7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới chính sách xúc tiến thương mại
1.3.1. Yếu tố bên ngoài
1.3.1.1. Mơi trường kinh tế
Các chính sách kinh tế của Chính phủ có tác động rất lớn tới các chính sách XTTM. Tùy thuộc vào từng quốc gia mà các chính sách XTTM sẽ tập trung vào mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, có điều kiện pháp lý thâm nhập vào thị trường... Các yếu tố như: tỷ lệ lãi suất của các ngân hàng, tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp, thu nhập của người dân... Môi trường kinh tế được phản ánh thông qua tốc độ phát triển kinh tế chung về
cơ cấu kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế... Nó tạo ra mức hấp dẫn về thị trường, sức mua của khách hàng với các loại hàng hóa khác nhau. Mơi trường kinh tế cũng tạo sự ảnh hưởng đến cơ cấu chi tiêu người tiêu dùng và việc phân bổ thu nhập. Vì vậy cần phải nghiên cứu mơi trường kinh tế để đưa ra các chính sách XTTM hợp lý.
1.3.1.2. Mơi trường chính trị - pháp luật
Bao gồm hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động Marketing mà cụ thể hơn là chính sách XTTM, hệ thống chính sách của Nhà nước, cơ chế điều hành của Chính phủ.... ảnh hưởng đến hệ thống pháp luật và các quy định về hoạt động kinh doanh và thuế, những đánh giá, nhìn nhận về văn hóa và tơn giáo của Chính phủ, sự tham gia các hiệp ước và hiệp định thương mại như EU, NAFTA, ASEAN, TPP, WTO...
1.3.1.3. Môi trường nhân khẩu học
Quy mô và tốc độ tăng dân số là khía cạnh quan trọng tác động tới quy mô nhu
cầu. Thông thường, quy mô của một vùng, một khu vực, một quốc gia càng lớn thì báo hiệu một quy mơ thị trường càng lớn. Tốc độ tăng dân số là quy mô dân số được xem xét ở trạng thái động. Dân số tăng nhanh, chậm hay suy giảm là chỉ số báo hiệu triển vọng tương ứng của quy mô thị trường trong tương lai. Tuy nhiên, tùy mặt hàng cụ thể, tương quan về quy mô và mức độ hấp dẫn của thị trường không phải bao giờ cũng ăn khớp tuyệt đối.
Cơ cấu dân số có tác động rất lớn đến nhu cầu của các hàng hóa, dịch vụ cụ thể
và đến đặc tính nhu cầu. Những tham số điển hình của cơ cấu dân số thường được các nhà quản trị marketing quan tâm, đặc biệt là trong lĩnh vực tiêu dùng: giới tính và tuổi tác. Sự thay đổi của cơ cấu giới tính và tuổi tác có thể tạo cơ hội cho nhóm hàng này, gây khó khăn cho nhóm hàng khác.
Tốc độ đơ thị hóa: tốc độ đơ thị hóa càng nhanh quy mơ, số lượng mua sắm, chất
lượng khách hàng yêu cầu với hàng hoá dịch vụ càng tăng.
Tất cả các yếu tố thuộc môi trường nhân khẩu học tác động mạnh mẽ đến chính sách XTTM của cơng ty. Bởi vì các yếu tố này là các đặc điểm của đối tượng nhận tin trọng điểm. Công ty cần lượng định rõ sự ảnh hưởng này để có thể nắm bắt và đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của đối tượng nhận tin.
Tại mỗi nước mức độ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các yếu tố văn hóa và xã hội cũng khác nhau. ảnh hưởng của văn hóa tới quyết định Marketing rất đa dạng, nhiều chiều
Nền văn hóa: là những chuẩn mực giá trị phản ánh bản sắc văn hóa của một đất
nước, dân tộc. Những chuẩn mực giá trị này rất bền vững và được lưu giữ một cách trung thành qua thời gian và hồn cảnh
Nhánh văn hóa: là những chuẩn mực giá trị được một nhóm người, một bộ phận
người do có hồn cảnh sống giống nhau nên có quan niệm giống nhau. So với những chuẩn mực giá trị gắn liền với nền văn hóa, chuẩn mực giá trị do các nhánh văn hóa tạo ra có thể biến đổi theo thời gian và hoàn cảnh.
Sự biến đổi văn hóa: trong q trình giao lưu, hội nhập giữa các nền văn hóa một
số chuẩn mực văn hóa có thể thay đổi nhanh theo từng tình huống và điều đó có thể tạo ra cơ hội marketing rất lớn.
