Đánh giá chung về thực trạng pháp luật điều chỉnh hợp đồng lao động

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng lao động – thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần cơ giới và xây dựng thăng long (Trang 44 - 45)

2.4 .Đánh giá chung

2.4.1. Đánh giá chung về thực trạng pháp luật điều chỉnh hợp đồng lao động

Ưu điểm

Nhìn chung, pháp luật Việt Nam quy định pháp luật lao động, cụ thể là về chế định HĐLĐ đi theo những xu thế chung và học hỏi kinh nghiệm từ các hệ thống pháp luật phát triển trên thế giới nhưng vẫn xây dựng dựa trên thực tiễn nền kinh tế nước ta. Các quy định về pháp luật lao động, cụ thể về chế định HĐLĐ trở thành công cụ pháp lý giúp cơ quan quản lý thực hiện tốt chức năng quản lý lao động đồng thời cũng là hành lang pháp lý an toàn cho các doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của thị trường lao động, hệ thống pháp luật về lao động đặc biệt là BLLĐ ngày càng được sửa đổi phù hợp hơn nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cụ thể là CTCP cơ giới và xây dựng Thăng Long được thực hiện tốt hơn các quy định về HĐLĐ, thông qua các quy định của pháp luật lao động mà Cơng ty được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với NSDLĐ. Đồng thời, bản thân Công ty cũng nỗ lực đề chấp hành đầy đủ các quy định thời gian, tiền lương, chế độ…cho nhân viên của Công ty.

Hạn chế

Mặc dù hiện nay hệ thống pháp luật lao động nước ta ngày càng được sửa đổi, bổ sung, hồn thiện hơn thơng qua các văn bản pháp luật, nghị định, thông tư hướng dẫn nhưng nhìn chung thì thiếu đồng bộ, thống nhất, nhiều quy định cịn bất cập, hạn chế gây khó khăn trong cơng tác thi hành. Những bất cập và thiếu sót cần phải được giải quyết trong quy định về chế định HĐLĐ trong các doanh nghiệp như sau: các quy định về thử việc, cách tính thời gian, quy định về tiền lương, tiền phụ cấp chưa được quy định cụ thể, gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi áp dụng; BLLĐ chưa đưa ra những định nghĩa chi tiết hoặc các trường hợp cụ thể đối với một số khái niệm như về “lí do kinh tế”, “ nhu cầu sản xuất, kinh doanh”, “lí do bất khả kháng”, “thường xuyên khơng hồn thành cơng việc”…Các thuật ngữ trên chưa được định nghĩa trong bất kỳ văn bản hướng dẫn cụ thể hoặc các trường hợp nào được áp dụng các thuật ngữ đó thì khi đưa vào thực tế sẽ bị áp dụng tùy tiện gây bất lợi cho các bên khi có tranh chấp lao động xảy ra; nhiều quy định cịn gây khó khăn trong việc áp dụng thực tế và khơng có văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể dẫn tới cách hiểu khác nhau. Chế định về HĐLĐ được xem là xương sống của BLLĐ vì nếu khơng có giao kết HĐLĐ thì các quy định khác có cũng khơng thể áp dụng. Vậy nên, cần chuyển hóa những quy định điều chỉnh quan hệ lao động đi vào thực tiễn cuộc sống và đảm bảo sự bình đẳng trong mối quan hệ này.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng lao động – thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần cơ giới và xây dựng thăng long (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)