Bổ sung và hoàn thiện các tiêu chuẩn, chế độ, chính sách đối với giảng viên của Học viện ANND

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của học viện an ninh nhân dân hiện nay 1 123 (Trang 95 - 100)

Bổ sung và hồn thiện các tiêu chuẩn, chế độ, chính sáchlà một bộ phận cơ bản và quan trọng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Học viện ANND. Làm tốt công tác này đối với đội ngũ giảng viên sẽ tạo ra động lực cả về vật chất và tinh thần để họ gắn bó với Học viện, mang hết khả năng của mình hồn thành nhiệm vụ được giao. Bởi vì, chế độ, chính sách có vai trị to lớn đối với hoạt động xã hội nói chung, đối với đội ngũ giảng viên ở Học viện ANND nói riêng, vừa thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, sự tôn vinh của xã hội, của Công an đối với những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo; vừa phản ánh công bằng xã hội, động viên mọi người tích cực hăng say cơng tác. Việc quan tâm chăm lo đến các chế độ, chính sách cho đội ngũ giảng viên là trách nhiệm của mọi tổ chức, mọi lực lượng, trước hết là Đảng uỷ, Ban Giám đốc, cấp uỷ và chỉ huy các khoa, bộ môn.

Trong thời gian qua, Đảng uỷ, Ban Giám đốc Học viện rất quan tâm đến việc bổ sung và hồn thiện các tiêu chuẩn, chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ giảng viên nói riêng. Đã thực hiện một số chế độ, chính sách về bảo đảm chế độ tiêu chuẩn, chính sách đãi ngộ đối với giảng viên. Nhiều giảng viên đã được cấp đất ở, ở nhà cơng vụ, mua nhà chính sách; động viên giảng viên bằng vật chất thông qua dịp lễ, tết; giúp đỡ giảng viên hợp lý hố gia đình; thực hiện chế độ xe tuyến hàng tháng, hàng q phục vụ cho cán bộ, giảng viên có gia đình ở xa; có chế độ hỗ trợ giảng viên, gia đình giảng viên gặp khó khăn, có chế độ khuyến khích, hỗ trợ giảng viên đi đào tạo nâng cao ở các trường trong và ngồi Cơng an... tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên yên tâm gắn bó với đơn vị, yên tâm học tập, rèn luyện, cơng tác, hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một số vấn đề về chế độ, chính sách đối với giảng viên chưa hợp lý như thời gian giảng dạy còn mất cân đối giữa các khoa và từng giảng viên. Một số cơ sở vật chất phục vụ đời sống, sinh hoạt học tập xuống cấp chậm được củng cố, sửa chữa, bổ sung thay thế. Hậu phương, gia đình của một bộ phận giảng viên cịn khó khăn, việc làm của vợ, con giảng viên còn thiếu ổn định, thu nhập thấp. Phần lớn số giảng viên trẻ chưa được cấp đất, cấp nhà hoặc chưa có điều kiện làm nhà, do vậy chỗ ở của gia đình vẫn là vấn đề lo lắng… Đó là những vấn đề mà cấp uỷ các cấp cần quan tâm lãnh đạo và từng bước giải quyết để đáp ứng ngày càng tốt hơn chính sách đối với giảng viên, tạo điều kiện cho giảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Do vậy, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt một số vấn đề cơ bản sau:

Một là, tổ chức giáo dục, quán triệt cho các cấp, các cơ quan, đơn vị, các

khoa nhận thức tốt hơn về vị trí, vai trị của các tiêu chuẩn, chế độ, chính sách và thực hiện đầy đủ mọi chế độ tiêu chuẩn của Đảng, Nhà nước và của Công an đối với giảng viên. Mặt khác, mọi thành viên phải nhận thức thấu hiểu được những khó khăn vướng mắc hiện tại của Học viện để cùng nhau tháo gỡ, khắc phục.