Các yếu tố về văn hóa ảnh hưởng rất lớn đến thơng điệp truyền thông cả về nội dung và hợp với đối tượng nhận tin, để họ có thể hiểu và đón nhận thơng điệp truyền thông mà công ty đưa tới.
1.3.1.5. Môi trường công nghệ
Ảnh hưởng đến yêu cầu đổi mới công nghệ trong thiết bị khả năng sản xuất sản phẩm với chất lượng khác nhau, năng suất lao động và khả năng cạnh tranh, lựa chọn và cung cấp công nghệ...Khoa học – kỹ thuật công nghệ là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp, nó là động lực chính trong tồn cầu hóa. Nó cho phép các sản phẩm dịch vụ được sản xuất với giá rẻ hơn và tiêu chuẩn chất lượng cao, tạo ra nhiều sản phẩm mới ưu việt hơn, cung cấp cho khách hàng và doanh nghiệp các sản phẩm và dịch vụ mới hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng.
1.3.1.6. Môi trường ngành
Đối thủ cạnh tranh: Đó là đối thủ cạnh tranh có mặt hàng giống như mặt
hàng của doanh nghiệp hoặc các mặt hàng có thể thay thế nhau người ta phân chia các đối thủ cạnh tranh
- Các ĐTCT trong ngành: số lượng và quy mô của ĐTCT là cơ sở để xác định mức độ khốc liệt của cạnh tranh trên thị trường, tiềm lực của đối thủ, các chiến lược
kinh doanh, chiến lược xúc tiến của đối thủ... trong đó bao gồm: cạnh tranh khơng mong muốn, cạnh tranh giữa các sản phẩm với nhau, cạnh tranh trong cùng một sản phẩm, cạnh tranh giữa các nhãn hiệu. Bốn loại cạnh tranh trên mức độ gay gắt sẽ tăng dần lên và doanh nghiệp phải có chính sách XTTM ở mỗi cấp độ cho phù hợp.
- Các ĐTCT tiềm năng: ĐTCT có khả năng gia nhập và cạnh tranh trong một thị trường cụ thể song hiện tại chưa gia nhập.
Nhà cung cấp: Đó là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong và ngoài
nước mà cung cấp hàng hoá cho doanh nghiệp, người cung ứng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khơng phải nhỏ, điều đó thể hiện trong việc thực hiện hợp đồng cung ứng, độ tin cậy về chất lượng hàng hoá, giá cả, thời gian, điạ điểm theo yêu cầu …
Trung gian marketing: Các trung gian marketing là những cơ sở kinh doanh
hỗ trợ doanh nghiệp trong việc cổ động, bán hàng và giao hàng của doanh nghiệp đến tận tay người tiêu dùng. Họ bao gồm:
- Các trung gian phân phối sản phẩm: các nhà buôn (bán sỉ và lẻ), đại lý, môi giới. Các trung gian phân phối tạo nên sự tiện lợi về địa điểm (tồn trữ sản phẩm gần nơi khách hàng cư trú tạo nên sự sẳn có cho việc mua sắm), tiện lợi về thời gian (bằng cách mở cửa nhiều giờ hơn để khách hàng mua thuận tiện), tiện lợi về chủng loại (chun mơn hóa cửa hàng hay sắp xếp, bố trí các quầy bày sản phẩm tiện cho việc lựa chọn của người mua), tiện lợi về sở hữu (bằng cách chuyển sản phẩm đến khách hàng theo các hình thức thanh tốn dễ dàng như trả bằng thẻ tín dụng ).
- Các cơ sở hỗ trợ hoạt động phân phối, bao gồm hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh kho bãi và bảo quản; các cơ sở vận chuyển...giúp cho doanh nghiệp tồn trữ và vận chuyển sản phẩm từ điểm gốc đến nơi tiêu thụ. Các doanh nghiệp phải quyết định lựa chọn hình thức và phương tiện vận chuyển nào cho hiệu quả nhất trong sự so sánh về chi phí, giao hàng, tốc độ và an tồn.
- Các cơ sở dịch vụ marketing như các cơ quan nghiên cứu marketing, các công ty quảng cáo, các hãng truyền thông và các hãng tư vấn về marketing hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc hoạch định và và cổ động sản phẩm đến đúng ngay thị trường.
- Các trung gian tài chính: ngân hàng, các cơ sở tín dụng, các cơng ty bảo hiểm và các tổ chức tài chính khác có góp phần trong những cuộc giao dịch về tài chính, bảo hiểm cho các rủi ro liên quan đến công việc mua và bán sản phẩm.