2.4 .Đánh giá chung
2.4.2. Đánh giá về thực tiễn thực hiện pháp luật điều chỉnh hợp đồng lao động tạ
động tại Công ty Cổ phần cơ giới và xây dựng Thăng Long
❖Ưu điểm
Hiện nay có hàng trăm lao động đang làm việc trong CTCP cơ giới và xây dựng Thăng Long, đồng nghĩa với một con số tương đương HĐLĐ được giao kết và thực hiện trong doanh nghiệp này. Có thể nói các vấn đề cơ bản của chế định HĐLĐ đã được doanh nghiệp và NLĐ tuân thủ, từ giao kết, thực hiện đến chấm dứt hợp đồng. Các chủ thể đã có ý thức xây dựng quan hệ dưới sự điều chỉnh của pháp luật mà không phải là tự do tùy tiện theo ý muốn chủ quan. Những quy định được tuân thủ tương đối tốt có thể kể đến là: quy định về điều kiện của chủ thể giao kết, nguyên tắc giao kết HĐLĐ, quy định về hình thức HĐLĐ, quy định đảm bảo về công việc, địa điểm làm việc, an toàn lao động, an toàn vệ sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng,… Việc áp dụng chế định HĐLĐ cho hầu hết các quan hệ lao động được thiết lập tại cơng ty cũng tác động ngược lại, góp phần thúc đẩy việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hơn chế định này nói riêng và pháp luật lao động nói chung để phù hợp với điều kiện thực tế ngày một phát triển.
❖Hạn chế
Tồn tại song song với những điểm tích cực, Cơng ty vẫn còn vướng mắc một số hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về HĐLĐ.
Thứ nhất, nội dung của HĐLĐ tuy đã đủ các nội dung bắt buộc nhưng cịn khá
sơ sài, và có một số điều chưa đúng như pháp luật quy định. Một số trường hợp HĐLĐ được lập một cách sơ sài, qua loa và một số thỏa thuận trong hợp đồng không tuân thủ theo quy định của pháp luật: giao kết HĐLĐ với NLĐ làm việc theo mùa vụ, tiền lương khi tăng ca, làm thêm giờ, điều kiện an tồn lao động cho cơng nhân làm ở các bộ phận xây dựng, kỹ thuật ngồi cơng trường chưa được đảm bảo tuyệt đối. Tuy Công ty chưa xảy ra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng nhưng đảm bảo an toàn lao động là điều khoản bắt buộc Công ty phải thực hiện để đảm bảo sức khỏe, tính mạng NLĐ trong q trình làm việc, vừa giúp Công ty tránh khỏi những rắc rối vi phạm pháp luật.
Thứ hai, Cơng ty khơng có phịng ban, cán bộ chun trách về pháp lý nên các
vấn đề liên quan đến pháp luật phụ thuộc chủ yếu vào Ban giám đốc cơng ty. Chính vì vậy dẫn tới sự thiếu điều kiện để cập nhật các văn bản pháp luật, những quy định mới của Nhà nước về pháp luật lao động, việc cập nhật các văn bản pháp luật mới còn thụ động nên gây ra một số khó khăn, hiểu lầm khi giải quyết tranh chấp lao động. Đặc biệt khi mà Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, chủ trương, chính sách, các quy định của pháp luật được sửa đổi liên tục để phù hợp với tình hình thực tế thì việc
khơng có cán bộ pháp chế sẽ dẫn đến khó khăn trong việc thi hành pháp luật.
Cụ thể, Cơng ty chưa chú trọng giao kết HĐLĐ mùa vụ với bộ phận NLĐ là lao công, công nhân làm việc tạm thời tại các công trường. HĐLĐ theo mùa vụ hết hạn, Công ty không ký kết HĐLĐ mới khi NLĐ tiếp tục làm việc. Điều này vơ tình khiến Cơng ty vi phạm pháp luật về HĐLĐ và đã xảy ra một số tranh chấp do Cơng ty khơng đóng bảo hiểm xã hội cho những lao động làm việc theo mùa vụ từ ba tháng trở lên. Khi xảy ra tranh chấp, rõ ràng sự thiếu hiểu biết này đã đặt Cơng ty vào tình thế bất lợi và gây ảnh hưởng tới chất lượng, tiến độ cơng việc và uy tín của Cơng ty.
Có thể thấy pháp luật về lao động nói chung và BLLĐ nói riêng đã sớm khắc phục những hạn chế trong quan hệ lao động, đảm bảo hài hòa quyền và lợi ích hợp pháp giữa NLĐ và NSDLĐ. Đây là cơ sở để xây dựng quan hệ lao động tin tưởng, lâu dài, mang lại lợi ích cho cả phía doanh nghiệp, NLĐ và sự ổn định, phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế như một số khái niệm về lao động chưa được hướng dẫn, quy định cụ thể, rõ ràng; quy định còn chồng chéo, gây khó khăn khi khơng phải doanh nghiệp hay NLĐ nào cũng có khả năng cập nhật, am hiểu pháp luật lao động. Bên cạnh đó các doanh nghiệp chủ yếu khơng có phịng ban, cán bộ pháp chế nên gây khó khăn trong việc thực hiện pháp luật về lao động. NLĐ phần lớn khơng tìm hiểu các văn bản pháp luật nên chưa tự đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đây là hạn chế lớn trong hệ thống pháp luật lao động Việt Nam.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG LAO
ĐỘNG