3.1.1.1. Những yếu tố thuận lợi
Một là, thành tựu của hơn 30 năm đổi mới đất nước, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam
Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đang trên đà phát triển thuận lợi. dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội đã đạt những thành tựu và kết quả to lớn; vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng ca; lòng tin của quần chúng nhân dân, của lực lượng CAND vào sự lãnh đạo của Đảng và lý tưởng xã hội chủ nghĩa ngày càng được củng cố vững chắc tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng lực lượng CAND nói chung và cơng tác giáo dục, rèn luyện đảng viên ở các chi bộ học viên thuộc Đảng bộ Học viện ANND nói riêng.
Những quan điểm, chủ trương đúng đắn về đổi mới chỉnh đốn Đảng theo Văn kiện được thông qua ở các kỳ đại hội, trực tiếp là Nghị quyết trung ương 4 khóa XI và Nghị quyết trung ương 4 khóa XII. Đặc biệt là tại Hội nghị Trung ương 7 khóa XII của Đảng đã xem xét, cho ý kiến vào báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện chiến lược cán bộ thời kỳ cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và đề ra các giải pháp quan trọng tiếp tục đổi mới công tác cán bộ trong thời gian tới. Cụ thể, tại Hội nghị đã nói rất kỹ đến khâu đánh giá cán bộ, điều này sẽ tác động khơng nhỏ đến nhận thức, tư tưởng, chính trị, tình cảm, thái độ của đội
ngũgiảng viên.Từ đó tạo cơ sở vững chắc để củng cố niềm tin của giảng viên vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Thực tiễn tình hình đất nước đã tác động trực tiếp đến chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên của Học viện ANND. Vì vậy trong cơng tácđào tạo, bồi dưỡng cần tận dụng tối đa những yếu tố tác động tích cực thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giảng viên ở Học viện ANND.
Hai là, đặc điểm của đội ngũ giảng viên Học viện ANND
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng bộ Học viện ANND là xây dựng đội ngũ giảng viên, nhất là giảng viên giảng dạy nghiệp vụ an ninh đáp ứng yêu cầu của trường trọng điểm cấp Bộ và cấp Quốc gia và yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo trong giai đoạn mới. Xây dựng đội ngũ giảng viên, trong đó có đội ngũ giảng viên giảng dạy nghiệp vụ có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định đến chất lượng đào tạo của Học viện.
Đặc điểm của đội ngũ giảng viên của Học viện ANND, ngoài việc được tuyển chọn, giáo dục, đào tạo bài bản, nghiêm túc vàkỷ luật thì đội ngũ giảng viên, nhất là đội ngũ giảng viên nghiệp vụ còn vừa phải nắm chắc nội dung lý luận, vừa phải có kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn chiến đấu với phương châm hiểu mười giảng dạy một. Do đó, để đáp ứng yêu cầu giảng dạy giai đoạn mới, đặc biệt là giảng dạy theo tín chỉ và nâng cao chất lượng, đội ngũ giảng viên đã khơng ngừng nâng cao trình độ, liên tục tiếp cận thực tế hoạt động nghiệp vụ của ngành. Các giảng viên đều phải nắm chắc kiến thức chuyên môn, để trở thành những chuyên gia giỏi về từng lĩnh vực mà giảng viên đó theo đuổi. Do đó, với tâm thế là luôn luôn phải trở thành những chuyên gia giỏi, những chiến sĩ an ninh vừa hồng vừa chuyên, chính quy tinh nhuệ nên đã tạo ra những những ưu thế, tiềm nănglớn cho Học viện ANND. Điều này đã có sự tác động tích cực đến cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học viện ANND, góp phần hồn thành tốt các nhiệm vụ chính trị mà Học viện đã đề ra trong các năm học và phấn đấu tới năm 2020 trở thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm Quốc gia.
