Tỷ suất doanh lợi của VietinBank Hà Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh hà nam (Trang 57 - 66)

Nguồn: Báo cáo tài chính VietinBank Hà Nam năm 2015-2017

Qua số liệu trên có thể thấy tỷ suất doanh lợi của VietinBank - chi nhánh Hà Nam có diễn biến tương tự với tỷ lệ ROA, và tương đối gần với ROA. Qua đó cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản của VietinBank - chi nhánh Hà Nam là tương đối lớn.

2.3. Thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam - chi nhánh Hà Nam phần Công thƣơng Việt Nam - chi nhánh Hà Nam

2.3.1. Thực trạng nâng cao thu nhập từ hoạt động tín dụng của VietinBank - chi nhánh Hà Nam nhánh Hà Nam

Tín dụng là hoạt động chính của Ngân hàng cơng thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng công thương Việt Nam – chi nhánh Hà Nam nói riêng. Các hoạt động tín dụng của VietinBank - chi nhánh Hà Nam bao gồm cấp vốn vay bằng nội và ngoại tệ, bảo lãnh, chiết khấu, cho th tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước.

Thu nhập từ hoạt động tín dụng của Vietinbank chi nhánh Hà Nam trong 3 năm trở lại đây có sự tăng trưởng ổn định. Doanh thu hoạt động tin dụng năm 2016 tăng trưởng 15,7% so với năm 2015, và năm 2017 tăng 33,4% so với năm 2016. Tuy nhiên, chi phí cho hoạt động tín dụng trong 3 năm gần đây cũng có sự biến động lớn khi năm 2017 chi phí cho hoạt động tín dụng tăng 34,3% so với năm 2016 làm cho tốc độ tăng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của năm 2017 so với 2016 giảm hơn của năm 2016 so với năm 2015 (Bảng 2.6)

Bảng 2.6: Tình hình thu nhập từ hoạt động tín dụng của Vietinbank Hà Nam

Đơn vị tính: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016

1 Doanh thu từ hoạt động tín dụng 489 565,7 754,8 15,7% 33,4%

2 Chi phí hoạt động tín dụng 338,6 359,7 483,2 6,2% 34,3%

3 Lợi nhuận hoạt động tín dụng 150,4 206 271,6 37,0% 31,8%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Hà Nam từ 2015-2017

Để đạt được những kết quả trên VietinBank - chi nhánh Hà Nam đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng doanh thu từ hoạt động tín dụng

như đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng cho khách hàng theo loại tiền, kỳ hạn và thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, VietinBank - chi nhánh Hà Nam cũng rất chú trọng trong việc kiểm soát chất lượng tín dụng đảm bảo nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng quản lý của mình. Để đạt được định hướng đó trong những năm qua VietinBank - chi nhánh Hà Nam đã từng bước thực hiện rà soát, sàng lọc 100% đội ngũ khách hàng và dư nợ đã có, lựa chọn tiếp tục đầu tư với khách hàng làm ăn có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, có tín nhiệm với Ngân hàng, chủ động rút dần dư nợ; chấm dứt với khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, sản xuất kinh doanh thua lỗ, có nợ quá hạn, vốn chủ sở hữu thấp; tăng cường công tác thẩm định tín dụng đối với khách hàng, các phương án, dự án vay vốn, nhất là đối với khách hàng mới, các dự án lớn; thực hiện một cách bài bản, quyết liệt, dứt khốt trong xử lý các khoản nợ có vấn đề, nợ quá hạn khó đòi; chú trọng phát triển lượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân.

Bảng 2.7: Kết quả hoạt động tín dụng theo đối tƣợng khách hàng của Vietinbank Hà Nam từ 2015-2017

ĐVT: Tỷ đồng

TT

Nhóm khách hàng

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số lƣợng Tỷ trọng (%) Số lƣợng Tỷ trọng (%) Số lƣợng Tỷ trọng (%) 1 Cá nhân, hộ gia đình 502 17,9 859 21,6 1466 27,4 2 Khách hàng doanh nghiệp 2303 82,1 3118 78,4 3886 72,6

2.1 Doanh nghiệp nhà nước 592 25,7 633 20,3 684 17,6

2.2 Doanh nghiệp vừa và nhỏ

(SME) 1.437 62,4 2.220 71,2 2.829 72,8

2.3 Doanh nghiệp FDI 274 11,9 265 8,5 373 9,6

3 Tổng 2.805 100 3.977 100 5.352 100

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của Vietinbank Hà Nam 2015-2017

