Kinh nghiệm của một số địa phương

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu thuế hộ kinh doanh trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 42 - 49)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Kinh nghiệm về quản lý thu thuế hộ kinhdoanh của một số địa phương

1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương

1.3.1.1 Kinh nghiệm quản lý thu thuế hộ kinh doanh ở huyện Lập Thạch (tỉnh Vĩnh Phúc)

Trên địa bàn huyện Lập Thạch có gần 1.400 hộ kinh doanh thuộc diện quản lý thu thuế. Mặc dù số thu từ hộ kinh doanh chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn thu của huyện, song nó lại mang ý nghĩa xã hội rất lớn đó là tạo sự cơng bằng giữa tổ chức, cá nhân khi tham gia kinh doanh.

Kinh nghiệm của huyện Lập Thạch là ngay từ đầu tháng 11 của năm trước, Chi cục Thuế huyện Lập Thạch đã phải xây dựng kế hoạch triển khai cơng tác rà sốt, lập sổ bộ thuế cho năm tiếp theo; chỉ đạo các đội thuế liên xã phối hợp với hội đồng tư vấn thuế các xã, thị trấn tiến hành rà soát, cập nhật danh sách các tổ chức, cá nhân có tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh lập tờ khai tính thuế; tổ chức điều tra, xác định doanh thu, mức thu nhập của hộ sản xuất, kinh doanh để xác định bậc phí mơn bài, số thuế phải nộp theo quy định hiện hành. Sau khi có kết quả thống kê, rà sốt, Chi cục Thuế Lập Thạch cùng với các đội thuế liên xã tổ chức duyệt sổ bộ thuế ở toàn bộ 20/20 xã, thị trấn trên địa bàn; công khai phát hành thông báo thuế trong tháng 12 và tổ chức thu ngay từ đầu tháng 1 của năm mới.

Riêng đối với thu thuế GTGT và thuế thu nhập cá nhân, để đảm bảo cho công tác lập bộ thuế được chính xác, vào đầu tháng 12 hàng năm, đội thuế liên xã tiến hành phát tờ khai và hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện kê khai doanh thu. Căn cứ vào tờ khai, đội thuế liên xã lập danh sách dự kiến số thuế của từng hộ sản xuất, kinh doanh và đưa ra trao đổi thống nhất trong hội đồng tư vấn thuế của các xã, thị trấn và báo cáo Chi cục Thuế huyện để tiến hành lên sổ bộ thuế chính thức. Sổ bộ thuế lập xong được niêm yết công khai tại UBND các xã, thị trấn. Ngồi ra, Chi cục Thuế huyện cịn phát hành thông báo thuế gửi tới từng hộ sản xuất, kinh doanh. Sau đó, đội thuế liên xã phân cơng cán bộ chuyên môn quản lý, giám sát và đôn đốc người nộp thuế thanh toán tiền thuế qua hệ thống các ngân hàng.

đạo Đội tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế phối hợp với Đài Truyền thanh của huyện, hệ thống loa truyền thanh ở 20/20 xã, thị trấn và ban quản lý các chợ tổ chức phát bài tuyên truyền về chính sách và thời gian thu nộp thuế môn bài; tổ chức tập huấn chính sách thuế đối với hộ kinh doanh cho tồn thể cán bộ, cơng chức xã; các thành viên hội đồng tư vấn xã, thị trấn và đội ngũ cán bộ, đảng viên, đội ngũ bí thư, phó bí thư chi bộ và trưởng, phó các thơn, tổ dân phố ở các xã, thị trấn.

Để công tác quản lý và thu thuế hộ kinh doanh cá thể đi vào nền nếp, Chi cục Thuế Lập Thạch còn tiếp tục tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo của UBND huyện, các xã, thị trấn để quyết liệt triển khai các biện pháp quản lý thu thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, xác minh để nắm bắt, điều chỉnh số thuế kịp thời theo từng nhóm ngành hàng; khai thác triệt để và quản lý chặt chẽ các nguồn thu trên địa bàn, đặc biệt đối với các hộ sử dụng hóa đơn và hộ mới kinh doanh; đẩy mạnh công tác kiểm tra chuyên đề theo từng ngành hàng để kịp thời chấn chỉnh sai phạm.

