7. Kết cấu của luận văn
1.2. Nội dung, công cụ quản lý thu thuế hộ kinhdoanh
1.2.3. Nội dung quản lý thu thuế hộ kinhdoanh
Nội dung quản lý thu thuế là những hoạt động mà cơ quan thuế các cấp phải thực hiện trong q trình quản lý thu thuế. Nhằm đảm bảo tính pháp lý về quan lý thuế, Quốc hội khố XI, kỳ họp thứ 10 đã thơng qua Luật Quản lý thu thuế, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007. Luật quản lý thu thuế tạo nền tảng cho việc áp dụng cơ chế quản lý thu thuế tiên tiến, hiện đại theo đó người nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp thuế vào ngân sách Nhà nước; cơ quan thuế thực hiện quản lý thu thuế theo chức năng dựa trên hệ thống thông tin về người nộp thuế.
Quản lý thu thuế là một trong những nội dung cơ bản của quản lý thu thuế, gồm các nội dung cơ bản sau:
1.2.3.1. Quản lý đối tượng nộp thuế
Quản lý đối tượng nộp thuế là nhiệm vụ hết sức quan trọng của cơ quan thuế
trong việc quản lý thu thuế. Quản lý đối tượng nộp thuế thể hiện việc quản lý số lượng doanh nghiệp, hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, được cấp mã số thuế. Đó là q trình cơ quan thuế thực hiện các bước công việc từ khâu quản lý đăng ký thuế, nhập và xử lý dữ liệu khai ban đầu của người nộp thuế, thông tin người nộp thuế phục vụ cho công tác quản lý thu thuế theo quy định của Luật thuế, trên cơ sở đó cung cấp các thơng tin về người nộp thuế cho các bộ phận chức năng khai thác và quản lý kê khai nộp thuế.
tượng nộp thuế tại địa bàn, nắm bắt đầy đủ thông tin về người nộp thuế để tạo cơ sở cho việc xác định ngành nghề kinh doanh, quy mô kinh doanh, làm căn cứ xác định doanh thu tính thuế và số thuế phải nộp. Quản lý đối tượng nộp thuế không đầy đủ về số lượng, cập nhật khơng chính xác các thơng tin khai ban đầu và khai bổ sung của người nộp thuế sẽ làm giảm tính pháp lý trong quản lý thu thuế và thất thu thuế, gây bất bình đẳng giữa người nộp thuế với nhau. Quản lý đối tượng nộp thuế mang ý nghĩa quản lý nguồn thu, chống sót hộ và tạo công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Quản lý đối tượng nộp thuế là khâu đầu tiên và quan trọng trong quá trình quản lý thu thuế.
Đăng ký thuế: Là việc hộ kinh doanh thực hiện khai báo nghĩa vụ phải nộp
thuế của mình với cơ quan thuế. Cơ quan thuế sẽ quản lý đăng ký thuế thông qua việc cấp mã số thuế cho hộ kinh doanh. Quản lý đăng ký thuế bao gồm việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký thuế mới, cấp mã số thuế; tiếp nhận hồ sơ và xử lý thông tin về thay đổi địa điểm kinh doanh, loại hình, vốn, ngành nghề kinh doanh và xử lý vi phạm về đăng ký thuế.
Kê khai thuế: Cá nhân kinh doanh được cơ quan Thuế phát mẫu Tờ khai thuế
và Tờ rơi tuyên truyền, hướng dẫn về chính sách thuế, đồng thời được hướng dẫn khai doanh thu và tính thuế phải nộp của năm tính thuế. Trường hợp cá nhân kinh doanh chưa được cấp mã số thuế thì cơ quan Thuế thực hiện cấp mã số thuế theo quy định về Đăng ký thuế dựa trên thông tin tại Hồ sơ khai thuế.
Cá nhân kinh doanh nộp thuế khốn có sử dụng hoá đơn quyển của cơ quan Thuế được cơ quan Thuế cung cấp mẫu Báo cáo sử dụng hoá đơn áp dụng đối với cá nhân kinh doanh theo mẫu quy định và hướng dẫn khai doanh thu, tính thuế phải nộp theo doanh thu phát sinh trên hoá đơn.
Trường hợp cá nhân kinh doanh có u cầu khai thuế điện tử thì thực hiện theo hướng dẫn về khai thuế điện tử của Tổng cục Thuế.
Quản lý thông tin người nộp thuế
Hệ thống thông tin về người nộp thuế là tất cả các thông tin tài liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, bao gồm các thông tin định danh, thơng tin
về tình hình sản xuất kinh doanh, kê khai, nộp thuế, tình hình tuân thủ pháp luật thuế, giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế và các thông tin khác do người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân khác tự nguyện cung cấp hoặc cung cấp theo yêu cầu bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thông tin về người nộp thuế được thu thập từ các nguồn: Thông tin, tài liệu do cơ quan quản lý thu thuế thu thập trong quá trình theo dõi đăng ký, kê khai, nộp thuế; miễn thuế, giảm thuế; xoá nợ; kiểm tra, điều tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm về thuế; và quản lý sử dụng hoá đơn của người nộp thuế; thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; thơng tin về chính sách và tình hình phát triển kinh tế; đặc thù ngành sản xuất kinh doanh của người nộp thuế. Cơ quan quản lý thu thuế có trách nhiệm xây dựng hệ thống thông tin người nộp thuế. thống nhất từ trung ương đến địa phương; đảm bảo cơ sở dữ liệu tập trung về trung ương; xây dựng chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên, định kỳ giữa cơ quan quản lý thu thuế các cấp.
