7. Kết cấu của luận văn
2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý thu thuế hộ kinhdoanh trên địa bàn
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Một số hạn chế
Một là, cơ chế chính sách thuế áp dụng đối với hộ kinh cá thể còn nhiều bất
cập do thường xuyên thay đổi. Cụ thể, từ năm 2011, 2012, Theo Thông tư 28/2011/TT- BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính quy định đối với thu thuế đối với hộ kinh doanh gồm hai loại: hộ khoán thu thuế ổn định hàng tháng và hộ kê khai sử dụng hóa đơn quyển của cơ quan thuế, việc kê khai nộp thuế của hộ kê khai thực hiện nộp tờ khai theo tháng, quý và chỉ kê khai nộp thuế doanh thu trên hóa đơn. Tuy nhiên, năm 2013 đến năm 2017, theo Thông tư Thông tư 156/2013/TT- BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính quy định hình thức kê khai thuế của hộ kinh doanh cá thể gồm: hộ khoán ổn định và hộ khốn ổn định có sử dụng hóa đơn.
Đối với hộ khốn có sử dụng hóa đơn, hàng tháng có số thuế khốn ổn định hàng tháng phải nộp, nếu quyết tốn năm số doanh thu viết hóa đơn nhỏ hơn số thuế khốn vẫn phải nộp đủ thuế khốn, nếu doanh thu trên hóa đơn vượt trên số thuế khốn thì phải đóng thêm phần thuế tăng thêm đó.
Hiện tại, Bộ Tài chính đã ban hành Thơng tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối
với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh quy định hộ kinh doanh cá thể có hai hình thức kê khai: hộ khốn ổn định và hộ khốn có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế, theo đó hộ khốn có sử dụng hóa đơn hàng tháng vẫn nộp thuế khoán ổn định nhưng kê khai nộp thuế riêng doanh thu trên hóa đơn theo quý.
Như vậy, có thể thấy trong vịng 7 năm liên tục, riêng hình thức kê khai thuế đối với hộ kinh doanh có sử dụng hóa đơn đã thay đổi liên tục, làm cho hộ kinh doanh không thể nắm bắt kịp thời chính sách pháp luật thuế mới, gây hoang mang đối với NNT.
Hai là, hiệu quả công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể của
Chi cục thuế Mộc Châu chưa cao, thể hiện trên tất cả các thủ tục đăng ký thuế, kê khai thuế, thu nộp thuế, thủ tục miễn, giảm cho người nộp thuế, thu nợ đọng thuế.
Về thủ tục đăng ký thuế cho người nộp thuế, tỷ lệ hộ đăng ký thuế chiếm tỷ lệ thấp so với số liệu thống kê 121 hộ do bỏ sót hộ hoặc khơng đưa vào đăng ký thuế vì khơng có khả năng thu (đối với hộ kinh doanh vận tải). Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ kê khai và đưa vào lập bộ thu thuế hàng tháng còn chiếm tỷ lệ 70% so với hộ đã đăng ký cấp mã số thuế. Thủ tục giải quyết miễn, giảm thuế được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn nhưng công tác kiểm tra hộ nghỉ, bỏ kinh doanh còn chiếm tỷ lệ thấp, kiểm tra mang tính hình thức nên rất nhiều trường hợp hộ kinh doanh làm đơn nghỉ nhưng vẫn kinh doanh, hoặc cố tình thơng đồng với cán bộ thuế để chiếm dụng tiền thuế nhà nước. Công tác thu nợ cũng gặp rất nhiều khó khăn do khơng xác định được đúng nợ, đồng thời chưa thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế, nên hầu hết nợ của hộ kinh doanh vận tải khơng có khả năng thu.
Ba là, thất thu thuế còn khá lớn và khá phổ biến ở tất cả các ngành nghề kinh
doanh của hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn nhưng chưa được khắc phục.
Mặc dù Chi cục thuế Mộc Châu đã xác định số thất thu thuế đối với hộ kinh doanh còn rất lớn, đặc biệt đối với hộ kinh doanh vận tải, hộ xây dựng nhà ở tư nhân. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại cơ quan thuế cũng chưa có biện pháp để khắc phục thực trạng thất thu thuế nói trên. Lãnh đạo Chi cục thuế cho rằng số thu từ hộ kinh doanh cá thể là quá nhỏ nên chủ yếu chú trọng thu thuế doanh nghiệp NQD, trong khi đó đây là nguồn thu được điều tiết 100% cho địa phương.
Bốn là, nợ thuế của hộ kinh doanh cá thể cịn nhiều và có xu hướng tăng.
Theo số liệu Báo cáo nợ của Chi cục thuế Mộc Châu, mỗi tháng nợ hộ cá thể trên 20 triệu, trong đó chủ yếu là nợ hộ kinh doanh vận tải và thường khơng có khả năng thu Như vậy, mỗi năm nợ của hộ kinh doanh tăng thêm hơn 150 triệu và cơ quan thuế chưa có biện pháp hữu hiệu để thu được khoản nợ đọng này.