1.3.1.2 Kinh nghiệm quản lý thu thuế hộ kinh doanh ở huyện Mỹ Lộc (tỉnh Nam Định)

Bằng những biện pháp phù hợp cùng sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, nhất là sự chủ động, tích cực của Chi cục Thuế huyện nên huyện Mỹ Lộc đã từng bước đưa công tác quản lý và thu thuế hộ cá thể kinh doanh trên địa bàn đi vào nền nếp, tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách địa phương.

Thực tế hiện nay, việc thu thuế các hộ sản xuất, kinh doanh cá thể tại các làng nghề vẫn gặp khơng ít khó khăn bởi các chủ hộ chưa tự giác thực hiện việc đăng ký, kê khai thuế theo quy định; công tác xác định số hộ và mức thuế phải nộp của mỗi hộ cịn nhiều hạn chế… Do đó, Chi cục Thuế huyện Mỹ Lộc đã xây dựng kế hoạch lập bộ thuế khoán hộ kinh doanh tại làng nghề xã Mỹ Thắng để rút kinh nghiệm và nhân ra diện rộng. Mục đích của kế hoạch là đưa 100% số hộ kinh doanh trên địa bàn xã vào quản lý thu thuế; tiến hành lập được bộ thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân của các hộ kinh doanh và thu róc số lệ phí mơn bài hằng năm. Việc triển khai kế hoạch này phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm chính xác, khách

quan, công khai, không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hộ dân. Khi xác định, ấn định được doanh thu tính thuế của các hộ kinh doanh trên địa bàn phải gửi danh sách công khai về doanh thu, mức thuế, doanh thu không phải nộp thuế, thông báo tới từng hộ kinh doanh. Để thực hiện thành công kế hoạch này, Chi cục Thuế huyện Mỹ Lộc đã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền về chính sách thuế, đăng ký, kê khai thuế, ấn định thuế, xử lý vi phạm về thuế và các bước thực hiện kế hoạch đến người dân. Tổ chức tập huấn chính sách thuế đối với hộ kinh doanh cho tồn t hể cán bộ, cơng chức xã; các thành viên Hội đồng tư vấn thuế xã và đội ngũ cán bộ, đảng viên, đội ngũ bí thư, phó bí thư chi bộ và trưởng, phó các thơn trong tồn xã.

Cùng với đó, Chi cục Thuế huyện phân cơng cán bộ phát tờ khai đăng ký thuế và tờ khai thuế khoán cho các hộ kê khai theo danh sách bộ thuế môn bài yêu cầu các hộ ký nhận tờ khai. Đối với những hộ phát sinh ghi thêm ngoài danh sách, hộ bỏ kinh doanh, cán bộ thôn phải ghi chú rõ ràng. Thơn, xóm thu tờ khai sau 3 ngày phát, đối với hộ đã kê khai, thôn đề nghị hộ ký nhận. Trên cơ sở sổ bộ phí mơn bài, sổ theo dõi thu nộp và căn cứ vào tình hình thực tế kinh doanh của các hộ cùng mặt hàng, ngành nghề, quy mô kinh doanh, UBND và Hội đồng tư vấn thuế xã cùng Chi cục Thuế huyện mời lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, MTTQ và các tổ chức đồn thể chính trị, xã hội của xã cùng đại diện hộ kinh doanh phân loại từng hộ tại trụ sở UBND xã. Chi cục Thuế huyện sẽ tiến hành cấp mã số thuế cho từng hộ, đồng thời lập danh sách hộ đã kê khai doanh thu, mức thuế theo mẫu quy định. Riêng đối với hộ không kê khai sẽ lấy doanh thu cao nhất của hộ kê khai có cùng quy mơ, ngành nghề, mặt hàng tại địa bàn xã hoặc địa bàn huyện để ấn định mức thuế theo quy định tại các Điều 33, Điều 35 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22-7-2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thu thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thu thuế. Đối với những trường hợp kê khai không sát thực tế và khơng có hộ kinh doanh cùng ngành nghề, Chi cục Thuế huyện và UBND xã thành lập đồn đi khảo sát điểm theo quy mơ, ngành nghề mặt hàng cùng loại và số liệu tiêu thụ điện năng của Điện lực huyện Mỹ Lộc làm cơ sở ấn định thuế cho các hộ có cùng quy mơ, ngành nghề, mặt hàng kinh doanh theo

