Thang đo yếu tố cấp trên
Số lượng ý kiến đề
cập Nguồn
Cấp trên hỗ trợ các vấn đề liên quan đến
công việc 9 Châu Văn toàn (2009)
Cấp trên lắng nghe ý kiến của cấp dưới 8 Biến quan sát bổ sung
Cấp trên đối xử cơng bằng 6 Châu Văn tồn (2009)
Được tham gia vào việc ra quyết định tại nơi
làm việc 4 Biến quan sát bổ sung
1.3.4. Đặc điểm công việc
Hackman và Oldham (1974) cho rằng bản thân cơng việc có những đặc điểm riêng của nó. Những đặc điểm đó có thể sẽ làm cho công việc tồn tại một động lực từ đó làm cho người lao động được kích thích và tăng năng suất. Chính điều này sẽ mang đến cho họ sự hài lòng trong cơng việc. Các khía cạnh của đặc điểm công việc theo Hackman và Oldham là: sử dụng các kỹ năng khác nhau, nhân viên nắm rõ công việc, hiểu rõ tầm quan trọng nhất định của công việc, công việc cho phép nhân viên thực hiện một số quyền nhất định để hoàn tất và nhân viên sẽ chịu trách nhiệm đối với các quyết định của họ.
Đối với công nhân làm trong các nhà máy đường, tùy theo mỗi bộ phận thì đặc điểm cơng việc có phần khác nhau. Bộ phận ép mía phải hiểu rõ khâu ép và đặc tính của cây mía. Mía phải đưa vào ép ngay sau mía nguyên liệu được thu về để tránh mất trữ đường. Ở công đoạn này, ngồi những cơng việc đã được thực hiện bởi máy móc, cơng nhân phải sắp xếp ngun liệu mía để mía được đưa vào máy ép nhanh nhất. Sau khi ép, các bã mía thải ra. Họ phải thu dọn các bã mía. Những việc này tiêu hao rất nhiều sức lao động. Hoặc ở các công đoạn nấu đường, người công nhân phải hiểu rõ quá trình nấu, các quá trình gia nhiệt để đảm bảo các thông số về nhiệt độ, áp suất. Những điều này cho thấy, cơng nhân có một sự chun mơn hóa rất cao trong cơng việc.
Bên cạnh đó, do đặc điểm của cơng việc sản xuất mía đường nên cơng nhân là những người trực tiếp điều khiển máy móc nhưng lại bị ảnh hưởng rất nhiều từ chúng. Quy trình sản xuất đường trải qua rất nhiều khâu khác nhau. Trong mỗi khâu lại có nhiều quá trình nhỏ phức tạp và mỗi quá trình nhỏ đều có những tiêu chuẩn riêng biệt. Ở khâu ép mía, cơng nhân phải vận hành những cần cẩu để cẩu mía từ xe xuống bàn lùa. Mía từ bàn lùa sẽ đi qua hệ thống ép. Sau khi mía đã được băm nhỏ khi đi qua dao chặt, búa đập sẽ được đưa vào máy ép. Đầu ra của quá trình ép là nước mía chứa nhiều tạp chất được bơm qua khâu chế luyện. Khâu này bào gồm các quá trình quan trọng cuối cùng để cho ra đường thành phẩm. Tùy mỗi cơng đoạn sẽ có rất nhiều máy móc thiết bị được sử dụng. Công nhân phải vận hành máy móc
đúng và chuẩn xác. Thêm nữa, ở các khâu khác như hóa chế, nấu đường, ly tâm, đóng bao thành phẩm… cũng có rất nhiều máy móc thiết bị địi hỏi thao tác chuẩn xác của các công nhân. Chỉ cần một thao tác khơng đúng của họ thì sai lỗi rất dễ xảy ra. Các sai lỗi chỉ ở một cơng đoạn nhưng nó sẽ gây ảnh hưởng đến các cơng đoạn khác trong q trình sản xuất.
Ngồi những đặc điểm riêng biệt so với những đối tượng khác, công nhân cũng có thêm những đặc điểm như về chế độ làm việc, nghỉ ngơi, tuân thủ các quy định trong giờ làm việc… Hầu hết các nhà máy sản xuất đường đều hoạt động liên tục trong khoảng thời gian từ 5 đến 6 tháng. Một ngày làm việc thông thường được chia làm 3 ca và một ca làm việc có thời gian là 8 tiếng. Công nhân được nghỉ giữa ca với thời gian từ 30 đến 45 phút để phục hồi sức lao động. Với đặc điểm này thì những ca làm việc từ 22 giờ đêm đến 6 giờ sáng được tính là ca đêm. Họ sẽ được nhận thêm phụ cấp nếu làm ca đêm.
Như vậy, công nhân làm trong các nhà máy đường có những đặc điểm về cơng việc rất khác biệt so với những đối tượng khác. Tác giả đã lựa chọn thang đo về yếu tố đặc điểm công việc ở nghiên cứu kế thừa (phụ lục 4) và đã tiến hành nghiên cứu định tính hiệu chỉnh bổ sung thêm một số biến quan sát cho nghiên cứu. Cụ thể, kết quả hiệu chỉnh thang đo được thể hiện ở bảng 1.6.