Thuyết trình các đề xuất của nhóm.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng thuyết trình - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 63 - 65)

- Không cắt ngang lời người nó

4.3.3. Thuyết trình các đề xuất của nhóm.

Cơng việc của một nhóm vấn đề - cách giải quyết không dừng lại ở bước cuối cùng trong quá trình suy xét - suy nghĩ. Nhóm sẽ cần phải thuyết trình những đề xuất đã được thống nhất của mình. Một nhóm kinh doanh thì sẽ báo cáo cho chủ tích cơng ty hoặc ban giám đốc. Một ủy ban đặc biệt của hội đồng thành phố thì báo cáo cho tồn hội đồng. Một ủy ban chính phủ thì báo cáo cho thủ tướng và quốc gia. Một nhóm lớp học thì báo cáo cho người hướng dẫn cả lớp. Mục đích của những báo cáo này là thuyết trình đề xuất của nhóm rõ ràng và thuyết phục.

Đơi khi một nhóm sẽ chuẩn bị bài báo cáo trang trọng ngay dưới dạng viết. Tuy nhiên. Thơng thường thì các báo cáo bằng văn bản sẽ được bổ sung, hoặc thay thế bởi một bài báo cáo bằng lời thuyết trình về kết quả, quyết định của một nhóm nhỏ.

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 63

Báo cáo miệng

Báo cáo bằng lời là bài thuyết trình về kết quả, quyết định của nhóm.

Nội dung của bài báo cáo bằng lời sẽ tương tự bài báo cáo bằng văn bản. Nếu một nhóm có trưởng nhóm, người này có thể chịu trách nhiệm báo cáo. Nếu khơng nhóm sẽ chọn ra một người để làm việc này.

Nếu bạn được chọn để thuyết trình báo cáo của nhóm, bạn hãy coi nó như những bài thuyết trình khác. Nhiệm vụ của bạn là giải thích mục đích, phương thức, và đề xuất của nhóm. Như những bài thuyết trình khác, báo cáo sẽ bao gồm ba phần chính. Phần giới thiệu sẽ khẳng định mục đích của báo cáo và các ý chính của nó. Phần thân bài chỉ ra vấn đề mà nhóm nghiên cưu, tiêu chí cho giải pháp, và giải pháp được giới thiệu. Phần kết luận tổng hợp các ý chính, và trong một số trường hợp, thúc đẩy sự thực hiện của các đề xuất của nhóm.

Tương tự như các loại bài thuyết trình khác, bạn nên làm cho bài báo cáo phù hợp với người nghe. Sử dụng tài liệu làm sáng tỏ và tăng sức mạnh cho ý kiến của bạn, xem sử dụng các thiết bị hỗ trợ hình ảnh có giúp tăng cường thơng điệp của bạn hay không.

Hãy đảm bảo rằng ngơn ngữ bạn sử dụng phải chính xác, rõ ràng, sâu sắc và phù hợp. Hãy tập thử để bạn có thể báo cáo trơi chảy và dứt khốt. Sau đó, bạn – và có thể các thành viên khác, sẽ được yêu cầu trả lời câu hỏi từ khán giả.

Báo cáo chun đề

Đây là một bài thuyết trình trong đó có một vài người sẽ thuyết trình những chun đề đã được chuẩn bị từ trước về các mặt khác nhau của cùng một chủ đề.

Một bài báo cáo chuyên đề bao gồm một người cầm trịch và một vài người nói ngồi cạnh nhau đối diện với khán giả. Nếu một nhóm thuyết trình theo dạng này có một trưởng nhóm được bầu thì người này sẽ là người cầm trịch. Công việc của người cầm trịch là giới thiệu về đề tài và người trình bày. Mỗi người trình bày thay phiên nhau thuyết trình các chuyên đề đã được chuẩn bị của mình về những mặt khác nhau của chủ đề đó. Sau các bài thuyết trình sẽ có phần hỏi và trả lời với khán giả.

Một cách để tổ chức thuyết trình theo chuyên đề là mỗi thành viên thuyết trình ngắn gọn và mơ tả sơ qua cơng việc của nhóm và các quyết định trong suốt mỗi bước của quá trình suy xét – suy nghĩ. Một cách khác là mỗi người thuyết trình giải quyết một vấn đề chính liên quan đến chủ đề thảo luận. Ví dụ, một nhóm giải quyết vấn đề án từ hình có phải là một án phạt hữu dụng đối với tội phạm hay không, một người khác thuyết trình về quan điểm của nhóm về tính đạo đức của án tử hình, và tương tự như vậy.

Cho dù nhóm của bạn có thuyết trình loại nào của thuyết trình chuyên đề đi chăng nữa, thì tất cả các bài thuyết trình đều phải được chuẩn bị cẩn thận. Các bài

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 64

trình bày phải được phối hợp với nhau để đảm bảo rằng thuyết trình chuyên đề báo cáo tất cả các mặt quan trọng của đề tài.

Tọa đàm

Đây là một bài hội thoại xây dựng quanh một đề tài giữa nhiều người trước thính giả. Một buổi tọa đàm nên có một người dẫn dắt, người giới thiệu về đề tài và những người tham gia. Khi buổi thảo luận được tiến hành, người cầm trích sẽ đưa ra các câu hỏi và nhận xét nếu cần tập trung vào cuộc thảo luận. Những người tham gia nói ngắn gọn, tự nhiên và ngẫu hứng. Họ nói chuyện với nhau, nhưng đủ để thính giả nghe thấy, sau đó, có phần hỏi và trả lời với thính giả.

Vì tính tự phát của nó, một buổi tọa đàm có thể rất hấp dẫn đối với nhưng người tham gia và thính giả. Tuy nhiên tính tự phát lại làm kìm hãm tính hệ thống. của bào thuyết trình về các đề xuất của nhóm. Vì vậy mà tọa đàm ít khi được dùng bởi các nhóm vấn đề - cách giải quyết, cho dù nó rất phù hợp với các nhóm thơng tin, thu nhập.

Nếu bạn là người tham gia trong một buổi tọa đàm, gãy chuys sự ngụy biện thường thấy là bạn không cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng. Mặc dù bạn sẽ nói một cách tự phát, nhưng bạn cần phải nghiên cứu trước đề tài, phân tích các vấn đề chủ yếu, và làm rõ những điểm bạn muốn chỉ ra trong buổi thảo luận. Một buổi tọa đàm hiệu quả cần có sự lên kế hoạch trước của những người dẫn dắt và người tham gia để quyết định vấn đề gì sẽ được thảo luận và theo trật tự nào. Cuối cùng, tất cả những người tham gia phải sẵn lòng chia sẻ thời gian nói. Mục đích của một tọa đàm là tất cả những người tham gia đều đưa ra ý tưởng của mình chứ khơng chỉ là một hay hai người độc chiếm buổi thảo luận.

Kỹ năng diễn thuyết hiệu quả đòi hỏi sự tinh tế trong mỗi hoàn cảnh khác nhau. Nhưng điều cốt lõi luôn là bạn phải biết mình là ai: một người nghe, một thành viên của nhóm nhỏ giải quyết một vấn đề, hay một người tham gia trong báo cáo chuyên đề hay một buổi tọa đàm.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng thuyết trình - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)