Tình hình phân bổ cơng nhân ở các phân xưởng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sự hài lòng với công việc của công nhân tại công ty cổ phần mía đường đăk nông đến năm 2020 (Trang 43)

Niên vụ sản xuất 2012 - 2013 2013 - 2014 2014 - 2015

Phân xưởng ép 91 81 69

Phân xưởng chế luyện 134 123 108

Phân xưởng động lực 68 61 53

Phân xưởng sửa chữa 32 30 26

(Nguồn: phòng tổ chức - hành chính cơng ty cổ phần mía đường Đăk Nơng)

Niên vụ sản xuất 2014 - 2015 công ty hoạt động với rất nhiều khó khăn. Những khó khăn gặp phải cũng xuất phát từ ngành mía đường nói chung. Tuy nhiên, cơng ty vẫn có một số cố gắng cải thiện năng suất cũng như tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động trong tỉnh nơi nhà máy hoạt động. Qua q trình phân tích thực trạng về q trình hoạt động, tác giả thấy rằng, cơng ty có được những mặt thuận lợi, khó khăn, một số điểm đạt được và một số điểm còn hạn chế trong những niên vụ sản xuất gần đây cụ thể như sau:

Một số thuận lợi:

• Điều kiện về đất đai, thời tiết và khí hậu phù hợp với đặc điểm sinh trưởng

của cây mía. Các vùng nguyên liệu của công ty thuộc các tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông trong những năm gần đây phát triển tốt, đạt chất lượng khá và rất ít bị sâu bệnh.

• Trong những năm gần đây, năng lực đầu tư thâm canh và kỹ thuật canh tác

mía của bà con nông dân trong vùng được nâng cao. Thuận lợi này có được là do cơng ty đã khơng ngừng hỗ trợ cho bà con trồng mía về kỹ thuật, phân bón cũng như các chế độ chăm sóc.

Một số khó khăn:

• Giá đường bất ổn khiến nông dân khơng cịn mặn mà với cây mía. Họ có ý

định chuyển sang những cây trồng khác ổn định hơn như sắn, cafe, cao su, hồ tiêu... Trong những năm tới nếu giá mía cịn xuống thấp và khơng ổn định thì điều này rất dễ xảy ra.

• Vị trí đặt nhà máy cách khá xa các vùng nguyên liệu chính của cơng ty. Chính điều này đã đẩy chi phí sản xuất lên cao đặc biệt là chi phí về vận chuyển ngun liệu.

• Việc khai thác mía và chăm sóc cịn nhiều khó khăn vì vùng ngun liệu đa

số là đồi, dốc thoải.

Một số điểm đạt được:

• Ổn định được vùng nguyên liệu cho sản xuất. Đây là một điểm rất quan trọng. Trong những niên vụ sản xuất tới, cơng ty vẫn sẽ có những kế hoạch phát triển thêm vùng ngun liệu mới. Nếu có đủ ngun liệu cơng ty sẽ có những phương án nâng cao công suất nhà máy và đây cũng là một trong những mục tiêu cơng ty hướng tới.

• Tạo được mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương cũng như các hộ nơng

dân trồng mía. Trước tình hình giá mía bất ổn, thu nhập từ cây mía của nơng dân khơng ổn định. Để tránh việc nơng dân bỏ cây mía để trồng những cây thay thế khác ổn định hơn. Công ty đã hỗ trợ người dân trồng mía rất nhiều từ giống mía cho đến các phương pháp thâm canh tăng năng suất. Từ đó, cơng ty đã ổn định được lượng mía ngun liệu cho nhà máy hoạt động.

Một số điểm cịn hạn chế:

• Tình hình nguồn nhân lực cho nhà máy hoạt động vẫn còn nhiều bất ổn. Nhà

máy, đặc biệt là các phân xưởng luôn hoạt động trong tình trạng thiếu lao động trong các niên vụ sản xuất vừa qua. Các công nhân nghỉ việc ngày càng tăng. Chính vì điều này đã một phần lý giải vì sao tình hình năng suất có xu hướng giảm mặc dù công ty đã ổn định được lượng ngun liệu đầu vào cho sản xuất.

• Máy móc thiết bị cơng ty hiện nay đã cũ và lạc hậu. Nhiều công đoạn cần tới

sức lực cơ bắp và làm tiêu hao sức lao động của công nhân. Công ty cũng đang có những kế hoạch thay đổi máy móc thiết bị hiện đại. Tuy nhiên, vấn đề này cần phải được xem xét kỹ lưỡng của lãnh đạo, bởi vì chi phí đầu tư mới máy móc thiết bị là rất cao.

