7. Kết cấu của luận văn
2.1. Khái quát về hộ kinhdoanh và kết quả thu thuế hộ kinhdoanh trên địa
2.1.1. Khái quát về hộ kinhdoanh trên địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
Mộc Châu là huyện miền núi nằm trên cao nguyên đá vơi vùng Tây Bắc với độ cao trung bình hơn 1.000 m so với mặt nước biển về hướng Đơng Nam của tỉnh Sơn La. Huyện Mộc có diện tích tự nhiên là 1.081,66 km2, chiếm 7,49 % diện tích của tỉnh Sơn La. Huyện có Quốc lộ 6 và Quốc lộ 43 đi qua, có 40,6 km đường biên giới với nước CHDCND Lào. Huyện Mộc Châu rất nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế.
Về vị trí và mối liên hệ trong Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, Mộc Châu là khu vực có những lợi thế khơng nhỏ: Thứ nhất, Mộc Châu là c ửa ngõ đặc biệt quan trọng kết nối Sơn La, các tỉnh vùng Tây Bắc với Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng thông qua quốc lộ 6. Đồng thời, Mộc Châu cịn có cửa khẩu quốc gia Lóng Sập thông với tỉnh Hủa Phăn và cố đô Luông Phra Bang c ủa nước CHDCND Lào; xa hơn là sang các nước ASEAN như Thái Lan, Myanmar... Đối với thủ đơ Hà Nội, Lóng Sập là cửa khẩu quốc gia sang Lào có khoảng cách ngắn nhất. Thứ hai, Mộc Châu là một trong những điểm nút giao thông quan trọng trên quốc lộ 6. Từ Mộc Châu có thể kết nối thuận lợi với Sơn La, Hịa Bình, Điện Biên, Lai Châu. Như vậy có thể thấy, vị trí địa lý đã tạo cho Mộc Châu một vị thế rất đắc địa để tổ chức một trung tâm của khu vực Tây Bắc trong quá trình phát triển KT - XH.
Về địa hình, đất đai: cao nguyên Mộc Châu với địa hình tương đối bằng phẳng, diện tích rộng, kéo dài 80 km từ Yên Châu đến Suối Rút, bề ngang nơi rộng nhất đ ạt tới 25 km, có độ cao trung bình so với mặt biển là 1.050 m, các khu vực xung quanh Mộc Châu như các huyện của Hịa Bình, Sơn La đều có độ cao trung bình thấp hơn so với Mộc Châu. Quỹ đất rộng, đ ất đai màu mỡ, diện tích đất chưa sử dụng lớn (khoảng 35%), đây là điều kiện thuận lợi để khai thác,
Về thủy văn: Sông Đà là sông lớn nhất, nằm giáp với huyện Mộc Châu ở phía Đơng Bắc và có vai trị quan trọng đối sản xuất nông nghiệp. Sông vừa là nguồn nước mặt, vừa là tuyến giao thông thủy của Mộc Châu, đồng thời sông Đà cũng có vai trị quan trọng đối với việc điều hịa tạo ra khí hậu quanh năm mát mẻ cho Mộc Châu. Ngoài ra, trên địa bàn huyện có các dịng suối chính như suối Quanh, suối Sập, suối Tưn... Sơng suối ở Mộc Châu có độ dốc lớn, trắc diện hẹp nên có nhiều thuận lợi phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ.
Về khí hậu: Mộc Châu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đơng lạnh khơ, mùa hè mát ẩm và mưa nhiều. Mộc Châu có độ cao lớn lại nằm giữa sông Đà và sơng Mã do đó khí hậu ở Mộc Châu quanh năm mát mẻ, nhiệt độ khơng khí trung bình/năm kho ảng 18,50C, lượng mưa trung bình/năm kho ảng 1.560 mm. Độ ẩm khơng khí trung bình 85%. Nhiệt độ trung bình hàng năm c ủa Mộc Châu thấp hơn so với các khu vực lân c ận như Thành phố Sơn La (21,10C), Hịa Bình (23,00C), Điện Biên (24,00C). Nền nhiệt độ thấp như vậy được coi là lý tưởng ở đất nước nhiệt đới như Việt Nam, chỉ có ở các khu vực nổi tiếng về du lịch nghỉ dưỡng ở Việt Nam như Sa Pa, Tam Đảo, Bà Nà, Đà Lạt, Bạch Mã… mới có những điều kiện khí hậu tương tự.
Hầu hết các loại hoa quả ôn đới và cận nhiệt đới được trồng ở Mộc Châu (nơi có khí hậu mát mẻ, chia làm 4 mùa rõ rệt và biên độ nhiệt ngày – đêm dao động mạnh) sẽ đạt chất lượng hảo hạng. Ngoài ra, lợi thế khác của Mộc Châu so với các vùng sinh thái khác là rất ít cơn trùng, sâu bệnh. Đây là điều kiện sống cịn để sản xuất nơng sản sạch. Riêng với cây chè, các chuyên gia và các nhà đầu tư Nhật Bản đã khẳng định: Khơng có bất cứ nơi đâu trên lãnh thổ Việt Nam có tiềm năng phát triển chè Nhật tốt như Mộc Châu - nơi có nhiều sương mù, cây chè tổng hợp được các dưỡng chất cần thiết, tạo nên chất lượng thơm ngon.
