Quản lý quy trình thu thuế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu thuế hộ kinh doanh trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 59 - 67)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Phân tích thực trạng quản lý thu thuế hộ kinhdoanh trên địa bàn huyện

2.2.2. Quản lý quy trình thu thuế

2.2.2.1. Cơng tác lập dự tốn thu thuế

Việc lập dự toán thu thuế được Chi cục thuế quan tâm và tổ chức xây dựng từ quý 4 mỗi năm để xác định dự toán cho năm sau. Dự toán thu thuế năm mang tính pháp lệnh, được xây dựng trên cơ sở dự báo mức độ hoàn thành dự toán của năm hiện hành, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mộc Châu năm kế tiếp, đánh giá các nguồn thu tiềm năng, số hộ kinh doanh tăng trong năm sau: chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế; các nguồn thu vãng lai của năm nay (thu ngồi địa bàn) để cơng tác lập dự tốn có cơ sở pháp lý cao.

Tuy nhiên, thực trạng cơng tác lập dự tốn năm của Chi cục thuế vẫn nảy sinh nhiều bất cập.

Thứ nhất, do nhu cầu thu chi hàng năm tăng, Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự tốn thuế với mức tăng thu bình quân hàng năm từ 15% đến 25% tương ứng với từng khoản thu cụ thể và tùy vào tình hình kinh tế - xã hội mỗi năm. Trong khi đó, chính sách thuế nói chung thường được sửa đổi, bổ sung có lợi cho người nộp thuế nhiều hơn (giảm thuế suất, giảm tỷ lệ thu; mở rộng đối tượng miễn thuế, giảm thuế; khơng truy thu, truy hồn các khoản thuế liên quan đến đất đai có lợi cho cá nhân kinh doanh; gia hạn số thuế phải nộp…) làm cho việc lập dự toán chưa đảm bảo tính khách quan.

Ở mỗi địa phương, căn cứ dự toán pháp lệnh Bộ Tài chính giao, Hội đồng nhân dân các cấp tùy vào tình hình ngân sách địa phương được phép giao dự toán phấn đấu cho Chi cục thuế, làm cho dự toán phấn đấu tăng cao so với số thực tế của năm liền kề.

Thứ hai, dự toán pháp lệnh thường căn cứ vào kết quả thu của năm liền kề

trước đó, nhưng một số khoản thu năm liền kề không thuộc nguồn thu tại chỗ, bền vững mà thuộc nguồn thu vãng lai, ít được loại trừ khi giao dự tốn pháp lệnh.

Thứ ba, về mặt tâm lý, các địa phương thường dự báo mức tăng trưởng của

năm sau luôn cao hơn năm liền kề mà khơng đánh giá một cách khách quan, mang tính chắc chắn mức tăng trưởng để xây dựng dự tốn pháp lệnh.

Thứ tư, chính sách thuế thường xuyên thay đổi, sửa đổi, bổ sung theo lộ trình

cải cách phụ thuộc vào thời gian cam kết hoặc phụ thuộc vào tình hình kinh tế - xã hội thuận lợi hay khó khăn. Trong khi đó dự tốn thuế ổn định và hàng năm không được điều chỉnh giảm (chỉ có tăng). Do đó, quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn, bất cập.

Để hồn thành nhiệm vụ thu, việc lập dự toán thu thuế cần phải đảm bảo tính khách quan, trung thực. Dự toán thu thuế phải xây dựng tiên tiến, tích cực, chủ động, phù hợp với tăng trưởng kinh tế trên địa bàn (xem bảng 2.5)

Bảng 2.5: Kết quả nhận dự toán thu thuế của huyện Mộc Châu giai đoạn 2015 - 2019 giai đoạn 2015 - 2019 Năm Dự toán pháp lệnh Cục thuế giao (triệu đồng) Dự toán HĐND huyện giao (triệu đồng) Tỷ lệ tăng (%) DTPL/so với năm trước DT HĐND huyện/so với DTPL hàng năm 2015 59.257 78.252 132,1 2016 69.987 80.750 118,1 115,4 2017 76.920 91.457 109,9 118,9 2018 99.390 110.320 129,2 111,0 2019 112.437 121.019 131,1 107,6

