7. Kết cấu của luận văn
1.2. Nội dung, công cụ quản lý thu thuế hộ kinhdoanh
1.2.4. Tiêu chí đánh giá kết quả quản lý thu thuế hộ kinhdoanh
Trong quá trình cải cách, hiện đại hóa hệ thống thuế, ngành thuế luôn xây dựng các tiêu chí để đánh giá hiệu quả quản lý thu thuế; đồng thời phải luôn tiến hành đánh giá, bổ sung, điều chỉnh phù hợp nhằm củng cố các hoạt động của mình. Các chỉ tiêu này hướng theo các nội dung quản lý thu thuế, đảm bảo tính tiên tiến, có khả năng đánh giá tồn diện hoạt động của hệ thống quản lý thu thuế. Kết quả quản lý thu thuế thể hiện thơng qua các tiêu chí sau:
1.2.4.1. Kết quả thực hiện dự tốn thu thuế
Nhiệm vụ chính trị của cơ quan thuế là hồn thành dự toán thu ngân sách Nhà nước. Số thuế thu được hàng năm chính là “sản phẩm” của cơ quan thuế trong hoạt động quản lý thu thuế tại địa bàn. Hồn thành dự tốn thu thuế là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá kết quả quản lý thu thuế của đơn vị thu thuế.
Cùng với việc hồn thành dự tốn thu thuế, kết quả thu thuế còn được đánh giá ở chỉ tiêu mức tăng trưởng số thu so với thực hiện của các năm trước và tỷ lệ huy động thuế trên GDP. Trong kế hoạch cải cách và hiện đại hóa hệ thống thuế giai đoạn 2011- 2015, đảm bảo tỷ lệ động viên về thuế và phí vào NSNN bình quân hàng năm đạt từ 23-24% GDP và tốc độ tăng trưởng số thu bình quân từ 16-18% năm.
1.2.4.2. Quản lý đối tượng nộp thuế, doanh thu tính thuế
Quản lý đối tượng nộp thuế: Chỉ tiêu quản lý đối tượng nộp thuế phản ánh việc quản lý thu thuế của cơ quan thuế một cách đầy đủ, đúng quy định của Luật quản lý thu thuế, các Luật thuế. Yêu cầu của cơ quan quản lý thu thuế là quản lý tất cả đối tượng nộp thuế trên địa bàn, đưa vào lập bộ thuế, quản lý thu thuế theo quy định. Việc quản lý đối tượng nộp thuế không đầy đủ thể hiện công tác quản lý thu thuế kém hiệu quả.
Doanh thu tính thuế: là chỉ tiêu phản ánh doanh thu thực tế kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế của người nộp thuế trong kỳ tính thuế.
Doanh thu của hộ kinh doanh cá thể là chỉ tiêu tài chính phản ánh tổng giá trị được tính bằng tiền của hàng hóa dịch vụ đã tiêu thụ(bán ra, tiêu dùng nội bộ) trong một thời gian nhất định. Doanh thu của hộ kinh doanh cá thể gồm doanh thu
của hoạt động mua, bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Qua cơng tác nắm địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh và các thông tin kê khai đăng ký thuế của người nộp thuế, các Đội thuế tiến hành sắp xếp phân loại các hộ kinh doanh theo ngành nghề kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, quy mô kinh doanh và theo phương pháp tính thuế.
1.2.4.3. Tiêu chí quản lý nợ đọng thuế
Chỉ tiêu nợ đọng thuế đánh giá việc thu, nộp thuế chưa kịp thời. Mục tiêu của công tác quản lý nợ thuế là xử lý người nộp thuế dây dưa, chây ỳ tiền thuế, tiền phạt nhằm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật thuế.
Chỉ tiêu nợ đọng thuế được Bộ Tài chính sử dụng để đánh giá cơng tác quản lý nợ thuế là tỷ lệ (%) nợ đọng thuế trên tổng số tiền thuế thu nộp ngân sách Nh à nước trong năm. Ngành Thuế đặt chỉ tiêu tổng số nợ thuế không vượt quá 5%, so với tổng thu ngân sách Nhà nước hàng năm (khơng bao gồm nợ khơng cịn đối tượng để thu, nợ phát sinh từ các khoản thu không giao trong doanh thu và tiền thuế đã nộp vào ngân sách Nhà nước đang chờ điều chỉnh); giảm 100% nợ chờ điều chỉnh; giảm 50% nợ chờ xử lý; thu trên 80% các khoản tiền thuế nợ đến 90 ngày và trên 90 ngày (không bao gồm nhóm nợ khó thu, nợ chờ xử lý, chờ điều chỉnh). Việc quản lý nợ thuế, giảm tỷ lệ nợ hàng năm đánh giá hiệu quả quản lý thu thuế của ngành Thuế nói chung và của từng đơn vị thu thuế nói riêng.
1.2.4.4. Tiêu chí thanh tra, kiểm tra thuế
Cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế nhằm phát hiện, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật thuế đã xảy ra hoặc có thể xảy ra. Để tăng hiệu quả quản lý thu thuế và giảm mức độ vi phạm về thuế, ngành Thuế cần xây dựng và áp dụng phương pháp quản lý rủi ro. Mục tiêu của ngành Thuế là phải thanh tra tối thiểu 3% tổng số người nộp thuế; tỷ lệ kiểm tra phải đạt tối t hiểu 25%. Số vụ vi phạm về thuế bị phát hiện, số thuế truy thu và phạt về thuế nhiều hay ít vừa là chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý thu thuế của ngành Thuế, vừa là yếu tố tác động đến ý thức tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.