2.3. Thực trạng về sự hài lịng đối với cơng việc của cơng nhân

Để tiến hành tìm hiểu về sự hài lịng đối với cơng việc của cơng nhân, tác giả sử dụng bảng câu hỏi đã được xây dựng thông qua các thang đo đã được hiệu chỉnh ở chương 1. Số lượng bảng câu hỏi được phát cho công nhân ở các phân xưởng khác nhau tại nhà máy đường là 160, số lượng thu về là 158 bảng. Trong số đó, có 146 bảng là hợp lệ được đưa vào phân tích dữ liệu. Các đặc điểm của mẫu (phụ lục 11.3) như sau:

• Về giới tính, giới tính nam chiếm 74% trên tổng số. Điều này là hồn tồn

phù hợp với tình hình tại cơng ty. Trong nhà máy, số lượng công nhân nam luôn chiếm đa số. Các cơng việc hầu hết địi hỏi tốn nhiều sức lực cơ bắp. • Về độ tuổi, công nhân ở độ tuổi dưới 30 chiếm 47,3%, từ 30 đến 45 tuổi

chiếm 38,4% và trên 45 tuổi chiếm 14,4%. Nhóm tuổi chiếm đa số là dưới 30 tuổi. Điều này là hoàn tồn phù hợp với tình hình tại cơng ty.

• Về trình độ, tỷ lệ cơng nhân có trình độ phổ thơng chiếm 33,6%, trình độ sơ

cấp - bằng nghề chiếm 54,8%. Đối với công ty sản xuất mía đường, cơng nhân đa số là lao động các tỉnh gần khu vực đặt nhà máy. Họ có trình độ tương đối thấp. Lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên hầu hết thuộc các bộ phận văn phịng của cơng ty.

• Về khu vực làm việc, công nhân làm ở xưởng ép chiếm 30,8% và ở xưởng

chế luyện chiếm 51,4%. Số lượng cơng nhân cịn lại thuộc các phân xưởng động lực và sửa chữa. Các khâu chính của quá trình sản xuất đường nằm ở phân xưởng ép và chế luyện nên đa số công nhân tập trung ở hai xưởng này.

• Về thâm niên, tỷ lệ cơng nhân có kinh nghiệm từ 3 đến 6 năm chiếm 28,8%.

Tỷ lệ cơng nhân có kinh nghiệm từ 6 đến 10 năm chiếm đa số là 51,4%. Đa số công nhân làm việc tại nhà máy có kinh nghiệm lâu năm.

Qua việc mô tả mẫu khảo sát cho thấy, mẫu khảo sát rất phù hợp với tình hình thực tế tại cơng ty. Việc sử dụng mẫu này để tìm hiểu sự hài lịng đối với công việc của công nhân tại nhà máy là rất phù hợp. Mẫu mang tính đại diện cao và hồn tồn có thể sử dụng thơng tin từ mẫu để tìm hiểu, phân tích và giải quyết vấn đề.

Một số kết quả về việc kiểm định thang đo

Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha. Hầu hết các biến quan sát đều đạt

yêu cầu. Tuy nhiên, một số biến đã bị loại ra do hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3. Các biến bị loại bao gồm: MT4, DD3, KL4.

Phân tích nhân tố EFA. Các biến được giữ lại ở kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha được đưa vào phân tích nhân tố EFA. Các biến TL5 và CT4 bị loại do khác biệt hệ số tải giữa các nhân tố nhỏ hơn 0.3.

Sau quá trình kiểm định thang đo, số biến quan sát của các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lịng đối với cơng việc của cơng nhân giảm từ 28 cịn 23 biến. Các biến quan sát của yếu tố sự hài lịng chung đối với cơng việc cũng được kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, EFA và đều đạt yêu cầu (phụ lục 11.1, 11.2). Các số liệu thống kê ghi nhận từ các thang đo sau kiểm định sẽ được sử dụng để phân tích thực trạng trong các mục 2.3.1 và 2.3.2.

2.3.1. Thực trạng chung về sự hài lịng đối với cơng việc của công nhân

Theo kết quả khảo sát, sự hài lịng chung đối với cơng việc của công nhân được thể hiện trong bảng 2.5.