(Nguồn: Báo cáo dự toán 2015 -2019 của Chi cục thuế huyện Mộc Châu)

Như vậy, mức dự toán được Cục thuế tỉnh và HĐND huyện giao hàng năm hầu hết tăng qua các năm. Dự toán pháp lệnh Cục thuế giao tăng đột ngột vào năm 2018. Sau khi phân tích tình hình kinh tế - xã hội khó khăn tác động đến nguồn thu của huyện và các nguồn thu đột biến thì dự tốn pháp lệnh được điều chỉnh lại vào năm 2019. Dự toán HĐND huyện giao mỗi năm đều tăng và tăng cao so với dự toán pháp lệnh. Điều này thể hiện ý chí chủ quan của địa phương vì khơng đánh giá được yếu tố tăng, giảm nguồn thu để loại trừ.

2.2.2.2. Điều tra doanh số, phân loại hộ

chức quản lý thu thuế sát với doanh thu của các HKD là việc làm rất quan trọng, có nhiều cách để điều tra: phát tờ kê khai cho hộ tự kê khai, cử cán bộ ghi doanh thu bán theo ngày, đối chiếu doanh thu của các hộ có quy mơ, ngành nghề kinh doanh tương ứng đã quản lý trước đó...thơng thường cán bộ được phân cơng quản lý địa bàn phải phối hợp với hội đồng tư vấn thuế xã, phường để tiến hành điều tra, kết quả điều tra phải được công khai t ại UBND xã, phường, tại trụ sở đội thuế để các HKD tự đối chiếu, so sánh, nếu có ý kiến thắc mắc hội đồng tư vấn thuế phải có trách nhiệm giải đáp. Sau khi hết thời gian công khai và cân đối giữa các địa bàn doanh số ấn định là căn cứ để lập sổ bộ và tính thuế.

Phân loại hộ theo phương pháp tính thuế

Tùy theo từng quy mơ, loại hình kinh doanh mà các HKD lựa chọn nộp thuế theo kê khai hoặc nộp thuế theo phương pháp khoán thuế

Hộ nộp thuế theo phương pháp kê khai:

Thông thường áp dụng đối với các HKD có quy mơ tương đối lớn, mặt hàng kinh doanh dễ kiểm sốt, hộ có nhu c ầu sử dụng hóa đơn nhiều, như: kinh doanh điện tử, xe đạp, đồng hồ... Nhìn chung qua nhiều năm quản lý mơ hình hộ kinh doanh đăng ký nộp thuế theo phương pháp kê khai rất ít. Tâm lý chung của các HKD là ngại ghi chép, hạch toán, tuy nhiên, đối với những HKD này khách hàng thường yêu cầu cung cấp hóa đơn nên buộc họ phải đăng ký nộp thuế theo kê khai để được mua hóa đơn cả quyển, tiện cho việc sử dụng (nếu nộp thuế theo phương pháp khốn thuế thi khi có nhu cầu sử dụng hóa đơn các HKD liên hệ với đội thuế để được cấp hóa đơn lẻ). Do vậy, đối với các hộ nộp thuế theo kê khai thì việc quản lý doanh thu tính thuế tương đối sát với doanh thu thực tế.

