STT Năm Số hộ cấp ĐKKD Số hộ đã cấp MST Số hộ đang thu thuế Tỷ lệ phần trăm (%) Tỷ lệ phần trăm (%) (1) (2) (3) (4) (5) (6=4/3) (7=5/4) 1 2015 2.559 2.238 2.105 87,5 94,1 2 2016 2.758 2.457 2.317 89,1 96,5 3 2017 2.905 2.609 2.498 90,0 95,7 4 2018 3.109 2.844 2.702 91,6 95,0 5 2019 3.398 3.204 3.015 94,3 94,1
(Nguồn: Chi Cục thuế huyện Mộc Châu)
Thông qua công tác cấp mã số thuế cho các hộ kinh doanh hàng năm, Chi cục thuế đã đưa thêm được nhiều hộ vào quản lý thu thuế. Tuy nhiên, trên thực tế mức độ chêng lệch về hộ còn cao hơn nhiều, nhất là hộ kinh doanh thời vụ mà tại thời điểm thống kê chưa thể hiện được như: xay xát lương thực, cắt lúa lưu động, xây dựng tư nhân… kinh doanh vận tải, hoạt động kinh doanh không thường xuyên và bán hàng lưu động; kinh doanh chợ đêm chưa được đưa vào quản lý thu thuế tại Chi cục thuế. Đây là nguồn thu mà Chi cục thuế có khả năng khai thác để tăng thu NSNN.
2.2.2. Quản lý quy trình thu thuế
2.2.2.1. Cơng tác lập dự toán thu thuế
Việc lập dự toán thu thuế được Chi cục thuế quan tâm và tổ chức xây dựng từ quý 4 mỗi năm để xác định dự toán cho năm sau. Dự tốn thu thuế năm mang tính pháp lệnh, được xây dựng trên cơ sở dự báo mức độ hồn thành dự tốn của năm hiện hành, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mộc Châu năm kế tiếp, đánh giá các nguồn thu tiềm năng, số hộ kinh doanh tăng trong năm sau: chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế; các nguồn thu vãng lai của năm nay (thu ngoài địa bàn) để cơng tác lập dự tốn có cơ sở pháp lý cao.
Tuy nhiên, thực trạng cơng tác lập dự tốn năm của Chi cục thuế vẫn nảy sinh nhiều bất cập.
Thứ nhất, do nhu cầu thu chi hàng năm tăng, Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán thuế với mức tăng thu bình quân hàng năm từ 15% đến 25% tương ứng với từng khoản thu cụ thể và tùy vào tình hình kinh tế - xã hội mỗi năm. Trong khi đó, chính sách thuế nói chung thường được sửa đổi, bổ sung có lợi cho người nộp thuế nhiều hơn (giảm thuế suất, giảm tỷ lệ thu; mở rộng đối tượng miễn thuế, giảm thuế; không truy thu, truy hoàn các khoản thuế liên quan đến đất đai có lợi cho cá nhân kinh doanh; gia hạn số thuế phải nộp…) làm cho việc lập dự toán chưa đảm bảo tính khách quan.
Ở mỗi địa phương, căn cứ dự tốn pháp lệnh Bộ Tài chính giao, Hội đồng nhân dân các cấp tùy vào tình hình ngân sách địa phương được phép giao dự toán phấn đấu cho Chi cục thuế, làm cho dự toán phấn đấu tăng cao so với số thực tế của năm liền kề.
Thứ hai, dự toán pháp lệnh thường căn cứ vào kết quả thu của năm liền kề
trước đó, nhưng một số khoản thu năm liền kề khơng thuộc nguồn thu tại chỗ, bền vững mà thuộc nguồn thu vãng lai, ít được loại trừ khi giao dự toán pháp lệnh.
Thứ ba, về mặt tâm lý, các địa phương thường dự báo mức tăng trưởng của
năm sau luôn cao hơn năm liền kề mà không đánh giá một cách khách quan, mang tính chắc chắn mức tăng trưởng để xây dựng dự toán pháp lệnh.
Thứ tư, chính sách thuế thường xuyên thay đổi, sửa đổi, bổ sung theo lộ trình
cải cách phụ thuộc vào thời gian cam kết hoặc phụ thuộc vào tình hình kinh tế - xã hội thuận lợi hay khó khăn. Trong khi đó dự tốn thuế ổn định và hàng năm không được điều chỉnh giảm (chỉ có tăng). Do đó, q trình thực hiện gặp nhiều khó khăn, bất cập.
Để hồn thành nhiệm vụ thu, việc lập dự tốn thu thuế cần phải đảm bảo tính khách quan, trung thực. Dự toán thu thuế phải xây dựng tiên tiến, tích cực, chủ động, phù hợp với tăng trưởng kinh tế trên địa bàn (xem bảng 2.5)