Bảng 2.5. Kết quả khảo sát của yếu tố sự hài lịng chung đối với cơng việc

hóa Các biến quan sát

Tỷ lệ đánh giá (%) Trung Độ lệch

1 2 3 4 5

HL1 Nhìn chung Anh/Chị hàilịng khi làm việc tại cơng ty 6,2 23,3 24 30,8 15,8 3,27 1,164 HL2 Anh/Chị coi cơng ty như mái nhà thứ hai của mình 8,9 21,9 34,9 24 10,3 3,05 1,11 HL3 Anh/Chị vui mừng khi chọn

công ty này để làm việc 15,1 23,3 37 14,4 10,3 2,82 1,169

HL4 Anh/Chị vui mừng ở lại lâu

dài cùng công ty 11,6 20,5 39 20,5 8,2 2,93 1,1

HL Sự hài lịng chung đối vớicơng việc 3,02 0,892

Theo số liệu từ bảng 2.5, tỷ lệ cơng nhân có được sự hài lịng đối với cơng việc chiếm 46,6%. Bên cạnh đó, tỷ lệ cơng nhân chưa hài lòng chiếm 29,5%. Ý kiến khơng hài lịng cộng với những ý kiến trung lập thì tỷ lệ lên đến 53,5%. Điều này cho thấy, gần hơn một nửa cơng nhân chưa có được sự hài lịng đối với cơng việc. Bên cạnh đó, khía cạnh cơng nhân có tiếp tục gắn bó lâu dài với cơng ty hay khơng có tỷ lệ rất thấp. Theo bảng 2.5 chỉ có 28,7% cơng nhân sẽ tiếp tục gắn bó lâu dài với cơng ty. Ở khía cạnh trung bình, các biến có trung bình thấp nhất trong nhóm biến là HL3 và HL4 với giá trị là 2,82 và 2,93. Trung bình thấp, chứng tỏ các ý kiến của cơng nhân khơng đồng tình là khá nhiều.

Như vậy, mức độ hài lịng đối với cơng việc của công nhân hiện tại là thấp. Cơng ty cần có những giải pháp kịp thời và phù hợp để nâng cao sự hài lòng đối với công việc cho họ.

2.3.2. Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với công việc của công nhân nhà máy đường tại cơng ty cổ phần mía đường Đăk Nơng

2.3.2.1. Môi trường làm việc

Hiện tại, nhà máy đường công ty cổ phần mía đường Đăk Nơng được chia thành 4 phân xưởng chính: phân xưởng ép, chế luyện, động lực và sửa chữa. Các phân xưởng được bố trí phù hợp để thực hiện quy trình sản xuất từ mía ngun liệu ra đường thành phẩm. Cơng nhân phải làm việc trong các phân xưởng kín. Trong quá trình làm việc, họ phải tiếp xúc nhiều với mơi trường nước mía, chất thải, bã mía… Mơi trường làm việc này có phần gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của họ. Để bảo vệ tốt cho công nhân, công ty trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động cho họ như: quần áo bảo hộ lao động, mũ bảo hộ, khẩu trang và găng tay trong khi làm việc.

Qua số liệu khảo sát ở bảng 2.6, tỷ lệ công nhân đồng ý việc họ được cung cấp đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động là 52,7%. Nếu tính thêm những ý kiến trung lập thì tỷ lệ lên đến 95,9%. Bên cạnh đó, tỷ lệ ý kiến về việc được cung cấp đầy đủ thiết bị khi làm việc cũng rất cao 93,8% tính cả những ý kiến trung lập. Điều này chứng tỏ, công ty đã hết sức chú trọng đến sự an tồn của cơng nhân.

Bảng 2.6. Kết quả khảo sát của yếu tố môi trường làm việc

hóa Các biến quan sát

Tỷ lệ đánh giá (%) Trung Độ lệch

1 2 3 4 5

MT1

Công nhân được cung cấp đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động khi làm việc

2,1 2,1 43,2 30,1 22,6 3,69 0,914

MT2 Tiêu chuẩn về vệ sinh lao động là chấp nhận được 9,6 22,6 59,6 4,1 4,1 2,71 0,856

MT3 Nơi làm việc của công nhânsạch sẽ 4,8 33,6 41,8 10,3 9,6 2,86 1,001 MT5 Công nhân được cung cấp đầy đủ thiết bị khi làm việc 2,7 3,4 52,1 21,2 20,5 3,53 0,948

MT Môi trường làm việc 3,20 0,797

(Nguồn: từ số liệu khảo sát của tác giả)

Tuy nhiên, ở góc độ liên quan đến các vấn đề về tiêu chuẩn về vệ sinh lao động tại nơi làm việc lại có tỷ lệ khơng đồng tình là rất cao chiếm 32,2%. Bên cạnh đó, có đến 38,4% ý kiến cho rằng mơi trường làm việc khơng sạch sẽ. Nếu xét về giá trị trung bình thì cả hai khía cạnh về tiêu chuẩn vệ sinh lao động tại nơi làm việc và vệ sinh tại nơi làm việc có trung bình thấp nhất là 2,71 và 2,86. Trong khi đó, trung bình của nhóm yếu tố mơi trường làm việc là 3,2. Điều này cho thấy, đây là các vấn đề công ty cần phải cải thiện.