Hộ nộp thuế theo phương pháp khốn: Do mơ hình kinh doanh nhỏ, kinh doanh nhiều loại mặt hàng, ý thức lưu trữ chứng từ hạn chế đa số các HKD thường đăng ký nộp thuế theo phương pháp khoán thuế, thực hiện theo phương thức này có ưu điểm đối với cơ quan thuế là chi phí quản lý ít, khốn thuế 6 tháng đến 1 năm, nên một năm chỉ tổ chức thu thuế 1 đến 2 lần, nhưng nhược điểm là rất khó quản lý về doanh số, nếu khô ng theo dõi thường xuyên biến động kinh doanh c ủa

các hộ để có phương án điều chỉnh doanh thu khoán khi hết thời gian ổn định sẽ dẫn đến thất thu về doanh số , đồ ng thời để có căn c ứ đấu tranh với HKD để điều chỉnh doanh số thì cán bộ thuế phải đưa ra căn c ứ chứng minh s ự phát triển kinh doanh c ủa các hộ, và nắm vững các quy định để xác định số thuế phải nộp của từng hộ phải đảm bảo hợp lý (xem bảng 2.6).

Bảng 2.6: Tổng hợp các hộ theo phương pháp tính thuế của huyện Mộc Châu giai đoạn 2015 - 2019

Chỉ tiêu Hộ kê khai Hộ khoán Tổng số hộ Tỷ lệ % hộ

kê khai Tỷ lệ % hộ khoán (1) (2) (3) (4) (5=2/4) (6=3/4) 2015 42 2.196 2238 1,9 98,1 2016 43 2.414 2457 1,8 98,2 2017 43 2.566 2609 1,6 98,4 2018 47 2.797 2844 1,7 98,3 2019 51 3.153 3204 1,6 98,4

(Nguồn: Chi Cục thuế huyện Mộc Châu)

Tại Mộc Châu, trong cả giai đoạn 2015 – 2019 đại đa số các HKD đăng ký nộp thuế theo phương pháp khoán thuế.

2.2.2.3. Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế

Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế luôn được Chi cục thuế huyện Mộc Châu quan tâm hàng đầu bằng việc đa dạng hố hình thức và nâng cao chất lượng công tác truyên truyền, hỗ trợ về thuế qua đó nâng cao được tính tự giác và tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế (được thực hiện chung cho tất cả các đối tượng là các doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức và các hộ kinh doanh) góp phần tăng thu ngân sách nhà nước.

Công tác tuyên truyền tập trung vào việc tuyên truyền kịp thời Luật quản lý thu thuế; những nội dung mới, những sửa đổi bổ sung của Luật thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan: Ban Tuyên giáo huyện uỷ, các cơ quan thơng tấn, báo chí để đưa tin tun truyền rộng rãi về nội dung thay

đổi của chính sách thuế; đưa trang trang thơng tin điện tử (Website) của Cục Thuế Sơn La lên Internet và tích hợp vào trang thơng tin của huyện Mộc Châu.

Đặc biệt từ năm 2009 Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực thi hành (trước đây hộ kinh doanh nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, từ 01/01/2009 cá nhân có thu nhập từ kinh doanh thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân) nên công tác tuyên truyền, tập huấn cho các tổ chức, cá nhân được chú trọng. Qua Bảng 2.8 ta thấy công tác tuyên truyền chính sách thuế ngày càng được tăng lên cả số lượng và chất lượng. Chi cục thuế huyện Mộc Châu luôn cố gắng đổi mới về phương pháp và nội dung. Do vậy, số người bình quân/cuộc tập huấn, đối thoại ngày càng tăng lên (xem bảng 2.7).

Bảng 2.7. Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền của huyện Mộc Châu giai đoạn 2015 - 2019 giai đoạn 2015 - 2019

Năm Tập huấn Đối thoại Số bài báo Số lớp Số lượt người Số cuộc Số người

2015 7 986 2 96 8

2016 8 1.702 3 142 11

2017 11 2.683 4 181 16

2018 18 3.471 5 308 18

2019 21 4.183 5 352 25

(Nguồn: Chi Cục thuế huyện Mộc Châu)

Công tác hỗ trợ người nộp thuế: Triển khai các giải pháp hỗ trợ NNT trong việc tiếp cận các chính sách thuế bằng nhiều hình thức như: tổ chức đường dây nóng, tiếp xúc trực tiếp, hướng dẫn, trả lời, đối thoại, tập huấn, phổ biến chính sách, giải đáp vướng mắc...của NNT trong quá trình kê khai, nộp thuế một cách nhanh nhất, thuận lợi nhất; cơng khai các thủ tục hành chính thuế tại bộ phận “một cửa” Văn phòng Chi cục Thuế; thường xuyên phối hợp với các ngành tổ chức các cuộc đối thoại với tổ chức, cá nhân để nắm bắt và giải đáp, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc về pháp luật thuế cho NNT (xem bảng 2.8).