1.2.3.2. Quản lý quy trình thu thuế Lập dự toán thu thuế
Dự toán thu thuế là bảng tổng hợp số thu dự kiến về thuế trong một thời kỳ nhất định, khơng tách rời dự tốn ngân sách Nhà nước. Dự toán thu ngân sách Nhà nước là chỉ tiêu pháp lệnh được Bộ tài chính, UBND tỉnh, HĐND, UBND huyện giao hàng năm, là cơ sở để phân bổ nguồn lực tài chính cho hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong kỳ kế hoạch.
Lập dự toán thu thuế là hoạt động cơ bản nhất của cơ quan thuế. Dự toán thu thuế nhằm xác định mục tiêu thu thuế bằng những con số cụ thể ở từng nguồ n thu, từng lĩnh vực. Dự toán thu thuế là động lực cho việc huy động các nguồn lực của cơ quan thuế để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, là một trong những cơ sở để đánh giá kết quả quản lý thu thuế.
Lập dự tốn thu thuế bao gồm các cơng việc sau: Tổng hợp đánh giá tình hình dự tốn năm trước; Phân tích biến động kinh tế, xã hội, sự thay đổi các chính sách thuế, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể; Phân
tích khả năng nguồn lực có thể huy động cho hoạt động thu thuế; Phân tích hành vi tuân thủ thuế của hộ kinh doanh ; Xác định khả năng thu thực tế; Từ đó xác định mục tiêu thu thuế và hình thành các phương án thu thuế.
Tuyên truyền, hỗ trợ về thuế
Tuyên truyền, hỗ trợ về thuế là các hoạt động của cơ quan thuế nhằm triển khai, phổ biến chính sách thuế, thơng tin, hướng dẫn để hộ kinh doanh hiểu biết đầy đủ các quy định về chính sách thuế và các thủ tục hành chính thuế; tác động vào những hành vi tâm lý xã hội của hộ kinh doanh nhằm nâng cao nhận thức, đạo đức kinh doanh, khuyến khích hộ kinh doanh chấp hành tốt chính sách thuế, giảm sai sót do thiếu hiểu biết từ đó giảm chi phí hành chính thuế, chi phí thanh tra, cưỡng chế thuế.
Hoạt động tuyên truyền gồm các nội dung:
Phát triển các chương trình tun truyền, phổ biến chính sách thuế qua các phương tiện thơng tin đại chúng. Các hình thức cổ động trực quan nâng cao nhận thức về nghĩa vụ thuế, cải cách thủ tục hành chính thuế, phong cách phục vụ, cải thiện hình ảnh của cơ quan thuế, tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa cơ quan thuế và hộ kinh doanh.
Tôn vinh, khen thưởng hộ kinh doanh chấp hành tốt nghĩa vụ thuế qua đó nâng cao ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế, tạo tác động lan tỏa đến các hộ kinh doanh khác.
Thu thập thông tin từ hộ kinh doanh về nhu cầu hỗ trợ về thuế, vướng mắc trong thực hiện chính sách thuế tạo điều kiện cải thiện ý thức chấp hành.
Hoạt động hỗ trợ gồm các nội dung:
Cung cấp đầy đủ các thơng tin về chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế và các quy trình tuân thủ thuế.
Hướng dẫn, tư vấn cho hộ kinh doanh thực hiện các thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, thực hiện đúng các quy định về sổ sách kế toán, các báo cáo thuế, các thủ tục miễn, giảm, hoàn thuế.
Giải đáp các thắc mắc của hộ kinh doanh trong q trình thực hiện các chính sách thuế.
Tuyên truyền hỗ trợ về thuế là hoạt động có vị trí hết sức quan trọng trong tồn bộ q trình quản lý thu thuế. Khâu này làm tốt, hiệu quả sẽ giảm đáng kể khối lượng cơng việc và chi phí quản lý thu thuế. Cơ quan thuế kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền hỗ trợ về thuế như trao đổi trực tiếp tại trụ sở cơ quan thuế, giải đáp vướng mắc qua điện thoại, trả lời bằng văn bản, tuyên truyền hỗ trợ gián tiếp qua các ấn phẩm, qua hệ thống mạng thông tin thuế, tổ chức các Hội nghị tuyên dương khen thưởng, Hội nghị đối thoại…
Tổ chức bộ máy thu thuế
Đây là khâu quan trọng trong quản lý thu thuế, bao gồm việc xác định cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan thuế các cấp và phân bổ đội ngũ cán bộ công chức một cách hợp lý đảm bảo tính thống nhất, thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các chức năng quản lý thu thuế.