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế Về cơ chế, chính sách thuế:
Chính sách thuế thay đổi thường xuyên liên tục làm cho người nộp thuế chưa bắt nhịp kịp thời với những thay đổi của cơ chế chính sách mới. Hoặc Luật thuế áp dụng quá sớm khi các điều kiện về vật chất, con người chưa được chuẩn bị đầy đủ để triển khai thực hiện đi vào thực tế đời sống xã hội. Ngành thuế thực hiện quản lý theo mơ hình chức năng nhưng đối với HKD cá thể vẫn còn nội dung QLT theo đối tượng.
Việc điều chỉnh các văn bản thuế đối với hộ kinh doanh cá thể đặc biệt là hộ kê khai và hiện tại là hộ sử dụng hóa đơn quyển của Cơ quan thuế thay đổi liên tục từng năm, có nhiều ưu điểm nhưng khá phức tạp, khó thực hiện nên ảnh hưởng đến kết quả thu thuế của Chi cục thuế.
Về phía Chi cục thuế:
Bố trí các đội thuế thực hiện nhiều chức năng dẫn đến kết quả quản lý thu thuế chưa cao. Trình độ, năng lực của một bộ phận cơng chức thuế vẫn cịn hạn chế; trong khi các cơ chế, chính sách thuế thường xun thay đổi thì đội ngũ cơng chức thuế tại Chi cục thuế lại ít được bồi dưỡng, nghiên cứu cập nhật kịp thời để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ quản lý thu thuế mà họ đảm nhận.
Hộ kinh doanh cá thể phần lớn hiểu biết pháp luật thuế cịn thấp, trong khi đó cơng tác tun truyền pháp luật thuế tại Chi cục thuế chỉ dừng lại ở việc ban hành văn bản hướng dẫn hoặc treo áp phích trên các trục đường chính, tun truyền trên các hệ thống thơng tin của huyện. Tuy nhiên, hầu hết hộ kinh doanh không chú ý đến những nội dung tuyên truyền chính sách pháp luật thuế dẫn đến hộ kinh doanh tiếp cận thông tin về thuế hạn hẹp.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu thuế của hầu hết cán bộ Đội thuế liên xã cịn rất yếu kém. Đồng thời việc khơng nắm bắt kịp thời các chế độ chính sách của cán bộ thuế dẫn đến việc hướng dẫn kê khai, nộp thuế, hỗ trợ cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước còn nhều hạn chế.
Về công tác phối hợp:
Công tác quản lý thu thuế là trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Tuy nhiên, phần lớn các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân chưa nhận thức rõ, đầy đủ vai trị và trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ thu ngân sách nên thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và có hiệu quả với Chi cục thuế trong việc cung cấp thông tin và áp dụng các biện pháp hỗ trợ để thu đầy đủ, kịp thời tiền thuế vào NSNN.
Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức và chưa thực sự coi công tác thuế là nhiệm vụ của địa phương mình, mà coi cơng tác thu thuế là nhiệm vụ của Chi cục thuế. Từ đó thiếu sự chỉ đạo, giám sát, kiểm tra cơng tác thu thuế đối với các bộ phận như Hội đồng tư vấn thuế.
Về phía người nộp thuế:
Tình hình kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân trên địa bàn huyện cịn nhiều khó khăn, hộ có thu nhập từ sản xuất kinh doanh thấp, nợ đọng thuế tăng. Kinh tế khó khăn thì số lượng hộ kinh doanh tăng chậm, quy mô kinh doanh nhỏ mà hầu hết không đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế dẫn đến tình trạng thất thu về số lượng hộ càng nhiều. Mặt khác, hộ kinh doanh quan tâm nhiều hơn về lợi nhuận để giải quyết nhu cầu đời sống hơn là ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế, việc tăng thuế cũng gây nhiều phản ứng khơng đồng tình từ phía người nộp thuế.
Đại bộ phận hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện khơng có ý thức thực hiện chế độ kế tốn hóa đơn chứng từ áp dụng cho hộ kinh doanh, phần lớn chọn phương pháp khốn thuế để đơn giản hóa cơng tác kiểm tra, kiểm sốt về thuế. Số hộ sử dụng hóa đơn quyển của Cơ quan thuế thường kê khai thuế thấp hơn so với doanh thu trên hóa đơn địi hỏi cơng tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng hóa đơn và kê khai thuế của hộ kinh doanh có sử dụng hóa đơn.
Do số lượng hộ kinh doanh lớn nên chi phí quản lý cao, phương pháp tính thuế cịn nhiều kẽ hở dẫn tới gian lận. Chính vì vậy, trong q trình hồn thiện cơng tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh nói chung và HKD nói riêng cần giải quyết những vấn đề sau:
Tăng thu ngân sách nhà nước nhưng vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh.
Tăng cường quản lý nhưng phải đảm bảo khuyến khích phát triển kinh tế hộ nhằm hướng tới lợi ích xã hội.
Minh bạch hóa thể chế và quản lý thu thuế đối với hộ cá nhân kinh doanh dịch vụ.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU THUẾ HỘ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘC
CHÂU, TỈNH SƠN LA
3.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế của huyện Mộc Châu và định hướng hoàn thiện quản lý thu thuế hộ kinh doanh