháng 12/2017 cho cán bộ công chức từ 1/1/2018.

chữa bàn ghế cho trường tiểu học của xã. Do không đảm bảo số thu trong cân đối nên đến 31/12/2017 xã vẫn chưa bố trí được nguồn kinh phí cho hoạt động trên. Trường tiểu học đã huy động đóng góp của phụ huynh học sinh (dưới hình thức tự nguyện) để chi trả khoản tiền trên. Năm 2018, HĐND xã yêu cầu UBND ưu tiên bố trí chi trả khoản kinh phí trên cho nhà trường và phụ huynh ngay trong quý 1/2018.

BÀI TẬP 2

Kết hợp với các thông tin đã nêu trong bài tập 1, dựa vào các thông dưới đây về khả năng nguồn lực tài chính của xã, hãy tính toán, cân nhắc và đề xuất thứ tự ưu tiên thực hiện các hoạt động của xã X trong năm 2019:

1. Xã X làm chủ đầu tư một công trình nước sạnh công cộng với tổng vốn đầu tư 670 triệu đồng. Công trình gồm hai hạng mục:1) Hệ thống dẫn nước từ nguồn về xã. 2) Hệ thống bể chứa nước tại các thôn. Sau khi hoàn thành hạng mục 1 vào năm 2016 thì phát sinh tình huống người dân ở xã đầu nguồn phản đối không cho xã X lấy nước. Năm 2018, xã vẫn còn nguồn kinh phí để đầu tư cho công trình này và thiếu nước sinh hoạt vẫn đang là vấn đề rất bức xúc của người dân xã X.

2. Theo kế hoạch giải ngân năm 2018 do Ban QL dự án Hỗ trợ sinh kế cung cấp, xã X được tài trợ 120 triệu đồng cho hoạt động xây dựng điểm trường lẻ tại thôn 5. Thôn 5 cũng đã họp tất cả các hộ dân, theo biên bản họp thôn, người dân cam kết đóng góp dưới hình thức ngày công lao động với giá trị quy đổi bằng tiền là 20 triệu đồng.

3. Theo thông tin do kế toán xã cung cấp, trong năm 2018 ngân sách xã chỉ đủ nguồn chi phụ cấp trưởng thôn theo mức cũ của năm 2017.

4. Phòng TCKH huyện Y thông báo năm 2018, huyện vẫn chưa bố trí được vốn xây dựng trạm bơm tại xã, nhưng nhà thầu cam kết hoàn thành toàn bộ công trình theo dự toán trong năm 2018.

Một phần của tài liệu Tài liệu tài chính ngân sách xã (Trang 127 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)