Kết quả khảo sát của yếu tố cấp trên

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sự hài lòng với công việc của công nhân tại công ty cổ phần mía đường đăk nông đến năm 2020 (Trang 58 - 62)

hóa Các biến quan sát

Tỷ lệ đánh giá (%) Trung Độ lệch

1 2 3 4 5

CT1

Tổ trưởng hỗ trợ các vấn đề liên quan đến công việc của công nhân

14,4 23,3 37,7 11 13,7 2,86 1,207

CT2 Tổ trưởng lắng nghe ý kiến của công nhân 2,1 6,8 43,2 34,2 13,7 3,51 0,889 CT3 Tổ trưởng công bằng với các thành viên trong tổ 4,8 6,2 45,2 24 19,9 3,48 1,032

CT Cấp trên 3,28 0,797

(Nguồn: từ số liệu khảo sát của tác giả)

Tuy nhiên, ở khía cạnh người tổ trưởng hỗ trợ công nhân về các vấn đề liên quan đến công việc được công nhân đánh giá thấp. Tỷ lệ cơng nhân khơng đồng

tình lên đến 37,7%. Các giá trị trung bình cũng thể hiện điều đó. Giá trị trung bình ở khía cạnh người tổ trưởng hỗ trợ cơng nhân về các vấn đề liên quan đến công việc chỉ là 2,86, thấp nhất trong nhóm các yếu tố cấp trên. Trong khi đó, giá trị trung bình của nhóm yếu tố cấp trên là 3,28.

Trong quá trình làm việc, các tổ trưởng cũng có cơng việc chính của mình. Bên cạnh đó, họ cịn phải quản lý và chấm cơng cho các thành viên trong tổ. Cuối tháng, tổ trưởng ký vào bảng chấm cơng về bộ phận kế tốn để kiểm tra đối chiếu rồi tiến hành tính lương cho công nhân. Do khối lượng công việc của người tổ trưởng là khá nhiều nên việc hỗ trợ cho các thành viên trong tổ là rất khó khăn. Ngồi ra, việc chia tổ có nhiều thành viên cũng là một trong những nguyên nhân chính cho vấn đề này.

Thông qua những ý kiến đánh giá của công nhân cũng như số liệu thứ cấp về yếu tố cấp trên cho thấy, vấn đề cần được công ty xem xét là: tổ trưởng rất khó hỗ trợ cơng nhân trong q trình làm việc.

Nguyên nhân của vấn đề

- Số lượng thành viên trong một tổ là khá đông. Để một tổ hoạt động và

phối hợp với nhau tốt thì số lượng thành viên trong tổ vào khoảng từ 5 đến 6 người. Hiện tại, một tổ làm việc của công nhân được phân làm 10 người. Chính vì số thành viên đơng nên người tổ trưởng rất khó hỗ trợ các thành viên trong q trình làm việc.

- Số lượng cơng việc người tổ trưởng đảm nhiệm q nhiều. Bên cạnh cơng

việc chính, người tổ trưởng cịn phải quản lý bao quát các công việc của các công nhân trong tổ. Bên cạnh đó, việc phân cơng cơng việc và chấm công cho các thành viên cũng do một mình người tổ trưởng đảm nhiệm. Chính vì vậy, việc tổ trưởng hỗ trợ tốt cho các thành viên trong q trình làm việc là rất khó. Các cơng việc như phân chia cơng việc hoặc chấm cơng có thể phân cho một thành viên khác trong nhóm thì người tổ trưởng sẽ giảm bớt được áp lực cơng việc. Như vậy, họ sẽ có nhiều thời gian hơn trong việc hỗ trợ các thành viên.

2.3.2.4. Đặc điểm công việc

Hiện tại, nhà máy sản xuất đường thuộc cơng ty cổ phần mía đường Đăk Nơng có 4 phân xưởng trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm đó là phân xưởng ép, xưởng chế luyện, xưởng động lực và sửa chữa. Mỗi phân xưởng đều có chức năng và nhiệm vụ riêng biệt.

•Phân xưởng ép: đảm nhận khâu ép mía nguyên liệu. Nhà máy sử dụng hai

cẩu trục có trọng tải 10 tấn mía/cẩu để bốc dỡ mía xuống sân và cẩu mía xuống bục xả mía. Ở khâu này, mía nguyên liệu được băm nhỏ qua hệ thống ép gồm nhiều dao chặt. Sản phẩm sau cùng của hệ thống ép là nước mía. Lượng nước mía này được đưa qua phân xưởng chế luyện qua hệ thống bơm. Công nhân làm việc ở khâu ép đa số phải dùng tới sức lực cơ bắp. Hệ thống cần cẩu được công nhân điều khiển để đưa mía nguyên liệu từ các xe mía vào hệ thống ép. Bên cạnh cơng việc được điều khiển bằng máy móc, một số cơng việc thực hiện hồn tồn bằng tay như: việc thu gom bã mía sau khi ép. Với cơng suất ép 2.500 tấn mía/ngày thì lượng bã mía tạo ra là rất lớn. Đối với xưởng ép, các công việc cần nhiều đến sức khỏe và cơng nhân làm việc với sự chun mơn hóa cao.