Hai là, xây dựng và thực hiện chủ trương khuyến khích giảng viên tích cực

học tập, cơng tác và nghiên cứu khoa học. Tạo điều kiện về kinh phí và vật chất hỗ trợ giảng viên đi đào tạo sau đại học bằng các nguồn có thể vận dụng được như: ngân sách hỗ trợ đào tạo, quĩ đơn vị... nhằm khuyến khích, động viên giảng viên tích cực, cố gắng, quyết tâm cao trong quá trình học tập nghiên cứu nâng cao trình độ chun mơn, góp phần nâng cao tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học, đáp ứng với yêu cầu đào tạo bậc đại học và trên đại học của Học viện hiện nay. Xây dựng và thực hiện tốt qui chế thi đua khen thưởng, trong đó chú trọng việc khen thưởng đối với giảng viên có thành tích tốt, giảng viên có nhiều cố gắng trong GD&ĐT. Thực hiện tốt chính sách bồi dưỡng lao động đặc thù cho đội ngũ giảng viên, như bồi dưỡng diễn tập, bồi dưỡng độc hại, bồi dưỡng vượt giờ...

Ba là, cần tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Công an, sự quan tâm

phù hợp, tương xứng về chế độ quân hàm, bậc lương cho đội ngũ giảng viên, tạo điều kiện cho giảng viên yên tâm công tác, cống hiến. Đảng uỷ, Ban Giám đốc Học viện quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa để giảng viên hợp lý hố gia đình, có chính sách ưu tiên trong tuyển dụng vợ, con của giảng viên nhất là đối với những giảng viên gặp nhiều khó khăn. Trên cơ sở những tiêu chuẩn, chế độ thuộc chính sách chung của Đảng, Nhà nước, Công an, Học viện cần tiếp tục duy trì thực hiện thành nền nếp chính sách giúp đỡ gia đình giảng viên gặp khó khăn, hoạn nạn… Thực hiện, chăm sóc, bồi dưỡng sức khoẻ, khám chữa bệnh định kỳ cho đội ngũ giảng viên, phát hiện và ngăn chặn kịp thời không để các bệnh dịch xẩy ra. Làm tốt công tác tư tưởng, thực hiện đúng nguyên tắc việc chuyển ra cho giảng viên đủ điều kiện nghỉ hưu.Giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để các đồng chí đó ổn định cuộc sống gia đình. Đây là một việc làm thiết thực, khơng chỉ có ý nghĩa đối với các đồng chí nghỉ hưu mà cịn có ý nghĩa và tác dụng rất lớn về tư tưởng đối với đội ngũ giảng viên đang công tác.

3.2.5.Coi trọng việc phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, trọng dụng nhân tài trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên của Học viện An ninh nhân dân

Một là, công tác phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, trọng dụng nhân tài phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy, lãnh đạo các cấp

Phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, trọng dụng nhân tài trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên là nhiệm vụ quan trọng của cấp ủy và lãnh đạo các cấp.Nhận thức được vấn đề trên nên trong những năm qua cấp ủy và lãnh đạo các cấp của Học viện đặc biệt quan tâm đến công tác này. Ngay từ khi giảng viên mới về đơn vị công tác, lãnh đạo và cấp ủy các khoa, bộ môn đã tổ chức phân cơng các giảng viên có kinh nghiệm để đào tạo, bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học, kỹ năng biên soạn giáo an, đề cương bài giảng... Căn cứ vào yêu cầu công tác, năng lực của từng giảng viên để

xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng mang tính lâu dài, bền vững, đồng thời đảm bảo tính cơng khai, dân chủ trong cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Hai là, coi trọng công tác tuyển dụng đầu vào và làm tốt đánh giáchất lượng đội ngũ giảng viên nhằm phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, trọng dụng nhân tài

Chất lượng đội ngũ giảng viên có vai trị quyết định chất lượng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng. Vì vậy, trong những năm học qua, Học viện ANND rất chú trọng đến công tác tuyển dụng cán bộ, trong đó đặc biệt quan tâm đến tuyển chọn giảng viên. Ưu tiên tuyển chọn những trường hợp tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc và những trường hợp có học hàm, học vị cao, có năng khiếu và khả năng sư phạm tốt để bổ sung cho đội ngũ giảng viên của Học viện. Đối với những giảng có triển vọng phát triển cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng toàn diện để xây dựng đội ngũ giảng viên đầu đàn đảm đương chính cơng tác giảng dạy, nghiên cứu tại các đơn vị giảng dạy, đồng thời để xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận lâu dài.

