Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tamtrinh hà nội (Trang 32 - 37)

Trong những năm gần đây trước bổi cảnh cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra gay gắt, chính sách tài chính – tiền tệ có nhiều thay đổi hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Tam Trinh Hà Nội gặp nhiều khó khăn nhưng cũng đã thu được những kết quả nhất định. Kết quả kinh doanh của Chi nhánh đến 31/12/2016

có thể được đánh giá tương đối khả quan so với cùng kì năm trước và so với kế hoạch đặt ra. Các chỉ tiêu quy mơ bước đầu đã có mức tăng trưởng hợp lý. Huy động vốn đã hồn thành vượt mức kế hoạch, tín dụng được kiểm sốt chặt chẽ. Hầu hết các chỉ tiêu cơ cấu, chất lượng đều biến động theo chiều hướng tích cực. Thu nhập bình qn của cán bộ được nâng cao. Kết quả hoạt động của Chi nhánh Tam Trinh Hà Nội cụ thể như sau:

Bảng 2.3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánhNHNo&PTNT Tam Trinh Hà Nội.

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1.Chênh lệch thu chi (trước trích DPRR)

39.3 98.9 101

1. Huy động vốn cuối kỳ (lũy kế) 2913 3464 5254 2. Huy động vốn bình quân (lũy kế) 2357 3113 3419

3. Dư nợ tín dụng cuối kỳ 1532 2596 3509

4. Dư nợ tín dụng bình qn 1191 1940 2845

5. Thu dịch vụ ròng 10.9 14.9 24

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2014-2016)

Các đơn vị đã nỗ lực phấn đấu, tìm các giải pháp để hồn thành kế hoạch kinh doanh chung của chi nhánh. Đặc biệt về cơng tác tăng trưởng huy động vốn và tín dụng đã có nhưng bước đột phá nhất định. Thu dịch vụ rịng cũng hồn thành vượt mức kế hoạch giao. Chênh lệch thu chi năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt năm 2015 tăng lên 98,9 tỷ đồng gấp 2,5 lần năm 2014, năm 2016 tiếp tục tăng lên, tạo bước tăng bền vững, lợi nhuận tăng đều. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngày càng hiệu quả.

Hiệu quả hoạt động, năng suất ngày càng tăng, lợi nhuận sau thuế bình quân đầu người tăng trưởng tốt, năm sau cao hơn năm trước.

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠIAGRIBANK CHI NHÁNH TAM TRINH HÀ NỘI AGRIBANK CHI NHÁNH TAM TRINH HÀ NỘI

Xác định huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, hơn nữa vốn huy động từ khách hàng bán lẻ đóng vai trị chủ đạo,giúp tạo lập nguồn vốn ổn định cho ngân hàng. Do đó ngay từ đầu Agribank Tam Trinh Hà Nội đã tập trung chỉ đạo và triển khai quyết liệt các nhóm giải pháp huy động vốn như: không ngừng phát huy các sản phẩm huy động vốn đã có mà cịn đưa ra những loại sản phẩm mới để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn sao cho phù hợp với yêu cầu của mình. Nhằm thu hút vốn từ dân cư và DNVVN, Agribank Tam Trinh Hà Nội cịn có chính sách khuyến khích chăm sóc khách hàng đối với khách hàng dân cư, tổ chức kinh tế có số dư tiền gửi lớn, khách hàng truyền thống (ưu đãi về lãi suất cho vay, phí chuyển tiền...). Bên cạnh việc triển khai tất cả các sản phẩm mới, các chương trình tiết kiệm dự thưởng của trụ sở chính, Chi nhánh đã chủ động, sáng tao xây dựng các chương trình tiếp thị, chăm sóc khách hàng, khuyến mại, dự thưởng riêng của Chi nhánh như: ”Mỗi ngày trọn niềm vui” (03 đợt); ”Lộc xuân

nhân đôi”, ”Lộc xuân bất tận”; ”Mùa thu vàng ngàn quà tặng”. Các chương

trình đã được đổi mới về cách thức triển khai, cơ cấu giải thưởng và thực sự đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc huy động tiền gửi từ dân cư, góp phần nâng cao hình ảnh Chi nhánh trong tiềm thức khách hàng.

