Một số kinh nghiệm trong công tácđào tạo,bồi dưỡngđội ngũ giảng viên của Học viện An ninh nhân dân hiện nay

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của học viện an ninh nhân dân hiện nay 1 123 (Trang 68 - 73)

Một là, cấp ủy đảng các cấp và các phòng chức năng nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trị của đội ngũ giảng viên, coi đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng góp phần hồn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Học viện

Đây là kinh nghiệm có vị trí quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên. Bởi vì, cấp ủy các cấp và các phòng chức năng là chủ thể trực tiếp quyết định đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên. Do đó, các chủ thể cần có nhận thức đúng về vị trí, vai trị của đội ngũ giảng viên; thường xuyên quan tâm chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng nâng cao chất lượng mọi mặt cho đội ngũ giảng viên cả về phẩm chất, năng lực và phương pháp, tác phong sư phạm, đảm bảo cho từng giảng viên ln hồn thành tốt nhiệm vụ.

Thực tiễn công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên của Học viện ANND vừa qua cho thấy, bất cứ nội dung nào trong quy trình của cơng tác này có được sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Đảng uỷ, BGĐ Học viện, phát huy cao độ vai trò,

trách nhiệm của cấp uỷ, cán bộ chủ trì các khoa, các bộ mơn và sự chỉ đạo, hướng dẫn tích cực của các phịng chức năng thì nội dung đó được thực hiện đúng hướng, đạt kết quả tốt và ngược lại, ở đâu, khi nào, cấp ủy, chỉ huy coi nhẹ, khơng nhận thức đúng vị trí, vai trị của đội ngũ giảng viên thì khi đó kết quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên khơng cao. Vì thế, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên đạt hiệu quả tốt, vấn đề quan trọng hàng đầu là phải tập trung xây dựng cấp uỷ, tổ chức đảng các khoa, bộ môn thật sự trong sạch, vững mạnh; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, cán bộ chủ trì khoa, bộ mơn và các phịng chức năng về vị trí, vai trị của đội ngũ giảng viên.

Hai là, bám sát nhiệm vụGD&ĐT, NCKH ngày càng phát triển của Học viện để có chủ trương, biện pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Học viện.

Nhiệm vụ GD&ĐT, NCKH của Học viện ngày càng phát triển để đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do vậy, đểđội ngũ giảng viên có đủ phẩm chất, năng lực, tác phong đòi hỏi nhất thiết phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị và phục vụ nhiệm vụ chính trị của Học viện, của các khoa, bộ mơn. Thực tiễn công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học viện ANND thời gian qua cho thấy ở khoa nào, bộ môn nào màcấp uỷ, chỉ huy biết gắn việc quán triệt đường lối chính trị, an ninh của Đảng, nhiệm vụ của CAND, nhiệm vụ chính trị của Học viện, của các khoa, bộ môn và nhiệm vụ chức trách của người giảng viên vào công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên thì ở đó đội ngũ giảng viên ln vững mạnh, các phẩm chất, năng lực đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn chức danh giảng viên. Và ngược lại, ở khoa nào, bộ môn nào xa rời nhiệm vụ chính trị, khơng bám sát vào sự phát triển, yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ giáo dục đào tạo thì khi đó, ở đó chất lượng đội ngũ giảng viên cịn nhiều hạn chế.

Vì vậy, để cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học viện ANND đạt hiệu quả cao, yêu cầu Đảng uỷ, Ban Giám đốc Học viện và cấp uỷ chỉ huy các khoa, bộ môn phải luôn nắm chắc và bám sát nhiệm vụ giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học của Học viện, bám sát nhiệm vụ của các khoa, bộ

môntrong từng giai đoạn và nhiệm vụ chức trách của từng giảng viên để xác định nội dung mục tiêu, yêu cầu, biện pháp đào tạo, bồi dưỡng cho đúng đắn, phù hợp.

Ba là, chú trọng kết hợp chặt chẽ nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện với tự đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện của đội ngũ giảng viên để công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên của Học viện đạt hiệu quả tốt nhất.

Sự hình thành, phát triển những phẩm chất, năng lực của người giảng viên là cả một quá trình lâu dài.Bởi vậy, cần phải chú trọng kết hợp chặt chẽ nhiều hình thức, biện pháp đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện với tự đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện mới đạt kết quả tốt. Nếu chỉ phát huy vai trò của tổ chức, với tư cách là chủ thể xây dựng mà khơng chú ý đến việc phát huy tính tích cực, tự giác của mỗi cá nhân giảng viên với tư cách là đối tượng đào tạo, bồi dưỡng hoặc ngược lại thì cơng tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên cũng đều không mang lại hiệu quả. Cho nên, trong công tác đào tạo, bồi dưỡngđội ngũ giảng viên của Học viện ANND, một mặt cần phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tổ chức, phát huy cao độ vai trò của tổ chức trong mọi khâu, mọi bước của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên; mặt khác, cần phải động viên tính tích cực, tự giác, tính chủ động, sáng tạo của từng giảng viên trong việc học tập, rèn luyện, hình thành trong họ nhu cầu, động cơ học tập, chí tiến thủ, lịng quyết tâm, sự nỗ lực cố gắng, vươn lên để tự hồn thiện và khẳng định mình, nhằm biến quá trình đào tạo, bồi dưỡng thành quá trình tự đào tạo, bồi dưỡng.

Bốn là, coi trọng công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học viện ANND

Thông qua công tác kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, chủ thể công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên của Học viện ANND đánh giá được kết quả, ưu điểm, hạn chế trong q trình triển khai cơng tác của mình trong thực tiễn. Đây chính là cơ sở để đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên của Học viện ANND.

Công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm phải được tiến hành một cách thường xuyên, toàn diện ở tất cả các bước, nội dung công tác đào tạo,

bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên. Trong đó tập trung kiểm tra những khâu yếu, những việc chưa làm được, phải đánh giá đúng ưu, khuyết điểm của chủ thể và đối tượng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên.

Tiểu kết chương 2

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học viện ANND trong thời gian qua có nhiều ưu điểm; bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục.

Ưu điểm về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học viện ANND thể hiện như sau. Một là, ưu điểm về nội dung công tác đào tào, bồi dưỡng đội ngũ giảng viêncủa Học viện ANND, đã nêu rõ những ưu điểm về việcHọc viện ANND thường xuyên lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học viện; tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng có hiệu quả; thường xuyên kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên.. Hai là, ưu điểm về phương thức công tác đào tào, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Học viện ANND, cụ thể: Học viên ANND thường xuyên cử giảng viên đi học tập, nghiên cứu trong và ngoài nước, tại Học viện và các cơ sở đào tạo ngoài Học viện; thường xuyên cử giảng viên đi thực tế tại các đơn vị, địa phương; làm tốt công tác luân chuyển cán bộ; giảng viên Học viện ANND tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức, chun mơn, nghiệp vụ.

Về hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học viện ANND, thể hiện như sau. Thứ nhất, hạn chế về nội dung công tác đào tào, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Học viện ANND, đó là những hạn chế về lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng. Thứ hai, hạn chế về phương thức công tác đào tào, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Học viện ANND: việc cử giảng viên đi học tập, nghiên cứu trong và ngoài nước; cử giảng viên đi thực tế tại các đơn vị, địa phương; luân chuyển cán bộ; tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ giảng viên Học viện ANND

Dựa trên những ưu điểm và những hạn chế, luận văn đã chỉ ra những nguyên nhân và kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học viện ANND

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀNHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNGCƯỜNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNGĐỘI NGŨ GIẢNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của học viện an ninh nhân dân hiện nay 1 123 (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w