Huyện Mộc Châu có diện tích tự nhiên là 107.170 km2; tồn huyện có 226 bản, tiểu khu thuộc 15 xã, thị trấn (13 xã, 2 thị trấn), trong đó 04 xã vùng III (có 3 xã biên giới), 06 xã vùng II và 5 xã, thị trấn vùng I; dân số toàn huyện là 111.977 người với 12 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm 38,5%; dân tộc
Thái chiếm 30,1%; dân tộc Mông chiếm 12,2%; dân tộc Mường 12,4%; dân tộc Dao 5,7%; dân tộc Sinh Mun 0,7%, dân tộc Tày 0,08; các dân tộc khác 0,06%.
Từ năm 2008 trở lại đây, c hính sách quản lý, phát triển của địa phương đã có sự “cởi trói” về cơ chế, chính sách nên đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tới đầu tư phát triển kinh tế của Mộc Châu. Như vậy, Mộc Châu có vị trí quan trọng cả về kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh, quốc phòng; là vùng trọng điểm phát triển tổng hợp các ngành kinh tế của tỉnh Sơn La.
Huyện Mộc Châu có 15 đơn vị hành chính cấp xã: thị trấn Mộc Châu, thị trấn Nông trường, Tân Lập, Mường Sang, Phiêng Luông, Chiềng Sơn, Nà Mường, Hua Păng, Đông Sang, Chiề ng Hắc, Tân Hợp, Quy Hướng, Tà Lại, Chiềng Khừa, Lóng Sập. Kinh tế của huyện trong những năm vừa qua có những chuyển biến rõ rệt, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 15,16 %/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, thu nhập của người dân dần được tăng lên. Ngành thương mại - dịch vụ duy trì ổn định và phát triển. Trên địa bàn có trên 1.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ, các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch trên địa bàn được đẩy mạnh. Ngân sách địa phương cân bằng, đầu tư địa phương có chiều hướng gia tăng.
Theo số liệu của Cục Thống kê Sơn La tính đến hết năm 2019, toàn huyện Mộc Châu có 3204 hộ ĐKKD các loại ngành nghề, nhưng chủ yếu và chiếm số đông là các ngành nghề thương mại, dịch vụ, ăn uống vì đây là các ngành, lĩnh vực có thị trường lớn, địi hỏi vốn đầu tư khơng nhiều, phù hợp với nguồn vốn cịn hạn hẹp của phần đơng các hộ gia đình, bên cạnh đó khả năng quay vòng vốn nhanh, hạn chế được rủi ro, tỷ suất lợi nhuận cao. Với sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn quy mô trong những năm gần đây, các hộ kinh doanh ngồi việc, đóng góp một phần đáng kể vào tổng thu NSNN trên địa bàn huyện mà cịn giải quyết cơng ăn việc làm cho một số lượng lao động đáng kể, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương ngày càng phát triển (xem bảng 2.1).
Bảng 2.1: Số hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mộc Châu giai đoạn 2015 - 2019 giai đoạn 2015 - 2019 STT Ngành nghề 2015 2016 2017 2018 2019 1 Sản xuất 172 192 213 257 302 2 Thương nghiệp 1.819 1.891 1.905 1.935 2.005 3 Ăn uống 289 328 381 435 510 4 Vận tải 109 139 175 175 194 5 Dịch vụ 1 70 208 231 307 387 Tổng cộng 2.559 2.758 2.905 3.109 3.398
(Nguồn: Cục thống kê Sơn La)
Sự phát triển của các HKD cũng thu hút được số lượng lớn lao động phổ thơng, quan tâm phát triển lạo hình kinh doanh cá thể ngồi việc việc tăng thu cho ngân sách cịn góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động. Theo số liệu thống kê của huyện đến năm 2019 tồn tỉnh có kho ảng trên 7 nghìn lao động hoạt động trong khu vực kinh doanh cá thể (xem hình 2.1).
Hình 2.1. Cơ cấu số hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mộc Châu năm 2019 (%)
9% 59% 15% 6% 11% Sản xuất Thương nghiệp Ăn uống Vận tải Dịch vụ
Tại huyện Mộc Châu, số hộ kinh doanh thương nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn, chiếm tới hơn một nửa số hộ kinh doanh. Các hộ kinh doanh dịch vụ và ăn uống cũng ngày càng gia tăng do Mộc Châu ngày càng phát triển mạnh các loại hình du lịch (xem bảng 2.2).
Bảng 2.2: Số hộ kinh doanh do Chi Cục thuế huyện Mộc Châu quản lý STT Ngành nghề 2015 2016 2017 2018 2019 STT Ngành nghề 2015 2016 2017 2018 2019 1 Sản xuất 170 189 208 249 296 2 Thương nghiệp 1.515 1.611 1.639 1.709 1.863 3 Ăn uống 281 320 369 423 497 4 Vận tải 107 136 172 174 191 5 Dịch vụ 165 201 221 289 357 Tổng cộng 2.238 2.457 2.609 2.844 3.204
(Nguồn: Chi Cục thuế huyện Mộc Châu)
Về tỷ lệ số hộ kinh doanh do Chi cục thuế huyện Mộc Châu quản lý (xem hình 1.2)
Hình 2.2. Tỷ lệ hộ kinh doanh được Chi cục thuế Mộc Châu quản lý (%)
Đối chiếu giữa số liệu HKD trên địa bàn với số các HKD mà Chi cục thuế huyện Mộc Châu đang quản lý (đặc biệt là năm 2015) cho thấy vẫn cịn tình trạng
87.5 89.1 90,0 91.6 94.3 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2015 2016 2017 2018 2019 (%) (năm) Tỷ lệ HKD được quản lý
chưa quản lý sát các HKD theo thực tế. Từ công tác quản lý thu thuế nhiều năm qua cho thấy thực trạng này khơng chỉ có ở huyện Mộc Châu mà hầu hết các huyện của