Quản lý đối tượng nộp thuế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu thuế hộ kinh doanh trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 55 - 59)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Phân tích thực trạng quản lý thu thuế hộ kinhdoanh trên địa bàn huyện

2.2.1. Quản lý đối tượng nộp thuế

2.2.1.1. Quản lý thông tin người nộp thuế

Mục tiêu của quản lý thu thuế là quản lý toàn bộ đối tượng nộp thuế bao gồm cả kinh doanh cố định, kinh doanh lưu động, thời vụ…Việc quản lý đối tượng nộp thuế bao gồm cả quản lý các thông tin của người nộp thuế (thông tin khai ban đầu và thơng tin khai bổ sung khi có thay đổi) tưởng như đơn giản là quản lý thông qua việc đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế nhưng thực tế hộ kinh doanh ra kinh doanh không thực hiện đăng ký mã số thuế nhất là ở lĩnh vực vận tải tư nhân, mộc gia

dụng, hộ cho thuê nhà, xây dựng tư nhân, hộ kinh doanh thời vụ, vãng lai nhằm trốn tránh nghĩa vụ thuế. Bên cạnh đó có những hộ kinh doanh khơng nộp hồ sơ khai bổ sung trong trường hợp thay đổi thông tin kinh doanh; hộ kinh doanh không thực hiện các thủ tục về thuế đối với Cơ quan thuế.

Để phục vụ cho công tác quản lý thu thuế trên địa bàn, trong những năm qua Chi cục thuế huyện Mộc Châu đã tổ chức xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và hệ thống ứng dụng để phục vụ việc thu thập, xử lý thông tin NNT.

Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của từng giai đoạn, Chi cục thuế huyện Mộc Châu đã triển khai từng bước hệ thống ứng dụng rộng khắp toàn ngành phục vụ các yêu cầu trọng tâm của công tác quản lý thu thuế và quản lý nội bộ của ngành, cụ thể:

Ứng dụng đăng ký và cấp mã số thuế: Đây là ứng dụng cốt lõi của ngành thuế để tạo cơ sở cho việc quản lý tổ chức, cá nhân nộp thuế và quản lý thu thuế. Tính đến 31/12/2019, ứng dụng đã cập nhật và lưu giữ tồn bộ thơng tin kê khai đăng ký thuế của hơn 4.528 tổ chức và cá nhân nộp thuế, đã trợ giúp các cơ quan thuế tra cứu thơng tin, kiểm sốt tư cách pháp nhân, hoạt động của tổ chức, cá nhân nộp thuế trên địa bàn. Đồng thời, ứng dụng cịn trợ giúp tơng hợp thống kê số tổ chức, cá nhân nộp thuế theo các tiêu thức khác nhâu để phục vụ công tác quản lý thu thuế và cung cấp thông tin cho các cơ quan liên quan trên địa bàn.

Hệ thống ứng dụng quản lý thu thuế: Đã thực hiện tự động hoá hầu hết các

khâu trọng tâm của quá trình quản lý thu thuế như: xử lý tờ khai tính thuế, tính nợ thuế và theo dõi tình hình thu nộp thuế của từng đối tượng nộp thuế, in thông báo thuế, xử lý các kết quả truy thu, quyết định miễn, giảm, hoàn thuế; cung cấp một số thông tin hỗ trợ cho công tác kiểm tra, thanh tra thuế, xử lý chứng từ nộp tiền thuế để chấm bộ thuế; tổng hợp lập các báo cáo kế thuế, thống kê thuế theo chế độ quy định.

Ứng dụng quản lý ấn chỉ thuế: Đã trợ giúp theo dõi, xử lý việc in ấn, quản lý kho

ấn chỉ; theo dõi tình hình hình sử dụng hố đơn, ấn chỉ trong từng đơn vị thuế, từng đối tượng nộp thuế; xử lý việc thanh toán ấn chỉ giữa các cấp trong ngành thuế, thanh tốn với cơ quan ngồi, với các tổ chức, cá nhân nộp thuế, tính phí phát hành; theo dõi tổn

thất và xử lý tổn thất ấn chỉ; phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra; truyền nhận dữ liệu giữa các cấp phục công tác tra cứu, đối chiếu khai thác số liệu ấn chỉ trên mạng máy tính tồn ngành.

Ứng dụng quản lý hồ sơ: Quản lý các giao dịch giữa tổ chức, cá nhân nộp thuế

và cơ quan thuế liên quan đến các hồ sơ: Tờ khai, quyết tốn, hồn thuế, miễn giảm, đăng ký thuế, kiểm soát việc chấp hành các các quy định của luật thuế trong việc kê khai thuế của doanh nghiệp, xác định các hành vi khơng tn thủ chính sách thuế (nộp chậm, khơng nộp tờ khai, không nộp quyết tốn, v.v...). Ngồi ra chương trình cịn kiểm sốt việc tn thủ qui trình trong nội bộ cơ quan thuế.