Ba là, nhiệm vụ, mục tiêu chính trị của ngànhCông an, của Học viện đặt ra yêu cầu ngày càng cao
Mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển, nội hàm ngày càng rộng lớn hơn, được bổ sung qua mỗi kỳ Đại hội, mỗi chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh: “Mục tiêu trọng yếu của quốc phòng, an ninh là: Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của tồn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ cơng cuộc đổi mới, sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc; bảo vệ nền văn hóa dân tộc; giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội” [15, tr.147-148]. Với tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc đặt ra mục tiêu, nhiệm vụ là phải xây dựng thế trậnan ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an tồn xã hội, xây dựng CAND Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại để thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ đó.
Yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và yêu cầu xây dựng cơng an cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại địi hỏi Học viện ANND phải thực hiện đổi mới toàn diện công tác GD&ĐT và xây dựng Học viện theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa”; tạo sự chuyển biến cơ bản, vững chắc về chất lượng đào tạo, NCKH... Mặt khác, mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của Học viện ngày càng phát triển, không chỉ đào tạo cán bộ, chiến sĩan ninh trong cơng an mà cịn góp phần nhân lực phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực tiễn đó đặt ra u cầu phải tăng cường cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viêncủa Học viện, đáp ứng yêu cầu GD&ĐT trong tình hình mới. Vì vậy, Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện cũng như cấp ủy các khoa, bộ môn, các cơ quan chức năng phải nhận thức được yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ, thực tiễn bảo vệ Tổ quốc, xây dựng
CAND và mục tiêu, nhiệm vụ của Học viện để có giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viêncủaHọc viện.
3.1.1.2. Những yếu tố khó khăn
Một là, âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch
Chủ nghĩa đế quốc, các thế lực thù địch và các loại tội phạm khác không bao giờ từ bỏ âm mưu, hoạt động chống phá nhằm xóa bỏ vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; gây phức tạp, mất ổn định chính trị, xã hội và chuyển hóa chế độ xã hội chủ nghĩa. Theo dự báo, để đạt được mục tiêu của mình, trong thời gian tới, các thế lực thù địch và các loại tội phạm khác sẽ tăng cường các hoạt động chống phá quyết liệt hơn, với phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn và phạm vi, tính chất, mức độ phức tạp hơn… Chúng sẽ tập trung thực hiện chiến lược “Diễn biến hịa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” với các nội dung phủ định, hạ bệ đi đến xóa bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; vu cáo, xuyên tạc, hạ bệ thần tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh làm phai nhạt hình ảnh của Người trong mắt quần chúng nhân dân; xuyên tạc, chỉ trích đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời, kích động gây mâu thuẫn nội bộ, kết hợp với bạo loạn lật đổ nhằm mục tiêu xóa bỏ chế độ chính trị, thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, phi chính trị hóa lực lượng vũ trang trong đó có lực lượng CAND. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch ở bên ngoài đang lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tơn giáo để cơng khai tác động, kích động nhằm hình thành cái gọi là “xã hội dân sự” theo kiểu các nước phương Tây.
Để thực hiện âm mưu đó, các thế lực thù địch đã tăng cường các hoạt động tập hợp lực lượng, hình thành tổ chức ở nước ngồi để đào tạo, huấn luyện bồi dưỡng nhân tố, sau đó tung về nước hoạt động theo phương thức mà chúng gọi là “đấu tranh bất bạo động”. Chúng triệt để khai thác khoa học công nghệ, phương tiện truyền thơng đại chúng, các cá nhân có tư tưởng bất mãn trong nước; cùng với việc lợi dụng những vấn đề nóng, nhạy cảm, búc xúc để kích động, gây biểu tình,
bạo loạn. Thời điểm tiến hành thường là những dịp diễn ra các sự kiện trọng đại của đất nước như: Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đảng toàn quốc, các ngày lễ lớn… Những âm mưu, hoạt động này của các thế lực thù địch đã tác động khơng nhỏ đến tình hình chính trị, tư tưởng của đội ngũ cán bộ, chiến sĩ CAND nói chung, học viên Học viện ANND nói riêng. Kéo theo những khó khăn, thách thức đối với yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giảng viên của Học viện ANND.