Khách hàng tín dụng của Vietinbank Hà Nam được chia thành 2 nhóm khách hàng cá nhân, hộ gia đình và khác hàng doanh nghiệp. Trong 3 năm trở lại đây, xu hướng dư nợ tín dụng của Vietinbank Hà Nam tăng tỷ trọng dư nợ đối với khách hàng cá nhân và hộ gia đình, giảm tỷ trọng khách hàng doanh nghiệp. Khách hàng cá nhân, hộ gia đình với các gói cho vay mua, xây dựng sửa chữa nhà ở, cho vay mua ô tô, cho vay du học, vay tín chấp, vay cầm cố, vay sản xuất kinh doanh...đã phát huy được nhiều tín hiệu tích cực, giúp tỷ trọng cho vay đối với nhóm khách hàng này có xu hướng tăng lên từ 17,9% năm 2015 lên 21,6% năm 2016 và 27,4% năm 2017.

Đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp, Vietinbank Hà Nam có nhiều chương trình thúc đẩy tín dụng như: Đồng hành cùng SME; gói tín dụng “Cho vay linh hoạt - lãi suất cố định”; gói vay hỗ trợ DN cơng nghiệp hỗ trợ; Chương trình ưu đãi lãi suất cho vay dành cho DN khởi nghiệp quy mô 3.000 tỷ đồng; cho vay phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch… Nhờ giải pháp tổng thể này, dư nợ bình quân của phân khúc khách hàng SME cũng có sự tăng trưởng đáng kể.

Dư nợ bình quân của khách hàng doanh nghiệp FDI và khách hàng doanh nghiệp Nhà Nước được duy trì tăng trưởng khả quan, dịng vốn từ VietinBank đã giúp cộng đồng DN phát triển sản xuất kinh doanh.

2.3.2. Thực trạng nâng cao thu nhập từ hoạt động dịch vụ của VietinBank - chi nhánh Hà Nam nhánh Hà Nam

Trong giai đoạn từ năm 2015-2017 Vietinbank Hà Nam đã tập trung nghiên cứu đa dạng hóa các loại hình sản phẩm - dịch vụ ngân hàng trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu của thị trường và của khách hàng, góp phần quan trọng vào việc thực hiện chính sách khách hàng có hệ thống, đồng bộ, tạo nền tảng để nâng cao tính cạnh tranh của Vietinbank Hà Nam trên thị trường. Theo đó, kết quả kinh doanh dịch vụ trong giai đoạn này cũng đã có những kết quả đáng ghi nhận.

Trước thực trạng cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trong cung cấp các dịch vụ tiện tích đến khách hàng trên địa bàn tỉnh Hà Nam, Vietinbank Hà Nam cũng đã thu hút được một lượng khách hàng ổn định đảm bảo tốc độ tăng trưởng của nguồn

thu từ dịch vụ. Đặc biệt năm 2016 nguồn thu từ dịch vụ năm 2016 có sự tăng trưởng đột biến là 81,8% với sự tăng trưởng của dịch vụ thanh toán và dịch vụ bảo lãnh. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này chưa ổn định vì đến năm 2017 tỷ lệ này lại giảm còn 8,7% so với năm 2016.

Bảng 2.8: Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của Vietinbank Hà Nam

Đơn vị tính: Tỷ đồng TT CHỈ TIÊU Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 (%) So sánh 2016/2015 (%) 1 Doanh thu dịch vụ 17 30,9 33,6 81,8 8,7

1.1 Hoạt động thanh toán 8,3 13,9 14,6 67,5 5,0

1.2 Hoạt động bảo lãnh 5,2 9,2 10,4 76,9 13,0

1.3 Hoạt động ngân quỹ 1,41 3,6 3,45 155,3 -4,2

1.4 Dịch vụ đại lý 0,65 1,25 1,37 92,3 9,6

1.5 Hoạt động bảo hiểm 0,23 1,17 1,34 408,7 14,5

1.6 Dịch vụ khác 1,21 1,78 2,44 47,1 37,1

2 Chi phí dịch vụ 3,8 6,5 7,4 71,1 13,8

2.1 Hoạt động thanh toán 1,6 2,4 3,17 50,0 32,1

2.2 Hoạt động bảo lãnh 1,12 2,05 2,13 83,0 3,9

2.3 Hoạt động ngân quỹ 0,24 1,02 1,11 325,0 8,8

2.4 Dịch vụ đại lý 0,11 0,13 0,16 18,2 23,1

2.5 Hoạt động bảo hiểm 0,05 0,11 0,08 120,0 -27,3

2.6 Dịch vụ khác 0,68 0,79 0,75 16,2 -5,1

3 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 13,2 24,4 26,2 84,8 7,4

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động dịch vụ của Vietinbank Hà Nam năm 2015-2017

Với các dịch vụ dành cho đối tượng khách hàng là doanh nghiệp như tài trợ thương mại, bảo lãnh, kinh doanh tiền tệ của Vietinbank Hà Nam trong gian đoạn này cũng đã tiếp tục phát huy lợi thế và dần khẳng định thế mạnh của mình với tốc độ tăng trưởng cao và chất lượng dịch vụ tốt, đáp dứng ngày càng đầy đủ và kịp thời nhu cầu về sản phẩm - dịch vụ của doanh nghiệp.

