Tập thuyết trình

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng thuyết trình - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 28 - 29)

2. Một số phƣơng tiện hỗ trợ và cách sử dụng

2.8. Tập thuyết trình

Trong các bước chuẩn bị cho một buổi thuyết trình thì bước cuối cùng quan

trọng nhất và thường bị bỏ qua nhất, đó là tập luyện trước khi thuyết trình. Luyện

tập thuyết trình là khâu thiết yếu trong q trình chuẩn bị. Đó là cơ hội tốt nhất để

ta nắm vững tài liệu, điều chỉnh thời gian, chỉnh sửa nội dung và bổ sung những chỗ chưa chính xác trong bài thuyết trình. Thành cơng hay thất bại của buổi thuyết

trình phụ thuộc vào sự chuẩn bị và diễn tập của bạn. Vì vậy luyện tập càng nhiều càng tốt. Trong quá trình luyện tập bạn cần:

Ghi nhớ tư liệu và trình tự trình bày

Luyện tập giọng nói với những âm điệu phù hợp.

Luyện tập theo nhóm để mọi người có thể góp ý cho bạn. Luyện tập để căn đúng tiến độ thời gian thuyết trình.

Thể hiện giao tiếp phi ngôn từ như giao tiếp bằng mắt, động tác tay hoặc hình thể.

Để tập các động tác cơ bản, bạn có thể tập trước gương. Tuy nhiên để tự tin và hiệu quả hơn, ta nên tập luyện trước một vài người, một nhóm nhỏ, rồi đến tập luyện với những điều kiện y hệt khi ta thuyết trình thật. Bạn có thể đề nghị đồng nghiệp phê phán, đưa ra những câu hỏi chất vấn hoặc yêu cầu họ chỉ ra những chỗ cần sửa chữa. Q trình đó sẽ khiến ta thu thập thêm rất nhiều ý kiến, ý tưởng mới được người khác đóng góp, những ý tưởng do q trình tập luyện ta nảy sinh thêm.

Khi luyện tập bạn nên cố diễn đạt một cách thoải mái và tự nhiên nhất. Giọng nên nói với âm lượng to để tiếng nói có thể truyền đi xa. Học tập khống chế âm lượng để khi ta thuyết trình điều khiển âm lượng cho phù hợp. Chú ý nhấn dừng ở những từ chốt, từ khóa hay nội dung mang tính thơng điệp trong bài nói.

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 28

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng thuyết trình - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)