quy định. Riêng đối với những hộ kinh doanh vận tải không kê khai sẽ ấn định doanh thu tối thiểu theo quy định tại Công văn số 3606/CT-THNVDT ngày 13-12- 2013 của Cục Thuế tỉnh Nam Định ban hành mức doanh thu tối thiểu tính thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ…

Trên cơ sở phân loại hộ kinh doanh, số liệu kê khai của các hộ, kết quả khảo sát của Chi cục Thuế huyện, UBND và Hội đồng tư vấn sẽ họp xây dựng dự kiến doanh thu, mức thuế của từng hộ kinh doanh trên địa bàn. Sau đó tiến hành cơng khai doanh thu, mức thuế của từng hộ lần 1 bằng 2 hình thức là gửi trực tiếp đến từng hộ và niêm yết công khai tại bộ phận “một cửa” của Chi cục Thuế, UBND huyện, xã, nhà văn hóa các thơn, xóm, ban quản lý chợ… Căn cứ vào kết quả công khai lần 1, ý kiến phản hồi của các hộ kinh doanh, UBND xã, Hội đồng tư vấn thuế xã và Chi cục Thuế huyện tham vấn đại diện lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, MTTQ và các tổ chức hội, đoàn thể và các hộ trong diện; sau đó Chi cục Thuế chỉnh sửa và duyệt bộ thuế chính thức, đồng thời tiếp tục tổ chức cơng khai lần 2 theo 3 hình thức là gửi trực tiếp tới hộ kinh doanh, niêm yết công khai và công bố trên website của ngành Thuế…

Bên cạnh đó, tại huyện Mỹ Lộc ngồi sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo ngành Thuế, sự nỗ lực vượt khó của đội ngũ cán bộ Chi cục thì sự “vào cuộc quyết liệt” của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp là yếu tố quyết định. Thường trực Huyện ủy đã xác định và quán triệt, giao nhiệm vụ thu thuế nói chung, thu thuế hộ cá thể kinh doanh nói riêng là nhiệm vụ trọng tâm của từng xã, thị trấn để huy động sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị của địa phương, nhất là đội ngũ cán bộ, đảng viên ở thơn, xóm.

Với cách làm chủ động, sáng tạo và khoa học, Chi cục Thuế huyện Mỹ Lộc là đơn vị đầu tiên trong tỉnh Nam Định đưa công tác quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể vào nền nếp, góp phần tăng thu cho NSNN.

1.3.1.3 Kinh nghiệm quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể ở thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa)

Chi cục Thuế thị xã Ninh Hòa đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương chú trọng cơng tác tun truyền chính sách thuế đến người nộp thuế; triển

khai việc lập bộ, in, phát thông báo thuế kịp thời đến người nộp thuế. Công tác đôn đốc thu nộp thuế cũng được các đội thuế thường xuyên thực hiện…

Số thu tăng do Chi cục đã thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thu thuế; rà soát, khai thác tốt các nguồn thu; tăng cường đôn đốc các hộ kinh doanh nộp thuế nợ, thuế phát sinh. Đồng thời, tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ phục vụ khách nước ngoài, việc niêm yết giá, bán hàng theo giá niêm yết của các cơ sở kinh doanh ăn uống, du lịch... Cơ quan thuế còn tuyên truyền, phổ biến các luật thuế, nghị định, thông tư về thuế mới sửa đổi, bổ sung; đôn đốc người nộp thuế nộp các khoản thuế, phí, lệ phí vào ngân sách...

