Dịch vụ tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tamtrinh hà nội (Trang 37 - 41)

Chi nhánh NHNo&PTNT Tam Trinh Hà Nội có điểm thuận lợi là hoạt động trên một địa bàn đông dân cư, nhiều TCKT hoạt động. Nhưng đồng thời trên địa bàn này cũng tồn tại nhiều hệ thống ngân hàng, trên nguyên tắc đi vay để cho vay dẫn đến sự cạnh tranh rất cao. Vì vậy để hoạt động kinh doanh đem lại hiệu quả cao thì ngân hàng khơng những phải chú trọng đến công tác huy động tiền gửi mà phải đặc biệt quan tâm đến sử dụng vốn và nhất là cơng tác tín dụng của ngân hàng. Đặc biệt khi tín dụng bán bn, cho vay khách hàng lớn mang lại rủi ro cao, Agribank Tam Trinh Hà Nội đã chủ động tìm kiếm và mở rộng cho vay các khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Kết quả hoạt động của dịch vụ tín dụng bán lẻ tại Agribank Tam Trinh Hà Nội trong 03 năm gần đây được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.6: Doanh số tín dụng bán lẻ tại Agribank Tam Trinh Hà Nội

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) 1.Cho vay bán lẻ 206,95 12,29 264,20 16,94 312,74 17,57 2.Cho vay bán buôn 1.476,6 5 87,71 1.295,17 83,06 1.467,16 82,43 Tổng dư nợ cho vay 1.683,6 100 1.559,37 100 1.779,90 100

(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh Agribank Tam Trinh Hà Nội năm 2014- 2016)

Qua bảng số liệu cho thấy, dư nợ bán lẻ có tốc độ tăng trưởng có chiều hướng tăng dần trong giai đoạn 2014 – 2016, từ 12,29% năm 2014 lên 16,94% năm 2015 và 17,57% năm 2016. Đặc biệt, dư nợ cho vay bán lẻ năm 2015 tăng 4,65% so với cùng kỳ năm trước, tương đương 57,25 tỷ đông.

Nguyên nhân là do đầu năm 2015, một phần là do nền kinh tế cịn trì trệ (các doanh nghiệp cịn gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, sản xuất và tiêu dùng còn phục hồi chậm, khả năng hấp thụ vốn thấp, các chính sách chưa phát huy tác dụng). Hơn thế nữa, những tháng đầu năm Agribank phải tập trung kiểm điểm trách nhiệm sau kết luận của Thanh tra Chính phủ, trong khi cán bộ lãnh đạo các cấp trong cơng tác tín dụng cịn thiếu và có nhiều thay đổi, đã ảnh hưởng tới hoạt động thẩm định, cho vay và gây tâm lý nặng nề, e ngại đối với cán bộ làm cơng tác tín dụng. Vì vậy mà chiến lược kinh doanh của Agribank Tam Trinh Hà Nội trong những năm trước đây tuy là ngân hàng bán buôn, cho vay đầu tư với các doanh nghiệp có quy mơ lớn. Tuy nhiên trong ba năm trở lại

đây khi nền kinh tế ngày càng suy thoái, nợ xấu các khách hàng lớn khơng thể kiểm sốt được thì Chi nhánh chỉ thực sự chú trọng đến dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Xét theo cơ cấu dư nợ phân theo đối tượng khách hàng thì tỷ trọng dư nợ

tín dụng bán lẻ trong tổng dư nợ các năm gần đây có xu hướng tăng lên trong cơ cấu dư nợ của Agribank Tam Trinh Hà Nội, tuy nhiên vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng dư nợ. Điều này xuất phát từ nguyên nhân Agribank Tam Trinh Hà Nội chưa có nhiều kinh nghiệm cho vay khách hàng cá nhân, hỗ trợ pháp lý trong hoạt động bán lẻ còn thiếu, quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của các cá nhân, hộ gia đình cịn chưa có quy định cụ thể, gây khó khăn cho việc quản lý dòng tiền của khách hàng.

Bảng 2.7. Cơ cấu dư nợ của họat động bán lẻ phân theo kỳ hạn

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) 1.Cho vay ngắn hạn 124,3 7 60,1 159,31 60,3 189,83 60,7

2.Cho vay trung, dài hạn 82,58 39,9 104,89 39,7 122,91 39,3 Tổng dư nợ cho vay bán lẻ 206,9 5 100 264,20 100 312,74 100

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Tam Trinh Hà Nội năm 2014-2016)

Cơ cấu dư nợ trong lĩnh vực tín dụng bán lẻ cũng giống như cơ cấu dư nợ cho vay chung của toàn ngân hàng, các khoản vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn và có hướng tăng ổn định qua các năm, chiếm trên 60% tổng dư nợ bán lẻ. Nguyên nhân là do các năm gần đây Chi nhánh chủ yếu tập trung vào các khoản nợ ngắn hạn, có thời gian thu hồi vốn nhanh nên hạn chế được những rủi ro như

lãi suất, tỷ giá. Mặt khác, cho vay ngắn hạn hạn chế rủi ro do vốn không bị đọng lại ở người vay quá lâu, khó kiểm sốt.

Bảng 2.8: Cơ cấu tín dụng bán lẻ theo loại tiền cho vay

Đơn vị: Tỷ VNĐ

Dư nợ Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Nội tệ 152,93 187,92 232,89 Tỷ trọng 73,90% 71,13% 74,47% Ngoại tệ quy đổi 54,02 76,28 79,85 Tỷ trọng 26,10% 28,87% 25,53% Tổng dư nợ 206,95 264,20 312,74

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của Chi nhánh NHNo&PTNT Tam Trinh Hà Nội)

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Chi nhánh duy trì cơ cấu tín dụng bán lẻ theo đồng tiền khá ổn định và chủ yếu tập trung vào cho vay nội tệ. Tỷ lệ cho vay nội tệ các năm duy trì ở mức trên 70% tổng dư nợ trong đó năm 2014 là 73,9%; năm 2015 là 71,13% và đến năm 2016 là 74,47%. Tỷ trọng cho vay VNĐ/tổng dư nợ bán lẻ có sự tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2014-2016. Nguyên nhân một phần là do NHNN đã ban hành thông tư số 03/2012/TT- NHNN ngày 8/03/2012 về việc quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng. Thơng tư này đã giới hạn đối tượng khách hàng được phép vay vốn ngoại tệ để tiêu dùng hoặc triển khai hoạt động SXKD, theo đó ngồi việc có tài sản đảm bảo và có hợp đồng ngoại thương như trước đây, thì khách hàng vay phải có đủ nguồn ngoại tệ từ nguồn thu SXKD để trả nợ vay. Do đó mà dư nợ cho vay bằng đồng Việt Nam chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ bán lẻ.

Bên cạnh việc mở rộng tín dụng thì việc nâng cao chất lượng tín dụng ln được quan tâm chú trọng. Trong hoạt động tín dụng, quy trình tín dụng được tn thủ triệt để các quy định của Ngân hàng, đặc biệt, khi quyết định

373/QĐ-NHNo&PTNT Việt Nam ra đời thì các món vay đều được kiểm tra trước, trong và sau khi vay một cách chặt chẽ hơn. Chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu của Agribank Tam Trinh Hà Nội luôn được đảm bảo trong giới hạn an toàn.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tamtrinh hà nội (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w