Thông qua những biện pháp và công cụ được sử dụng, việc huy động vốn từ các khách hàng cá nhân, hộ gia đình, DNVVN đã đạt được những kết quả đáng mừng sau:

Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo đối tượng KH Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Thực hiện 31/12/1 4 Thực hiện 31/12/15 Thực hiện 31/12/2016 Tốc độ tăng trưởng 2015/201 4 2016/2015 TỔNG NGUỒN VỐN 1572 1786 1,830 14% 2% Chia theo thành phần

- Tiền gửi dân cư 959 1,338 1,345 33% 1%

Trong đó: VND 703 1,094 1,146 47% 5%

USD 225 209 158 -7% -24%

EUR 31 35 41 11% 18%

-Tiền gửi TCKT 613 449 485 -17% 8%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Agribank Tam Trinh Hà Nội năm 2014- 2016)

Xét về cơ cấu loại hình khách hàng thì vốn huy động từ tiền gửi dân cư trăng trưởng rất tốt. Xét từ năm 2015, tổng nguồn vốn dân cư cả nội, ngoại tệ tăng 379 tỷ đồng (tương đương 33%) so với cuối năm 2014. Đặc biệt, tiền gửi dân cư nội tệ tăng 391 tỷ đồng (tương đương 47%) so với cuối năm 2014. Đến 31/12/2016 đạt 1.345 tỷ đông, chiếm tỷ trọng 73,4% trên tổng nguồn vốn. Tỷ trọng vốn huy động từ dân cư tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, nguồn vốn huy động từ hoạt động bán lẻ đạt tốc độ tăng trưởng ổn định trong những năm gần đây. Có được thành quả này, ngồi những lý do kể trên, một phần là do Chi nhánh phát động phong trào thi đua, giao khoán huy động vốn nhằm phát huy sức mạnh của toàn thể CBNV tham gia tiếp thị đối với khách hàng cá nhân, tổ chức đến gửi tiền tại ngân hàng.

Bảng 2.5. Cơ cấu nguồn vốn huy động từ dịch vụ bán lẻ phân theo kỳ hạn

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Dư có Tỷ trọng (%) Dư có Tỷ trọng (%) Dư có Tỷ trọng (%)

1.Tiền gửi khơng kỳ hạn

388 25 437 24 411 22

2.Tiền gửi có kỳ hạn 1.184 75 1.349 76 1.419 78

Tổng 1.572 100 1.786 100 1.830 100

(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh Agribank Tam Trinh Hà Nội năm 2014-2016)

Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy, tuy tổng huy động vốn của Agribank Tam Trinh Hà Nội từ tiền gửi tiết kiệm và thanh toán của khách hàng đều tăng trưởng qua các năm, nhưng cơ cấu của nó lại tằng trưởng khác nhau. Tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng chiếm tỷ trọng tương đối lớn (chiếm trên 75%) và tăng ổn định qua các năm trong giai đoạn từ 2014-2016. Tiền gửi không kỳ hạn bao gồm tiền gửi thanh tốn và tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn chỉ chiếm từ 22-25% tổng nguồn vốn huy động từ hoạt động bán lẻ. Sự dịch chuyển cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn như trên cũng phù hợp với xu hướng tăng tỷ trọng của phần huy động vốn từ bán lẻ. Bởi lẽ phần tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu được huy động từ các khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp vi mô để phục vụ nhu cầu thanh toán phát sinh hàng ngày hoặc tiền ký quỹ để phục vụ các mục đích khác. Do đó có thể chủ động trong kế hoạch chi tiêu tài chính, và để tối đa hóa lợi nhuận, các khách hàng cá nhân thường lựa chọn phần tiền gửi có kỳ hạn và thường duy trì số dư rất nhỏ trên tài khoản thanh toán.

Trong giai đoạn quá trình tái cơ cấu kinh tế cịn chậm, diễn biến căng thẳng ở Biển Đông và các vụ việc xảy ra trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng gây nhiều ảnh hưởng đến tâm lý người gửi tiền cũng như ảnh hưởng đến

hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng chi nhánh đã đạt được thành cơng đó là sự nỗ lực của hơn 100 cán bộ công nhân viên.

Tuy đã có những thành tựu nhất định nhưng sản phẩm huy động vốn của Chi nhánh vẫn cịn nhiều bất cập như: Hình thức huy động vốn chưa thực sự đa dạng, việc triển khai các sản phẩm chưa thực sự hiệu quả, cần cải tiến chất lượng sản phẩm dịch vụ theo nhóm khách hàng và theo nhóm sản phẩm, cơ cấu huy động vốn chủ yếu là tiền VND, nguồn vốn giá rẻ chiếm tỷ trọng thấp… Chính vì vậy đa dạng hố và nâng cao chất lượng huy động vốn cần được triển khai và thực hiện ở Agribank Tam Trinh Hà Nội là một vấn đề cấp thiết và cần sớm được kiến nghị triển khai thực hiện.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tamtrinh hà nội (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w