Các dạng bài thuyết trình

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng thuyết trình - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 58 - 60)

- Không cắt ngang lời người nó

4.1.1. Các dạng bài thuyết trình

* Thuyết trình về sự vật:

Sự vật bao gồm tất cả những gì có thể nhìn thấy có thể sờ mó được và ổn định về hình dạng. Sự vật cũng có thể là các bộ phận chuyển động hoặc cơ thể sống, chúng có thể bao gồm địa điểm,cấu trúc, động vật, thậm chí cả con người. Ví dụ một số chủ đề của các bài thuyết trình về sự vật như: Bill Gate, công ty FPT, đơn xin việc, sản phẩm máy lọc nước….

Do thời gian thuyết trình hạn chế, bạn chỉ nên hướng dẫn một khía cạnh nào đó chủ đề đồng thời phải chú ý đến mức độ ràng buộc của vấn đề để có thể chọn ra một mục tiêu cụ thể khơng quá rộng để phân phối thời gian hợp lý.

Nếu mục đích của bạn là thuyết trình về lịch sử hay sự phát triển của một vấn đề, bạn nên sắp xếp bài thuyết trình theo cấu trúc thứ tự thời gian. Nếu mục đích của bạn là thuyết trình về những bộ phận chính của sự vật, bạn nên tổ chức bài nói theo cấu trúc khơng gian. Đơi khi, bạn có thể thấy bài thuyết trình về sự vật được cấu trúc theo thứ tự sự kiện.

Cho dù bạn sắp xếp bài thuyết trình theo cấu trúc nào, cần đảm bảo rằng: - Giới hạn bài nói chỉ gồm từ 2 đến 5 ý chính

- Các ý chính phải độc lập.

- Cố gắng sử dụng cùng một cách diễn đạt như nhau cho tất cả các ý chính - Cân đối thời gian cho mỗi ý chính.

* Thuyết trình về quy trình

Một quy trình là một chuỗi các hành động có hệ thống, dẫn đến một kết quả cụ thể hoặc một sản phẩm. Bài nói về q trình giải thích một sự vật được làm như thế nào, được tạo ra như thế nào hoặc vận hành như thế nào.

Ví dụ: Cách viết một đơn xin việc hiệu quả, cách tạo một trang wed cá nhân… Khi thuyết trình về một q trình, bạn thường sắp xếp bài nói của mình theo cấu trúc thứ tự thời gian, giải thích q trình từng bước một từ khi bắt đầu đến khi kết thúc.

Đơi khi, thay vì dẫn dắt thính giả qua từng bước của q trình, bạn có thể tập chung vào một số nguyên tắc hay kĩ thuật chính trong việc thực hiện q trình đó. Trong trường hợp này bạn sẽ tổ chức bài thuyết trình theo tính thời sự, mỗi ý chính sẽ giải thích một nguyên tắc hay một kỹ thuật riêng rẽ.

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 58

Cấu trúc bài nói một cách ngắn gọn, súc tích là rất cần thiết khi thuyết trình về một quá trình. Bạn phải đảm bảo rằng từng bước của quá trình được giải thích rõ ràng và dễ theo dõi. Nếu q trình của bạn có nhiều hơn 4 hay 5 bước, hãy nhóm các bước lại để hạn chế số lượng các ý chính. Nếu khơng, bạn có q nhiều ý chính, khiến thính giả khó hiểu khó nhớ.

Trong khi thực hiện bài thuyết trình loại này, chúng ta có thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ nghe nhìn như đồ thị các bước hay các kĩ thuật của quá trình. Trong một số trường hợp, bạn sẽ cần giải thích các bước hay các kĩ thuật bằng cách thực hiện chúng cho thính giả xem. Việc trình bày này khơng chỉ làm rõ những điều bạn nói, mà cịn tăng sức cuốn hút đối với thính giả.

* Thuyết trình về các sự việc

Từ điển tiếng Việt định nghĩa sự việc là “cái xảy ra trong đời sống được nhận thức rõ ràng”. Theo định nghĩa này, những ví dụ sau đây phù hợp với chủ đề thuyết trình về sự việc: Phỏng vấn xin việc, bán hàng,…

Thông thường bạn phải thu hẹp sự tập trung và chọn một mục tiêu cụ thể, để bạn có thể thực hiện trong một bài thuyết trình ngắn. ví dụ:

- Những điều cần chuẩn bị trước khi đi phỏng vấn xin việc - Những kỹ năng cần thiết khi bán hàng

Có nhiều cách để thuyết trình về sự việc. Nếu mục tiêu cụ thể của bạn là kể lại lịch sử của sự việc, bạn có thể tổ chức bài thuyết trình theo cấu trúc thứ tự thời gian, thuật lại từng sự việc theo thứ tự nó xảy ra.

Ngoài việc kể lại lịch sử của sự việc, bạn có thể có những phân tích giải thích nguyên nhân và/hoặc những ảnh hưởng của nó. Trong trường hợp này,bạn phải tổ chức bài thuyết trình theo cấu trúc nhân quả. Cũng có nhiều cách khác để thuyết trình về một sự việc. Bạn có thể tiếp cận một sự việc ở hầu hết các góc độ hay kết hợp các góc độ tiếp cận nhau: cấu trúc, nguồn gốc, các mối quan hệ, lợi ích, sự phát triển trong tương lai,… trong những trường hợp này, bạn tổ chức bài nói theo các vấn dề được quan tâm. Bạn cần đảm bảo rằng các ý chính được chia nhỏ ra thành các chủ đề một cách logic và hợp lý.

* Thuyết trình về khái niệm

Khái niệm bao gồm những niềm tin, các học thuyết, các ý tưởng, các nguyên tắc…. chúng trừu tượng hơn sự vật, q trình hay sự việc.

Ví dụ: Triết lý kinh doanh, các khái niệm khoa học.. Sau đây là một số chủ đề cụ thể về khái niệm:

+ Các triết lý khác nhau về kinh doanh ở Nhật và ở Mỹ + Khái niệm văn hóa kinh doanh

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 59

Các bài thuyết trình về khái niệm thường được tổ chức theo cấu trúc chủ đề có liên quan. Cách tiếp cận thông thường là liệt kê các thành phần hay các khía cạnh của khái niệm. Cách tiếp cận phức tạp hơn đó là định nghĩa khái niệm mà bạn đang thuyết trình, xác định các yếu tố chính và làm rõ chúng bằng các ví dụ cụ thể. Một cách khác nữa là bạn có thể giải thích các ý kiến trái ngược nhau về một vấn đề.

Thuyết trình về khái niệm thường phức tạp hơn các loại bài thuyết trình cung cấp thơng tin khác. Khái niệm trừu tượng và khó giải thích cho những ai mới lần đầu học nó. Khi giải thích khái niệm bạn cần tránh những từ ngữ chuyên ngành, nêu định nghĩa các cụm từ một cách rõ ràng,sử dụng các ví dụ so sánh để làm rõ khái niệm và làm cho thính giả có thể hiểu được

Ranh giới để phân định sự vật, q trình sự việc và khái niệm mang tính tương đối. Một vài chủ đề có thể là sự kết hợp các loại thuyết trình này. Nó phụ thuộc vào việc bạn phát triển bài thuyết trình của mình

Bạn nên nêu lên các ý chính trong phần giới thiệu và tóm tắt chúng trong phần kết luận. Điều này sẽ giúp cho bài thuyết trình của bạn khơng chỉ dễ hiểu mà còn dễ nhớ

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng thuyết trình - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)