Ngồi ra, khơng thể không kể đến hoạt động bảo lãnh là một trong những hoạt động truyền thống mà thế mạnh của Vietinbank Hà Nam. Thu từ dịch vụ bảo lãnh đến 31/12/2017 đạt 10,4 tỷ đồng, tăng trưởng 13% so với năm 2016.

Tuy nhiên, có thể thấy các hoạt động dịch vụ của Vietinbank Hà Nam còn

chưa phong phú và đang dạng. Ngân hàng cũng chưa chú trọng phát triển các dịch vụ phi lãi về chiều rộng và chiều sâu điều này thể hiện thông qua tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ của Vietinbank Hà Nam chỉ chiếm từ 3,3%-4,12% trong tổng thu của ngân hàng. Có thể thấy đây là một tỷ lệ khá thấp. Trong khi đó, xu hướng phát triển bền vững của các NHTM trên là tăng được các nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ. Vì vậy, trong thời gian tới Vietinbank Hà Nam cần đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ tiện tích đến khách hàng nhằm đem lại nguồn thu lớn hơn từ các hoạt động này.

2.3.3. Thực trạng nâng cao thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác của của

VietinBank - chi nhánh Hà Nam

Các hoạt động kinh doanh khác của Vietinbank Hà Nam đóng góp vào doanh thu, lợi nhuận của Ngân hàng bao gồm các hoạt động kinh doanh ngoại tệ, đầu tư chứng khốn, góp vốn mua cổ phần và các khoản thu nhập khác.

Bảng 2.9: Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác của Vietinbank Hà Nam năm 2015-2017

Đơn vị tính: Tỷ đồng

TT Nội dung Năm

2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 (%) So sánh 2016/2015 (%) Thu nhập từ các hoạt động kinh

doanh khác 6,7 55,4 27,5 726,9 -50,4

1 Lãi/lỗ thuần từ hoạt động KD

ngoại tệ 8,2 18,6 10,8 126,8 -41,9

2 Lãi thuần từ đầu tư chứng khoán -9,3 10,3 1,4 -210,8 -86,4

3 Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 1,2 1,5 2,1 25,0 40,0

4 Thu nhập khác 7,8 25 13,2 220,5 -47,2

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động dịch vụ của Vietinbank Hà Nam năm 2015-2017

Các hoạt động đầu tư kinh doanh khác tại Viettin bank Hà Nam cũng là một kênh thu nhập tương đối đóng góp từ 1,3%-8,4% trong tổng thu nhập của Ngân hàng. Trong đó, nguồn thu chủ yếu là từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt từ 8,2 – 18,6 tỷ đồng. Hoạt đầu đầu tư kinh doanh chứng khoán đem lại nhiều rủi ro nên nguồn thu không ổn định: năm 2015 lỗ 9,3 tỷ, năm 2016 lãi 10,3 tỷ, năm 2017 chỉ lãi 1,4 tỷ. Hoạt động thu nhập góp vốn, mua cổ phần có sự tăng trưởng nhưng tỷ

trọng nhỏ không đáng kể. Còn lại là nguồn thu từ các hoạt động khác của Vietinbank Hà Nam. Qua đó cho thấy các hoạt động kinh doanh khác của Vietinbank chưa đạt được hiệu quả như kỳ vọng đặc biệt là các khoản góp vốn mua cổ phần, đầu tư chứng khốn. Trong khi đó nhiều ngân hàng khác trên địa bàn khá thành công trong lĩnh vực này. Nguyên nhân chủ yếu là do hiện nay Vietinbank Hà Nam chưa có bộ phận chuyên trách có chun mơn sâu, được đào tạo bài bản thực hiện các hoạt động này, chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm và luân chuyển.

Vì vậy, để có được hiệu quả từ các hoạt động kinh doanh khác trong thời gian tới Vietinbank Hà Nam cần có kế hoạch nghiên cứu thị trường, đào tạo nhân viên có trình độ chun mơn tốt thực hiện các nghiệp vụ trong các hoạt động này.

