Các yếu tố ảnh hƣởng đến nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh hà nam (Trang 35 - 39)

1.2.7 .Tỷ lệ sinh lợi hoạt động

1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng

thƣơng mại

1.4.1. Các yếu tố bên trong ngân hàng

1.4.1.1. Năng lực tài chính

Đây là yếu tố thể hiện quy mô hoạt động của ngân hàng. Trong xu thế hội nhập và phát triển, tình hình cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng giữa các tổ chức tín dụng, việc các ngân hàng có năng lực tài chính mạnh sẽ có điều kiện để mở rộng quy mơ hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm để chiếm lĩnh thị phần, nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ và tạo ra nhiều tiện ích cho khách hàng.

1.4.1.2. Cơ cấu tố chức và điều hành

Sự yếu kém trong việc quản trị, điều hành và kiểm sốt là nhân tố quan trọng góp phần làm cho hoạt động của NHTM kém hiệu quả. Năng lực quản trị phản ánh khả năng đề ra và lựa chọn những chiến lược kinh doanh phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất như các chiến lược về hoạt động huy động vốn, cấp tín dụng, hoạt động thanh tốn, dịch vụ, tổ chức bộ máy. Các quy trình về quản lý như: quản lý tài sản có, quản lý rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất…Từ đó tạo nên một chuẩn mực cho hoạt động ngân hàng thích nghi dần với phương thức quản trị hiện đại.

1.4.1.3. Chính sách phát triển nguồn nhân lực

Chính sách phát triển nguồn nhân lực thể hiện ở chính sách từ tuyển dụng, bố trí sắp xếp cơng việc, đào tạo, bồi dưỡng phát triển nhân lực trong ngân hàng.. Đặc biệt đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng là kinh doanh dịch vụ, việc đầu tư và phát triển cho nguồn nhân lực luôn là ưu tiên số 1 quyết định đến sự thành bại của ngân hàng. Đối với nhân lực trong ngân hàng địi hỏi nhiều tố chất như về chun mơn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, xử lý công việc, khả năng chịu được áp lực công việc cao.

1.4.1.4. Chủ trương về đầu tư để phát triển công nghệ thông tin trong ngân hàng

Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng, đặc biệt là trong dịch vụ thanh toán và một số dịch vụ khác là một tất yếu. Bởi vì việc hồn thiện và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nó chỉ đem lại hiệu quả

khi và chỉ khi dựa trên nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại, tiên tiến. Do đó, việc lựa chọn đúng cơng nghệ và sử dụng có hiệu quả cơng nghệ đó là một khâu quan trọng cần phải quan tâm, xem xét để tăng cường năng lực cạnh tranh và gia tăng hiệu quả hoạt động của mỗi NHTM.

1.4.1.5. Marketing

Marketing trong hoạt động của các NHTM được mơ tả là một q trình xác định, dự báo, thiết lập và đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ. Những nội dung cơ bản của marketing là nghiên cứu và phân tích khả năng của thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị thương hiệu, xây dựng thương hiệu và các hoạt động chăm sóc khách hàng. Q trình này thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

1.4.2. Các yếu tố bên ngoài ngân hàng

1.4.2.1. Môi trường vĩ mô a) Các yếu tố kinh tế

Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng đến khả năng tạo lợi nhuận, khả năng ổn định và phát triển vững mạnh của các NHTM. Bất cứ sự biến động nào của lạm phát, tăng trưởng kinh tế xã hội, chính sách tiền tệ... cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM, thậm chí cịn tạo ra những khủng hoảng do tác động lây lan của kinh tế thị trường. Ảnh hưởng rõ rệt nhất của tăng trưởng kinh tế đối với hiệu quả kinh doanh của NHTM là ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn và hoạt động tín dụng của các NHTM. Gắn với quá trình tăng trưởng cao là nhu cầu vốn cũng tăng cao, tăng trưởng kinh tế một cách ổn định và an tồn, hiệu quả chính là nền tảng cho hoạt động của ngân hàng có hiệu quả.

b) Các yếu tố xã hội, văn hóa

Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như trình độ dân trí, tập qn sử dụng tiền mặt và sự hiểu biết của người dân về hệ thống ngân hàng. Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn hoạt động kinh doanh đều tìm hiểu phong tục tập quán, các yếu tố văn hóa đặc trưng của địa bàn đó. Yếu tố này ảnh hưởng lớn hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

c) Các yếu tố chính trị, chính sách và pháp luật

Nếu hệ thống pháp luật (Luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư, quy định,..) minh bạch, rõ ràng, kịp thời, đồng bộ và hiệu lực sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của các NHTM. Từ đó các NHTM mới nắm được quyền chủ động, linh hoạt trong hoạt động kinh doanh và yên tâm rằng mình đã thực hiện đúng pháp luật.

Mặt khác, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động của các NHTM cũng đa dạng, biến đổi và phát triển khơng ngừng, vì vậy hệ thống pháp lý định kỳ phải bổ sung, điều chỉnh một cách kịp thời cho phù hợp với thực tiễn.

d) Yếu tố khoa học, công nghệ

Với sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông đã tạo điều kiện cho việc nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí đầu vào, đẩy nhanh q trình cung cấp các sản phẩm và dịch vụ với chi phí thấp nhất, tiện lợi nhất, nhanh chóng và kịp thời sẽ thuận lợi hơn trong việc thu hút khách hàng, từ đó làm cho hiệu quả hoạt động được nâng cao.

Sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thơng cũng góp phần vào việc hội nhập và quốc tế hóa các hoạt động giao dịch của NHTM, từ đó hiệu quả hoạt động của ngân hàng ngày càng được mở rộng và nâng cao.

1.4.2.2. Môi trường vi mô

a) Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Trong nền kinh tế thị trường, vì lợi ích của bản thân mình nên các chi nhánh NHTM phải cạnh tranh với nhau. Các ngân hàng cạnh tranh gay gắt với nhau để chiếm thị phần, khách hàng thông qua việc gia tăng vốn, cơng nghệ, chính sách sản phẩm dịch vụ, quan tâm chăm sóc khách hàng. Sự cạnh tranh của NHTM sẽ khuyến khích các ngân hàng sử dụng và phân bổ các nguồn lực tài chính có hiệu quả hơn. Kết quả của q trình cạnh tranh ngân hàng nào có hoạt động có hiệu quả sẽ tồn tại và phát triển, ngân hàng nào hoạt động kém hiệu quả sẽ thu hẹp phạm vi hoạt động và bị thị trường đào thải.

b) Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Khi hội nhập diễn ra những rào cản về pháp lý nhằm hạn chế các hoạt động kinh doanh của các chi nhánh ngân hàng nước ngồi và liên doanh được gỡ bỏ. Khi đó sức ép cạnh tranh đối với các chi nhánh NHTM Việt Nam sẽ tăng lên. Sự cọ sát với các Ngân hàng nước ngoài cũng sẽ là động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách ngân hàng đem lại hiệu quả hoạt động cao hơn.

b) Khách hàng

Khách hàng là một bộ phận rất quan trọng góp phần vào sự thành công của ngân hàng. Chúng ta cần điều tra tình hình dân cư, sở thích của từng bộ phận dân cư để kịp thời đáp ứng các nhu cầu của họ bằng các sản phẩm, dịch vụ tương ứng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh hà nam (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)