Cùng với tổ chức bộ máy khoa học, phương pháp làm việc tiên tiến, cần phát triển nguồn nhân lực thu thuế và quản lý thu thuế có trình độ chun mơn, nắm vững các quy định pháp luật về thuế, có phẩm chất đạo đức tốt, kết hợp với các trang thiết bị phương tiện làm việc hiện đại sẽ cho kết quả quản lý thu thuế có hiệu quả cao.
Quản lý nợ thuế
Theo dõi, phân tích số thuế nợ của người nộp thuế theo từng loại thuế, mức nợ, tuổi nợ, phân theo nhóm nợ: (1) Nợ khó thu: là các kho ản tiền nợ thuế của người nộp thuế gặp khó khăn, khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. (2) Nợ chờ xử lý: là các khoản nợ thuế của người nộp thuế phải nộp ngân sách Nhà nước nhưng đã có văn bản gửi đến cơ quan thuế đề nghị xử lý miễn, giảm, xóa nợ, gia hạn nộp thuế, xử lý bù trừ các kho ản nộp ngân sách Nhà nước. (3) Nợ có khả năng thu: là số tiền nợ thuế của người nộ p thuế được xác định phải nộp vào ngân sách Nhà nước nhưng đã hết hạn nộp theo quy định của pháp luật về thuế mà chưa nộp vào ngân sách Nhà nước và không thuộc các trường hợp nợ thuộc hai nhóm nợ khó thu, nợ chờ xử lý nêu trên.
Kết hợp phân tích nợ với phân tích thơng tin về sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của người nộp thuế để xây dựng kế hoạch, biện pháp tổ chức thu nợ, áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế phù hợp.
Giám sát chặt chẽ việc thực hiện nghĩa vụ nộp tiền nợ thuế của người nộp thuế. Có biện pháp kịp thời đơn đốc, xử phạt nợ thuế, theo quy định của luật thuế.
Cưỡng chế nợ thuế: Việc cưỡng chế nợ thuế xuất phát từ việc người nộp thuế có nợ thuế thuộc diện phải cưỡng chế thuế nhưng chưa nộp tiền thuế vào ngân sách Nhà nước. Người nộp thuế nợ thuế trên 90 ngày, cơ quan thuế đã phát hành thông báo nợ thuế, lập các thủ tục về quản lý nợ thuế những nợ thuế trên 90 ngày chưa nộp vào ngân sách Nhà nước, cơ quan thuế ban hành Quyết định cưỡng chế nợ thuế theo quy định của Luật quản lý thu thuế làm cơ sở tổ chức cưỡng chế nợ thuế.
Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế (Điều 93-Luật QLT) bao gồm:
Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong tỏa tài khoản;
Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;
Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu đủ tiền thuế, tiền phạt;
Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;
Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu; Thu hồi mã số thuế; đình chỉ việc sử dụng hóa đơn;
Thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
1.2.3.3. Thanh tra, kiểm tra thuế
Kiểm tra thuế là hoạt động của cơ quan thuế nhằm đo lường, phát hiện những sai sót, tìm ra ngun nhân và biện pháp điều chỉnh kịp thời hoạt động của người nộp thuế nhằm đảm bảo thực hiện đúng quy định của Luật thuế.
Kiểm tra thuế là một trong những nội dung quan trọng của quản lý thuế hiện đại, đặc biệt trong điều kiện thực hiện cơ chế người nộp thuế tự tính thuế, tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nghĩa vụ thuế, thì kiểm tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan quản lý thu thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện các thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế, đảm bảo pháp luật thuế được thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống.
Kiểm tra thuế cần được tiến hành thường xuyên, linh hoạt và theo kế hoạch dưới hai hình thức sau:
Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thu thuế: Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thu thuế được thực hiện thường xuyên đối với các hồ sơ thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thơng tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế. Khi kiểm tra hồ sơ thuế, công chức quản lý thu thuế thực hiện việc đối chiếu, so sánh nội dung trong hồ sơ thuế với các thơng tin, tài liệu có liên quan, các quy định của pháp luật về thuế, kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá trong trường hợp cần thiết đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế: Trường hợp hết thời hạn theo thông báo của cơ quan quản lý thu thuế mà người nộp thuế khơng giải trình, bổ sung thơng tin, tài liệu hoặc không khai bổ sung hồ sơ khai thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế khơng đúng thì thủ trưởng cơ quan quản lý thu thuế quản lý trực tiếp ấn định số thuế phải nộp hoặc ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế.
Các trường hợp kiểm tra sau thông quan, bao gồm kiểm tra sau kế hoạch, kiểm tra chọn mẫu để đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế và kiểm tra đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thơng quan có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
Khả năng bị phát hiện trốn thuế, bị cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ thuế và mức xử phạt đối với các vi phạm về thuế là những yếu tố tác động mạnh đến ý thức tuân thủ thuế của người nộp thuế nhất là hộ kinh doanh.