Bảng 2.8: Kết quả hỗ trợ người nộp thuế của huyện Mộc Châu giai đoạn 2015 - 2019 giai đoạn 2015 - 2019

(Đơn vị tính: Lượt)

Năm Trả lời trực tiếp tại CQT Trả lời qua điện thoại Trả lời bằng văn bản

2015 105 207 5

2016 138 306 17

2017 272 445 44

2018 434 498 45

2019 593 650 57

(Nguồn: Chi Cục thuế huyện Mộc Châu)

2.2.2.4. Lập bộ và theo dõi thu nộp

Qua quá trình quản lý các đội thuế liên xã phường căn cứ vào mức độ và khả năng thực hiện việc ghi chép sổ sách kế toán, lưu giữ hóa đơn chứng từ khi mua bán hàng hóa của các HKD để phân loại và thực hiện các phương pháp quản lý cho phù hợp.

Đối với hộ nộp thuế theo phương pháp kê khai: hàng tháng HKD thực hiện kê khai và lập tờ khai gửi cơ quan thuế, đồng thời tự xác định số thuế phải nộp để nộp ngân sách nhà nước, cơ quan thuế chỉ thực hiện việc kiểm tra, giám sát việc tự kê khai của các HKD và đơn đốc số thuế nợ đọng (nếu có). Thực tế rất ít HKD nộp thuế theo phương pháp này, vì các lý do: các HKD ngại ghi chép sổ sách khi mua bán hàng hóa, ngại lưu giữ chứng từ, ngại kê khai các loại hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế, phần lớn các hộ mới thực hiện được kê khai doanh số bán ra kèm theo hóa đơn bán ra, cịn khi mua vào thì khơng có chứng từ hợp lệ, chính vì vậy tỷ lệ các hộ thực hiện nộp thuế theo kê khai hàng năm chỉ chiếm khoảng gần 2% trên tổng số hộ quản lý, số thuế nộp của các hộ này cũng chỉ chiếm khoảng trên 5% trên tổng số thuế thu từ HKD (xem bảng 2.9)

Bảng 2.9: Tổng hợp số thuế nộp theo phương pháp tính thuế của huyện Mộc Châu giai đoạn 2015 - 2019

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Hộ kê khai Hộ khoán Tổng số

đã nộp Tỷ lệ % Tỷ lệ % (1) (2) (3) (4) (5=2/4) (6=3/4) 2015 0,4 6,9 7,3 5,5 94,5 2016 0,3 7,0 7,3 4,1 95,9 2017 0,4 7,3 7,7 5,2 94,8 2018 0,4 8,7 9,1 4,4 95,6 2019 0,3 9,0 9,3 3,2 96,8

(Nguồn: Chi Cục thuế huyện Mộc Châu)

