7. Kết cấu của luận văn
3.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế của huyện Mộc Châu
3.1.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế của huyện
Trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mộc Châu lần thứ nhất về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015 – 2020 đã chỉ ra:
Về quan điểm phát triển: trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh nội lực, sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ bên ngồi đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, từng bước hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, đảm bảo an ninh xã hội, bảo vệ môi trường bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phịng an ninh; giảm nghèo bền vững gắn với chương trình xây dựng nơng thơn mới; từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc.
Về mục tiêu: phấn đấu trở thành huyện có mức độ phát triển kinh tế - xã hội đạt mức khá cao của tỉnh. Hoàn thành xây dựng hạ tầng trung tâm hành chính - chính trị huyện Mộc Châu.
Về định hướng:
Cơ cấu kinh tế của huyện Mộc Châu được xác định là: Nông - lâm nghiệp - thủy sản, Dịch vụ, Công nghiệp - xây dựng.
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là 14 - 15%/năm.
Đến năm 2020: Cơ cấu kinh tế: Nông - lâm nghiệp - thủy sản: 48%, dịch vụ: 33%, công nghiệp - xây dựng: 19%; sản lượng lương thực có hạt đạt 57.000 tấn; tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 đạt 6.400 tỷ đồng; thu ngân sách đạt 600 tỷ đồng; năng suất lao động là 57 triệu đồng/người/năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 32 triệu đồng/năm.
39%, dịch vụ: 37%, công nghiệp - xây dựng: 24%; tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2021 - 2030 là 8 - 10%/năm; Thu nhập bình quân đầu người đạt 52 triệu đồng/năm.
3.1.2. Định hướng quản lý thu thuế nói chung và quản lý thu thuế hộ kinh doanh nói riêng doanh nói riêng
Định hướng chung: Cơ quan thuế cần chủ động chuẩn bị mọi nguồn lực để thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011- 2020 đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt tại Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011.
Mục tiêu, yêu cầu của cải cách là xây dựng và thực hiện chính sách huy động từ thuế, phí và lệ phí nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước, khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tư nhất là đầu tư ứng dụng cơng nghệ cao vào các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thu thuế nhằm giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế. Phấn đấu đến năm 2018 có 70% người nộp thuế hài lịng với các dịch vụ mà cơ quan thuế cung cấp, có tối thiểu 95% số tờ khai thuế được kiểm tra tự động qua phần mềm ứng dụng của cơ quan thuế.
Cơ quan thuế cần chủ động tham mưu để bổ sung, hồn thiện chính sách thuế cho phù hợp với đối tượng quản lý. Tiếp tục thực hiện cơ chế người nộp thuế tự kê khai, tự nộp thuế, cơ quan thuế chỉ tập trung làm công tác tuyên truyền, hỗ trợ, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra nhằm chống thất thu thuế.
Với các mục tiêu của quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh là:
Tiếp tục tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo cơng bằng, bình đẳng trong cạnh tranh giữa các hộ kinh doanh.
Góp phần đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Chính sách ngày càng cơng khai, minh bạch, đơn giản, đồng bộ với hệ thống pháp luật có liên quan và phù hợp với thực tiễn.
Chính vì vậy, định hướng nhằm hồn thiện cơng tác quản lý thu thuế đối với các hộ kinh doanh, đó là:
Một là, rà sốt nắm bắt địa bàn đưa vào quản lý tất cả các hộ kinh doanh có hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm thực hiện và quản lý các nguồn thu theo quy định của Luật.
Cần tổ chức rà soát các ngành hàng, các HKD lớn để đảm bảo thu sát với doanh số thực tế, tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành chế độ kế tốn thống kê và sử dụng hóa đơn, chứng từ để hạn chế việc trốn lậu thuế, đồng thời tổ chức khai thác các nguồn thu mà các hộ kinh doanh chưa kê khai nhất là các loại hình kinh doanh bán thời gian, địa điểm kinh doanh không cố định... Tổ chức tốt công tác thu nợ, hạn chế tối đa nợ đọng khó thu. Đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước, phù hợp với pháp luật thuế.
Hai là, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc quản lý thu thuế nhằm phát huy đầy đủ vai trò quản lý nhà nước về thuế của cơ quan th uế cũng như các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đồng thời tăng tính chặt chẽ, nghiêm minh của pháp luật.
Để thực hiện tốt cơng tác quản lý thu thuế, chỉ có cơ quan thuế thì chưa đủ, mà cần phải có sự phối hợp của các cơ quan hữu quan, ban ngành có liên quan như Kho bạc, Ngân hàng, Công an, Viện kiểm sát…Điều đó vừa có tác dụng phối hợp, vừa có tác dụng giám sát lẫn nhau trong quá trình thực thi nhiệm vụ đơng thời làm tăng tính chặt chẽ của thơng tin. Vì khi có thơng tin đầy đủ và chính xác từ phía các cơ quan hữu quan sẽ tạo những cơ sở dữ liệu cực kỳ quan trọng để cơ quan thuế áp dụng những biện pháp trong quản lý thu thuế phù hợp. Đồng thời khi các cơ quan hữu quan cùng vào cuộc sẽ góp phần làm tăng tính nghiêm minh của luật pháp. Hơn nữa cơ quan thuế cũng khơng thể có đủ quyền hạn nhất định để xử lý một số trường hợp ngồi khả năng của mình mà cần phải có sự can thiệp của các cơ quan chức năng. Do vậy, công tác thuế là nhiệm vụ chung của các cấp, các ngành chứ không phải của riêng cơ quan thuế.
Ba là, nâng cao chất lượng và đổi mới các hình thức trong cơng tác tun truyền chính sách pháp luật thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng qua các cơ quan thơng tấn, báo chí và trong hệ thống trường học để mọi tầng lớp dân cư và cộng đồng xã hội nghiêm chỉnh chấp hành chính sách về thuế.
Để làm được điều này, cơ quan thuế cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về thuế, chú trọng tuyên truyền giáo dục nghĩa vụ của công dân trong việc nộp thuế cho Nhà nước, tuyên truyền tạo thói quen lấy hóa đơn khi mua hàng hóa dịch vụ cho người dân.
Bốn là, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thu thuế đối với các hộ kinh doanh chính quy, chuyên nghiệp; đồng thời nâng cao trách nhiệm của cán bộ làm công tác này để đáp ứng được nhiệm vụ trong giai đoạn tới.
Con người luôn là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại trong mọi lĩnh vực quản lý. Để công tác quản lý thu thuế đối với các HKD đạt hiệu quả cao, nhất thiết phải có một đội ngũ cán bộ chính quy, chuyên sâu, chuyên nghệp theo yêu cầu quản lý thu thuế hiên đại, thành thạo ứng dụng công nghệ tin học trong khai thác thông tin để ứng dụng trong quản lý thu thuế, có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm pháp luật cao, có phẩm chất đạo đức tốt, có phong cách ứng xử văn minh thích hợp với thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Có vậy, con người mới có thể làm chủ cơng nghệ, mới đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách hiện đại hóa ngành thuế cũng như những đòi hỏi của hội nhập kinh tế quốc tế.