•Phân xưởng chế luyện: đảm nhận các khâu cịn lại chế biến nước mía từ khâu

ép thành đường thành phẩm. Đầu vào của xưởng là nước mía được bơm qua từ xưởng ép. Công đoạn tiếp theo do các cơng nhân tổ hóa chế đảm nhiệm. Các cơng nhân này xử lý các q trình làm sạch nước mía. Nước mía sau khi được làm sạch được nấu lên. Quá trình nấu đường do cơng nhân tổ nấu đường đảm nhiệm. Cuối cùng, quá trình ly tâm được công nhân tổ ly tâm thực hiện để biến đường non thành đường thành phẩm. Đặc điểm các công việc ở xưởng chế luyện không cần nhiều sức lực cơ bắp như ở khâu ép. Tuy nhiên, công nhân phải tiếp xúc với nhiều hóa chất và các thiết bị gia nhiệt. Chính điều này cũng một phần ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân. Đầu ra của phân xưởng chế luyện là đường thành phẩm. Đường được đóng bao bằng máy đóng tự động. Mỗi bao đường có trọng lượng 50 kg. Đường sau

khi đóng bao được chuyển lên băng tải qua kho bảo quản và tiêu thụ trong những tháng sau đó.

•Phân xưởng động lực: đảm nhận việc cung cấp đủ hơi, điện và nước cho quá

trình sản xuất. Để đảm bảo cho quá trình hoạt động liên tục của nhà máy, xưởng động lực có vai trị rất quan trọng. Công nhân ở xưởng động lực bao gồm các tổ như: tổ lò hơi, tua bin, điện, nước. Đặc điểm công việc ở xưởng động lực đa số là điều khiển máy móc. Các cơng nhân phải điều khiển, trực và kiểm tra máy móc liên tục trong q trình sản xuất.

•Phân xưởng sửa chữa có nhiệm vụ kiểm tra sửa chữa những máy móc bị hư

trong quá trình sản xuất. Ở phân xưởng này hầu hết là các cơng nhân cơ khí. Nhiệm vụ chính của họ là kiểm tra tồn bộ các máy móc, thiết bị trong q trình sản xuất, sửa chữa máy móc thiết bị và đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục.

Tuy mỗi công việc công nhân đảm nhiệm đều có một đặc điểm khác nhau. Nhưng sự chun mơn hóa trong cơng việc của họ là rất cao. Điều này thể hiện đặc điểm riêng biệt trong cơng việc sản xuất đường. Bên cạnh đó, q trình làm việc của các công nhân được chia thành nhiều ca khác nhau. Trong một ngày làm việc có tất cả 3 ca được chia với thời gian cụ thể như sau :

• Ca A: làm việc từ 02 giờ đến 10 giờ.

• Ca B: làm việc từ 10 giờ đến 18 giờ.

• Ca C: làm việc từ 18 giờ đến 02 giờ sáng ngày hôm sau.

Công nhân đi làm việc theo ca, cứ hết một tuần sẽ đổi ca theo vịng trịn khép kín. Thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hơm sau được tính là thời gian làm đêm. Việc đổi ca hợp lý sẽ giảm đi áp lực công việc cho họ.

Theo số liệu khảo sát ở bảng 2.10, tỷ lệ ý kiến cho rằng khối lượng cơng việc được phân cơng phù hợp là 56,8%, nếu tính ln những ý kiến trung lập thì tỷ lệ lên đến 84,2%. Điều này cho thấy, khối lượng công việc là vừa phải và không gây áp lực quá nhiều cho cơng nhân. Bên cạnh đó, việc cơng nhân hiểu rõ cơng việc của họ cũng được đánh giá cao. Tỷ lệ là 82,8% nếu tính cả những ý kiến trung lập. Tuy

nhiên, có đến 26,1% cơng nhân cho rằng cơng việc của họ đảm nhiệm có mức độ nguy hiểm cao. Nếu tính cả những ý kiến trung lập tỷ lệ này lên đến 74,7%. Tỷ lệ này là khá cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sự hài lòng với công việc của công nhân tại công ty cổ phần mía đường đăk nông đến năm 2020 (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w