Ba là, kết hợp đào tạo trình độ chun mơn, nghiệp vụ với đào tạo ngoại ngữ tin học, trình độ sư phạm với kiến thức thực tế nhằm bồi dưỡng và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực và phát triển nhân tài trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên.

Đội ngũ giảng viên của Học viện ANND được tuyển chọn chủ yếu là các sinh viên tốt nghiệp đại học từ các trường đại học trong và ngồi ngành Cơng an. Vì vậy, song song với đào tạo nâng cao trình độ chun mơn theo nghiệp vụ giảng dạy, cần đào tạo kiến thức sư phạm, trình độ ngoại ngữ và kiến thức thực tế cho đội ngũ giảng viên, coi đây là một khâu quan trọng trong quá trình phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng nhân lực, trọng dụng nhân tài. Những năm gần dây, Ban Giám đốc Học viện có chủ trương đối với sinh viên tốt nghiệp tại Học viện được điều động về làm cán bộ, giảng viên, Học viện cử ngay đi học IELTS và tin học MOS tập trung trong khoảng thời gian 6 tháng theo hình thức xã hội hóa (người học phải tự túc kinh phí), sau đó phối hợp với Hội đồng Anh ngữ tổ chức thi đánh giá kết quả nhằm trang bị cho đội ngũ giảng viên sử dụng thành thạo

ngoại ngữ và chủ động trong đào tạo nâng cao trình độ tại nước ngồi và nghiên cứu các tài liệu của nước ngoài phục vụ cho giảng dạy, nghiên cứu khoa học.Từ năm 2015, đối với giảng viên tuyển chọn từ nguồn ngồi ngành khi xét tuyển phải có chứng chỉ IELTS 4.5. Ngồi ra khuyến khích giảng viên tự đi học ngoại ngữ và tin học để phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2020 đảm bảo 100% đội ngũ giảng viên có trình độ ngoại ngữ B1 (Khung trình độ Châu Âu) hoặc IELTS 4.5, TOEFL ITP 450... trở lên đáp ứng yêu cầu công tác trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Từ năm 2010 đến nay, Học viện đã cử hàng trăm lượt giảng viên đi công tác thực tế và luân chuyển tại Công an các đơn vị, địa phương, tham gia tổng kết các chuyên án lớn giúp cho giảng viên có kiến thức thực tiễn phục vụ tốt hơn cơng tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Qua đó sẽ sớm phát hiện và sử dụng đúng nguồn nhân lực cũng như có kế hoạch để trọng dụng, phát triển nhân tài.

Kết hợp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ với đào tạo ngoại ngữ tin học, trình độ sư phạm với kiến thức thực tế là một khâu rất quan trọng trong cơng tác giáo dục, đào tạo của Học viện ANND. Vì vậy, Học viện cần khơng ngừng chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên nhằm kịp thời phát hiện và bồi dưỡng nhân tài, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực hướng tới mục tiêu trường trọng điểm quốc gia vào năm 2020.

Bốn là, đẩy mạnh phong trào thi đua dạy giỏi, thơng qua đó phát hiện, đàotạo và bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài

Trong những năm qua Học viện ANND rất quan tâm đến tổ chức phong trào dạy giỏi của giảng viên và coi đây là chỉ tiêu cứng đối với các đơn vị giảng dạy và đối với mỗi giảng viên. Phát động phong trào dạy giỏi từ cấp khoa, bộ môn, sau đó lựa chọn những giảng viên tiêu biểu tổ chức dạy giỏi cấp Học viện và dự thi giảng viên dạy giỏi cấp Bộ. Qua phong trào dạy giỏi đã giúp cho giảng viên tích lũy được nhiều kiến thức về lý luận và kiến thức thực tiễn, nâng cao năng lực sư phạm, khả năng sử dụng các phương tiện phục vụ giảng dạy, giúp giảng viên nhanh chóng trưởng thành.

Thơng qua đó, Học viện có thể phát hiện, lựa chọn những giảng viên có tiềm năng trong cơng tác giảng dạy và thực tiễn, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Học viện.

3.2.6. Đẩy mạnh liên kết, hợp tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên củaHọc viện với các cơ sở đào tạo khác trong nước; tăng cường, mở rộng và

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của học viện an ninh nhân dân hiện nay 1 123 (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w