Trên cơ sở tờ kê khai của các HKD, đối chiếu với kết quả điều tra doanh số thực tế, mức biến động về giá cả từng ngành nghề, mặt hàng; dự báo tăng trưởng kinh tế trong khu vực và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nộp ngân sách trong năm sau. Sau khi họp thống nhất giữa các đội thuế, có kết quả thực hiện cơng khai danh sách các hộ thuộc diện không phải nộp thuế giá trị gia tăng (hộ có thu nhập thấp); danh sách HKD và mức thuế phải nộp chuyển công khai tại các đội thuế liên xã phường, để lấy ý kiến tham gia của HKD, tại Sơn La hiện nay việc thực hiện công khai các HKD thực hiện niêm yết tại trụ sở đội thuế liên xã phường, trụ sở UBND xã, phường. Sau 10 ngày công khai (từ 02/01 đến 10/01 hàng năm) tổ chức tham vấn ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã phường, Nội dung các cuộc họp lấy ý kiến tham vấn của Hội đồng tư vấn thuế xã phường phải được lập thành Biên bản trong đó ghi rõ các ý kiến về điều chỉnh doanh thu và số thuế phải nộp của từng HKD để làm tài liệu duyệt bộ thuế. Sau khi Lãnh đạo Chi cục Thuế chủ trì tổ chức cuộc họp với Đội kê khai và kế toán thuế, Đội tổng hợp nghiệp vụ dự toán và các Đội thuế liên xã phường để duyệt Sổ bộ thuế (duyệt bộ thuế) ổn định trong năm đối với các HKD nộp thuế theo phương pháp khoán. Nội dung cuộc họp sẽ rà soát, xem xét điều chỉnh doanh thu và tiền thuế của các HKD trên cơ sở ý kiến phản hồi của các HKD, ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã phường, xem xét tình hình sản xuất kinh

doanh và các yếu tố biến động ảnh hưởng đến thu nộp ngân sách, tỷ lệ sai lệch giữa doanh thu khoán năm trước với doanh thu điều tra thực tế của các nhóm ngành nghề và cân đối giữa các địa bàn với nhau để đảm bảo sự khách quan, công bằng tương đối giữa các HKD để là cơ sở Lập sổ bộ tính thuế cho các HKD. Hiện tại toàn bộ việc lập sổ bộ, theo dõi thu nộp đã được thực hiện trên ứng dụng nên việc theo dõi, quản lý số liệu tương đối thuận tiện (xem bảng 2.10).

Bảng 2.10: Tổng hợp kết quả thu thuế trên địa bàn của huyện Mộc Châu giai đoạn 2015 - 2019 giai đoạn 2015 - 2019

(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019

Tổng thu NS nội địa 88,7 92,2 107,6 162,5 193,5

Thu từ hộ kinh doanh 7,3 7,3 7,7 9,1 9,3

- Thuế Môn Bài 0,5 0,3 0,4 0,6 0,6

- Thuế GTGT 3,7 3,8 4,0 4,5 4,6

- Thuế TNDN 0,2 0,2 0,3 0,5 0,5

- Thuế TNCN 0,5 0,4 0,5 0,6 0,6

- Thuế TTĐB 0,1 0,1 0,1 0,2 0,2

- Thuế TN 2,3 2,2 2,4 2,7 2,8

(Nguồn: Chi Cục thuế huyện Mộc Châu)

Như vậy, nếu xét tổng thu ngân sách chung trên tồn địa bàn thì kết quả thực hiện năm sau luôn cao hơn năm trước, các sắc thuế chiếm tỷ trọng lớn là thuế GTGT, TN.

2.2.2.5. Quản lý miễn thuế, giảm thuế

Miễn thuế GTGT và thuế TNCN, Đối với cá nhân, các HKD có thu nhập bình quân tháng trong năm của mỗi người lao động dưới mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức Nhà nước. Đối với các HKD này hàng năm, trong tháng 1 cơ quan thuế thu thuế Mơn bài, sau đó danh sách các hộ được lập và theo dõi riêng.

Theo số liệu báo cáo qua các năm số hộ có thu nhập thấp thuộc diện được miễn thuế hàng tháng thường là các hộ kinh doanh không thường xuyên, mở ngồi

giờ hành chính, địa điểm kinh doanh khô ng cố định, tỷ lệ chiếm khoảng trên 4% trên tổng số hộ đang quản lý (xem bảng 2.11).

Bảng 2.11: Tổng hợp các hộ thuộc diện miễn thuế của huyện Mộc Châu giai đoạn 2015 - 2019

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý thu thuế hộ kinh doanh trên địa bàn huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)