Trong quá trình sản xuất, các máy móc thiết bị đa số tập trung ở xưởng ép và xưởng chế luyện. Trong xưởng ép, hệ thống ép được chia làm nhiều cơng đoạn. Mía nguyên liệu được băm nhỏ và đánh tơi rất nhiều lần. Ở xưởng chế luyện, máy móc tập trung chủ yếu cho quá trình gia nhiệt, bốc hơi và lọc nước mía sau khi ép. Các hệ thống này phát ra rất nhiều tiếng ồn. Với công suất ép 2.500 tấn trên ngày thì tiếng ồn phát ra từ máy móc, thiết bị là khơng thể tránh khỏi. Tuy nhiên, vì một nguyên nhân nào đó làm cho máy móc phát ra tiếng ồn quá lớn, điều này sẽ làm cho

công nhân mệt mỏi trong q trình làm việc. Theo số liệu kiểm tra mơi trường vào tháng 3/2015 (phụ lục 12), vấn đề tiếng ồn xuất phát ở tất các các phân xưởng của nhà máy nhưng chủ yếu là ở xưởng ép và xưởng chế luyện.

Bên cạnh đó, vấn đề về nhiệt độ và ánh sáng cũng được nhiều công nhân tại nhà máy phàn nàn. Nhiệt độ chủ yếu phát từ các thiết bị gia nhiệt. Hệ thống máy móc hoạt động liên tục cũng một phần làm tăng nhiệt độ. Thêm nữa, hệ thống lị hơi với cơng suất lớn cũng có thể là ngun nhân cho vấn đề này. Theo số liệu kiểm tra môi trường vào tháng 3/2015 (phụ lục 12), các mẫu đo không đạt về tiêu chuẩn nhiệt độ đa số ở xưởng chế luyện. Hệ thống chiếu sáng cũng cực kỳ quan trọng. Vào ban ngày, ánh sáng có thể đủ cho cơng nhân có thể thao tác và vận hành máy móc một cách dễ dàng. Tuy nhiên, vào ban đêm, ánh sáng khơng đủ có thể ảnh hưởng rất đến quá trình sản xuất. Các tai nạn lao động xảy ra cách đây không lâu tại nhà máy đã xảy ra vào ban đêm. Công nhân ở xưởng chế luyện bất cẩn rơi vào chảo đường khi làm việc vào ca đêm. Một trường hợp khác, một công nhân xưởng ép bị máy chém mía làm đứt cánh tay cũng xảy ra vào ban đêm. Theo số liệu kiểm tra môi trường vào tháng 3/2015 (phụ lục 12), các mẫu đo không đạt về tiêu chuẩn ánh sáng nằm ở xưởng ép và xưởng chế luyện.

Ở góc độ vệ sinh tại nơi làm việc cũng có nhiều ý kiến khơng đồng tình. Hiện tại, việc thu gom bã mía của cơng nhân xưởng ép cũng rất hạn chế. Công việc này được thực hiện hồn tồn bằng tay. Bã mía sau khi ép có độ vụn nhỏ. Khi bã mía khơ sẽ tạo thành bụi trong xưởng ép. Bên cạnh đó, xưởng chế luyện phải xử lý một lượng bã bùn lớn từ q trình lọc nước mía. Mơi trường làm việc không sạch sẽ cũng ảnh hưởng lớn đến q trình làm việc của cơng nhân. Tuy nhiên, theo số liệu kiểm tra môi trường vào tháng 3/2015 (phụ lục 12), đa số các mẫu đo không đạt về tiêu chuẩn bụi tồn phần đều nằm ở phân xưởng ép.

Thơng qua những ý kiến đánh giá của công nhân cũng như số liệu thứ cấp về các điều kiện môi trường cho thấy, có nhiều vấn đề cần được cơng ty xem xét cụ thể như sau:

• Nhiệt độ ở xưởng chế luyện thường xun vượt mức cho phép.

• Ánh sáng khơng đủ ở các phân xưởng ép và chế luyện.

• Vệ sinh tại tại nơi làm việc ở xưởng ép còn kém.

Nguyên nhân của các vấn đề.

Tiếng ồn quá lớn xuất phát từ phân xưởng ép và phân xưởng chế luyện.

- Các máy móc hư hỏng và chứa nhiều dị vật. Quá trình sản xuất là liên tục

trong những tháng ép. Để giảm sự hỏng hóc và gia tăng độ bền của máy móc thì trong một tháng ép có 3 ngày nghỉ để bảo dưỡng máy móc. Q trình bảo dưỡng máy móc thiết bị vẫn được diễn sau sau vụ ép. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất với cường độ cao máy móc hư hỏng là điều khơng thể tránh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sự hài lòng với công việc của công nhân tại công ty cổ phần mía đường đăk nông đến năm 2020 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w