Ứng dụng phân tích tình trạng thuế: Hỗ trợ việc phân tích tình trạng thuế của các cán bộ kiểm tra thuế, cán bộ Dự toán - Tổng hợp; cung cấp dữ liệu chi tiết và tổng hợp về số thuế kê khai, số thuế đã nộp, các quyết định ảnh hưởng đến số thuế phải nộp, tình hình vi phạm kê khai, nộp thuế của các tổ chức, cá nhân người nộp thuế cho cán bộ thuế khi thanh tra, kiểm tra.

Ứng dụng quản lý nợ Thuế: Tự động rút và tính nợ thuế, phân tích tình trạng nợ, tính phạt và theo dõi tình hình nợ q hạn, biện pháp thu hồi và cưỡng chế nợ được áp dụng của cơ quan thuế đối với từng người nộp thuế.

Ứng dụng thanh tra kiểm tra: Phục vụ cho công tác lập kế hoạch, theo dõi tiến độ thực hiện kế hoach thanh tra, kiểm tra; lưu giữ các kết quả thanh tra, kiểm tra thuế, tổng hợp và kết xuất các báo cáo theo quy định.

Để phục vụ cho việc thu thập, xử lý và quản lý thông tin NNT, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo và hỗ trợ Cục Thuế Sơn La trong đó có Chi cục thuế huyện Mộc Châu triển khai xây dựng hạ tầng truyền thơng xun suốt trong tồn ngành.

Nhìn chung, việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý thu thuế đã đem lại những hiệu quả tích cực cho cơng tác quản lý thu thuế như: góp phần tăng thu, cải tiến quy trình quản lý thu thuế, cung cấp thơng tin thu - nộp thuế nhanh chóng, xố bỏ cơ chế quản lý thu thuế khép kín, tăng cường sự kiểm tra lẫn nhau giữa các bộ phận quản lý thu, giảm mối quan hệ trực tiếp giữa cán bộ thuế với tổ chức, cá nhân nộp thuế.

2.2.1.2. Quản lý đăng ký thuế

Tính đến ngày 31/12/2019 toàn huyện đã cấp được 3204 MST, trong đó có 3398 HKD.

Các HKD sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh liên hệ với đội thuế quản lý để được hướ ng dẫn lập tờ kê khai đăng ký thuế để được cấp MST, để tạo điều kiện thuận cho NNT thì theo quy định chậm nhất 03 (ba) ngày, cơ quan thuế phải gửi đăng ký MST cho NNT. Việc cấp MST cho NNT nhanh chóng thuận tiện ngồi việc tạo điều kiện cho NNT sử dụng MST trong thực hiện nghĩa vụ thuế, giao dịch kinh doanh còn giúp cơ quan thuế nắm được thông tin của NNT để đưa vào quản lý, theo dõi (xem bảng 2.4).

Bảng 2.4: Kết quả cấp mã số thuế của huyện Mộc Châu giai đoạn 2015 - 2019

STT Năm Số hộ cấp ĐKKD Số hộ đã cấp MST Số hộ đang thu thuế Tỷ lệ phần trăm (%) Tỷ lệ phần trăm (%) (1) (2) (3) (4) (5) (6=4/3) (7=5/4) 1 2015 2.559 2.238 2.105 87,5 94,1 2 2016 2.758 2.457 2.317 89,1 96,5 3 2017 2.905 2.609 2.498 90,0 95,7 4 2018 3.109 2.844 2.702 91,6 95,0 5 2019 3.398 3.204 3.015 94,3 94,1

(Nguồn: Chi Cục thuế huyện Mộc Châu)

Thông qua công tác cấp mã số thuế cho các hộ kinh doanh hàng năm, Chi cục thuế đã đưa thêm được nhiều hộ vào quản lý thu thuế. Tuy nhiên, trên thực tế mức độ chêng lệch về hộ còn cao hơn nhiều, nhất là hộ kinh doanh thời vụ mà tại thời điểm thống kê chưa thể hiện được như: xay xát lương thực, cắt lúa lưu động, xây dựng tư nhân… kinh doanh vận tải, hoạt động kinh doanh không thường xuyên và bán hàng lưu động; kinh doanh chợ đêm chưa được đưa vào quản lý thu thuế tại Chi cục thuế. Đây là nguồn thu mà Chi cục thuế có khả năng khai thác để tăng thu NSNN.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu thuế hộ kinh doanh trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)