2.3.4. Thực trạng hoạt động tiết kiệm chi phí của của VietinBank - chi nhánh Hà Nam Hà Nam

Tổng chi phí của Vietinbank Hà Nam năm 2017 là 673 tỷ đồng tăng 26,5% so với năm 2016. Tổng chi phí tăng lên nguyên nhân là do sự tăng lên của một số khoản mục chi phí chính sau:

Bảng 2.10: Tình hình chi phí tại Vietinbank Hà Nam năm 2015-2017

Đơn vị tính: Tỷ đồng

T

T Cơ cấu chi phí

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/ 2015 So sánh 2017/ 2016 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng chi phí 428 100 532 100 673 100 24,3 26,5 1 Chi phí lãi 338,6 79,1 359,7 67,6 483,2 71,8 6,2 34,3 2 Chi trả phí & DV 3,8 0,9 6,5 1,2 7,4 1,1 71,1 13,8

3 Chi phí nhân viên

và quản lý 56,9 13,3 111,1 20,9 114,4 17,0 95,3 3,0

4 Chi phí khấu hao 5,7 1,3 9,4 1,8 7,3 1,1 64,9 -22,3

5 Các chi phí hoạt động khác 9,1 2,1 8,7 1,6 4,2 0,6 -4,4 -51,7 6 Dự phòng rủi ro tín dụng 7,6 1,8 15,6 2,9 29,9 4,4 105,3 91,7 7 Chi phí thuế TNDN 6,4 1,5 21 3,9 26,6 4,0 228,1 26,7

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động dịch vụ của Vietinbank Hà Nam năm 2015-2017

Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí là khoản chi trả lãi. Năm 2016,

chi phí cho trả lãi là 359,7 tỷ (67,6%), đến 2017 khoản chi này là 483,2 tỷ (71,8%), ) tương đương với số tăng về số tuyệt đối là 123,5 tỷ đồng và số tương đối là 34,3% . Đây là một khoản chi phí hồn tồn hợp lý vì ngân hàng phải bỏ ra một lượng chi phí tương đương để có được khoản thu lớn nhất của mình. Với những chiến lược huy động tiền gửi hợp lý mang tính cạnh tranh cao, các chương trình khuyến mại với lãi suất ưu đãi cùng nhiều dịch vụ phong phú Vietinbank Hà Nam đã huy động được một khối lượng tiền gửi lớn và không ngừng tăng. Năm 2017 con số này là 5.519 tỷ đồng, tăng 22,9% so với năm 2016. Chính vì thế mà khoản mục chi phí chi trả cho lãi tiền gửi cũng tăng. Tùy thuộc vào lãi suất trên thị trường và chiến lược của Ngân hàng mà khoản mục này có thể thay đổi với tốc độ tăng khác nhau.

Chi phí cho nhân viên là một khoản chi khơng nhỏ trong tỷ trọng chi phí của ngân hàng, đặc biệt là đối với những ngân hàng có mạng lưới giao dịch rộng số lượng nhân viên lớn. Còn ở Vietinbank Hà Nam thì trong thời điểm hiện tại với hơn 115 nhân viên và đang thực hiện mở rộng mạng lưới chi nhánh, do vậy khoản chi phí này sẽ càng ngày càng lớn theo thời gian. Các khoản chi phí cho nhân viên bao gồm: chi lương và phụ cấp theo lương; chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí cơng đồn; chi trang phục giao dịch …Năm 2017, Vietinbank Hà Nam đã chi cho khoản này là 111,1 tỷ đồng (chiếm 20,9% trong tổng chi phí). Cịn sang đến năm 2017, Vietinbank Hà Nam đã chi cho khoản này là 114,4 tỷ (chiếm 17% trong tổng chi phí). Như vậy qua 2 năm chi phí cho nhân viên tăng 3,3 tỷ tương đương với tỷ lệ là 3 %.

Khoản chi dự phòng là một khoản chi chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí của ngân hàng. Thực hiện Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng, tại Vietinbank Hà Nam đến năm 2016 chi phí cho dự phịng là 15,6 tỷ đồng (chiếm 2,9% tổng chi phí), sang đến năm 2017 khoản chi này là 29,9 tỷ đồng (chiếm 4,4% tổng chi phí). Như vậy, qua hai năm chi phí cho dự phịng đã nâng lên 14,3 tỷ tương đương với tốc độ tăng 91,7%. Là một khoản chi lớn nhưng nó đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro cho Ngân hàng. Mục tiêu của Vietinbank là phát triển nhanh và bền vững, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và thể hiện vị thế tối ưu của mình trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh hà nam (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)