Quản lý chặt hơn cũng là kinh nghiêm mà thị xã Ninh Hòa rút ra được trong việc quản lý thu thuế HKD. Ninh Hòa là một trong những địa phương quản lý nhiều cá nhân hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa (chủ yếu vận chuyển nông sản, đất, đá, cát, sỏi). Số thuế lập bộ của cá nhân kinh doanh vận tải chiếm tỷ trọng khá lớn (gần 20% tổng số thuế lập bộ trong khu vực cá nhân kinh doanh). Tuy nhiên, thời gian qua, hoạt động này gặp khó khăn khiến cơng t ác đôn đốc thu gặp trở ngại… nên ngành Thuế đã tăng cường kiểm tra, quản lý cá nhân ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh, phát sinh kinh doanh; quản lý chặt chẽ hoạt động xây dựng tư nhân, kinh doanh lưu trú, cho thuê tài sản… Đồng thời, tăng cường công tác quả n lý thu, khai thác triệt để các nguồn thu không thường xuyên như: cơ sở kinh doanh lưu động, vận tải, kinh doanh mùa vụ, cho thuê nhà, dịch vụ du lịch lữ hành, hoạt động khai thác khống sản... Cơ quan thuế cịn thường xuyên theo dõi, kiểm tra xác định mức doanh thu khốn (và doanh thu trên hóa đơn) đối với cá nhân kinh doanh ở một số lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn trọng điểm để bảo đảm việc quản lý thu thuế đúng chính sách. Các đội thuế xã, phường tiếp tục khảo sát các hộ có doanh thu dưới ngưỡng, đặc biệt những hộ nhiều năm chưa quản lý thu thuế để đưa vào quản lý thu thuế đúng quy định; tập trung đôn đốc thu ngay tháng đầu của mỗi quý…

1.3.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Qua bài học kinh nghiệm quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh của một số địa phương nêu trên, học viên nhận thấy một số bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Mộc Châu trong công tác quản lý thu thuế HKD như sau:

Thứ nhất, xây dựng hệ thống thuế khoán lũy tiến theo doanh thu. Nhiều hộ

kinh doanh có doanh thu hàng năm lên tới hơn trăm tỷ đồng nhưng chưa chuyển đổi sang mơ hình doanh nghiệp. Do vậy, cơng tác quản lý thu thuế gặp nhiều khó khăn, gây thất thoát cho NSNN. Việc áp dụng hệ thống thuế khoán lũy tiến theo doanh thu sẽ khuyến khích những hộ kinh doanh có doanh thu lớn phát triển thành doanh nghiệp, nộp thuế theo hệ thống thuế áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp.

Thứ hai, sử dụng hóa đơn tiền điện, nước của hộ kinh doanh làm căn cứ xác

định doanh thu đối với loại hình kinh doanh dịch vụ như nhà hàng, khách sạn; sử dụng số lượng lao động là căn cứ để xác định doanh thu đối với các hộ kinh doanh dịch vụ khác. Do tính chất của ngành kinh doanh dịch vụ nên chi phí điện, nước, số lượng lao động sẽ phản ảnh đúng quy mơ hộ kinh doanh. Vì vậy, việc căn cứ vào đặc điểm của hộ kinh doanh để xác định doanh thu sẽ phù hợp hơn so với phương thức xác định doanh thu hiện tại.

Thứ ba, cần quản lý chặt chẽ hơn nữa. Cụ thể cần tăng cường kiểm tra, quản lý

cá nhân ngừng hoặc tạm ngừng kinh doanh, phát sinh kinh doanh; quản lý chặt chẽ hoạt động xây dựng tư nhân, kinh doanh lưu trú, cho thuê tài sản… Đồng thời, tăng cường công tác quản lý thu, khai thác triệt để các nguồn thu không thường xuyên. Cơ quan thuế còn cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra xác định mức doanh thu khốn (và doanh thu trên hóa đơn) đối với cá nhân kinh doanh ở một số lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn trọng điểm để bảo đảm việc quản lý thu thuế đúng chính sách.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ HỘ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu thuế hộ kinh doanh trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)