Hai là, sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0đặt ra yêu cầu, thách thức đối với đội ngũ giảng viên của Học viện ANND và công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ này.
Hiện nay, thế giới đang trong giai đoạn bản lề của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Cách mạng công nghiệp 4.0) với trung tâm là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật, rơ-bốt, công nghệ na-nô, công nghệ sinh học…Đặc trưng cơ bản của Cách mạng công nghiệp 4.0 là sự hợp nhất giữa các lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật số, sinh học để giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội, sự kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực, các hệ thống kết nối internet. Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mở ra kỷ nguyên mới của sự lựa chọn các phương án đầu tư kinh doanh, tối ưu hóa sử dụng các nguồn lực, thúc đẩy năng suất lao động và hiệu quả, tạo bước đột phá về tốc độ phát triển, phạm vi mức độ tác động làm biến đổi cơ bản hệ thống sản xuất và quản trị xã hội cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
Cách mạng công nghiệp 4.0 thật sự đặt giáo dục đại học nói chung và giáo dục tại Học viện ANND nói riêng trước những thách thức mới diễn ra nhanh. Các hoạt động đào tạo và nghiên cứu của Học viện ANND và các trường đại học chủ yếu vẫn theo phương pháp truyền thống sẽ phải đối mặt với những thay đổi mạnh mẽ cả về tư duy, cơ cấu kiến thức, kỹ năng và phương pháp. Với sự thay đổi nhanh chóng của cơng nghệ, địi hỏi giáo dục phải đem lại cho người học, cả tư duy những kiến thức kỹ năng mới, khả năng sáng tạo, thích ứng với thách thức và những yêu cầu mới mà các phương pháp giáo dục truyền thống không thể đáp ứng. Đây cũng chính là thách thức lớn đối với đội ngũ giảng viên của Học viện
ANND và công tác đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ này, đặc biệt trong bối cảnh nền giáo dục đại học của Việt Nam đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế, cả những yếu tố nền móng và phát triển.
Balà,hạn chế về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật, nguồn kinh phí
Đâylà những khó khăn khơng nhỏ tác động đến cơng tác đàotạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học viện ANND thời gian tới.
Nhìn chung đội ngũ giảng viên của Học viện ANND đã đáp ứng tốt những yêu cầu hiện tại về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Ngành cũng như của Học viện. Tuy nhiên, so với yêu cầu xây dựng Học viện thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm, đội ngũ giảng viên vẫn còn thiếu nhiều cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu chưa hợp lý, số lượng giảng viên trẻ ngày càng đông gây ra sự hụt hẫng về đội ngũ. Do vậy, đây sẽ là một khó khăn đối với Học viện trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên nếu khơng có sự điều chỉnh hợp lý.
Ngoài ra, các yêu tố về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật, kinh phí cũng tác động đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học viện ANND hiện nay. Đối với cơ sở vật chất và các trang thiết bị, kỹ thuật, mặc dù Học viện đã và đang được trang bị đầy đủ và ngày càng hiện đại. Tuy nhiên, so với yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao trong thời gian tới, thì Học viện cần tăng cường hơn nữa hệ thống cơ sở vật chất, đặc biệt là hệ thống thư viện điện tửcần được đầu tư với quy mô rộng lớn hơn hiện tại, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đội ngũ giảng viên của Học viện ANND. Bên cạnh đó, yếu tố về tài chính là một trong những yếu tố tác động chính đến cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học viện ANND. Nếu khơng có sự cân đối và điều chỉnh hợp lý về kinh phí đào tạo sẽ gây khó khăn cho Học viện về việc hỗ trợ kinh phí cho đội ngũ giảng viên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.
Như vậy, những hạn chế về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật, nguồn kinh phí cũng có ảnh hưởng khơng nhỏ đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ giảng viên của Học viện ANND hiện nay. Đây cũng là một yêu cầu và thách thức lớn đặt ra cho Học viện ANND trông thời gian tới.
3.1.2. Mục tiêu, phương hướngtăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡngđội ngũ giảng viên của Học viện An ninh nhân dân thời gian tới