ninh nhân dân – quan niệm, vai trò, nội dung vàphương thức
1.2.1. Quan niệm
“Đào tạo” và “bồi dưỡng” là các thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các văn bản quy phạm pháp luật cũng như các tài liệu nghiên cứu ở nước ta.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt:“Đào tạo là dạy dỗ, rèn luyện để trở nên
người có hiểu biết, có nghề nghiệp” [53, tr.478];“Bồi dưỡng là làm cho tốt hơn, giỏi hơn” [53, tr.143].
Theo Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 03 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ "Về đào tạo, bồi dưỡng cơng chức" (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/05/2010), tại Điều 5 giải thích: “Đào tạo là q trình truyền thụ,
tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹ năng theo quy định của từng cấp học, bậc học” và “Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc”[41,tr.1]
Như vậy, có thể quan niệm, đào tạo là q trình trang bị những kiến
được một cơng việc nhất định; bồi dưỡng là quá trình nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp trên cơ sở của mặt bằng kiến thức đã được đào tạo trước đó.
Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng trong CAND là q trình chủ thể tác động có tổ chức, có kế hoạch, với các nội dung, hình thức và phương pháp, biện pháp thích hợp tới người được đào tạo, bồi dưỡng, nhằm xây dựng, rèn luyện, hình thành phẩm chất, nhân cách, năng lực chuyên môn nghiệp vụ người cán bộ CAND, để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Chủ thể của quá trình đào tạo, bồi dưỡng trong CAND nói chung (là các nhà trường CAND, nhà giáo dục, cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng trong CAND) và Học viện ANND nói riêng đều hướng đến mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, NCKH và công nghệ tạo ra tri thức, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế. GD&ĐT là hoạt động cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng nhằm hình thành những năng lực và phẩm chất cho người học theo những tiêu chuẩn nhất định của bậc học, ngành học.
Công tác đào tạo, bồi dưỡngđội ngũ giảng viên của Học viện ANNDlà quá trình các chủ thể đào tạo, bồi dưỡng tác động đến đối tượng đượcđào tạo, bồi dưỡng (đội ngũ giảng viên) theo một quy trình chặt chẽ, bao gồm các khâu, các bước xác định mục tiêu, xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch, hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, nhằm trang bị cho đội ngũ giảng viênnhững kiến thức lý luận, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp theo đúng yêu cầu, tiêu chuẩn của giảng viên trong ngành CAND.
Chủ thể công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học viện ANND là Học viện ANND, nòng cốt là Ban Giám đốc Học viện ANND, các khoa, bộ môn và các đơn vị chuyên trách thực hiện chức năng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học viện ANND là: phòng Quản lý đào tạo, Phòng Quản lý đào tạo hệ vừa học vừa làm; Phịng Khảo thí và đảm bảo chất lượng đào tạo; Phòng Quản lý nghiên cứu khoa học.
Đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng là đội ngũ giảng viên của Học viện ANND.
Lực lượng tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học viện ANND: các cơ sở đào tạo khác ngoài Học viện ANND, ở trong nước và cả ở nước ngoài.