2.4 .Đánh giá chung
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hợp đồng
đồng lao động tại Công ty Cổ phần Cơ giới và Xây dựng Thăng Long
Thứ nhất, qua tìm hiểu cơ cấu tổ chức của Công ty cơ giới và xây dựng Thăng
Long, do Cơng ty khơng có bộ phận pháp chế để đảm nhận các vấn đề liên quan tới pháp luật nói chung và pháp luật về HĐLĐ nói riêng nên đã xảy ra các trường hợp vi phạm pháp luật về HĐLĐ. Công ty cần thành lập bộ phận pháp chế để đảm nhiệm các vấn đề liên quan đến pháp lý nói chung và liên quan tới quan hệ HĐLĐ nói riêng. Bộ
phận pháp chế là một bộ phận có chức năng đảm bảo về mặt pháp lý cho doanh nghiệp. Đây sẽ là bộ phận nắm bắt các quy định về pháp luật lao động, cụ thể là pháp luật về HĐLĐ để soạn thảo HĐLĐ đầy đủ quy định của pháp luật cũng như đảm bảo quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ HĐLĐ.
Thứ hai, CTCP cơ giới và xây dựng Thăng Long nên tăng cường vai trò của tổ
chức cơng đồn cơ sở trong công ty. Công ty đã thành lập tổ chức cơng đồn theo đúng quy định của pháp luật tuy nhiên tổ chức cơng đồn của Cơng ty thì chưa thực sự phát huy được tối đa vai trị và năng lực của mình để bảo vệ quyền và lợi ích cho NLĐ cũng như Cơng ty.
Đối với NLĐ, cơng đồn sẽ phải giải quyết những khúc mắc của NLĐ với Công ty, tham gia ý kiến với doanh nghiệp trong việc thực hiện nội quy lao động. Bên cạnh đó, Cơng đồn cịn đóng góp ý kiến với doanh nghiệp về mơi trường làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của NLĐ; đề nghị các chế độ đãi ngộ thêm cho NLĐ như: du lịch hàng năm; tăng lương, thưởng vào các dịp lễ, Tết; thưởng khi NLĐ hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu... Đây cũng là cách cơng đồn phát huy vai trị là đại diện cho tập thể NLĐ , vừa khuyến khích NLĐ làm đóng góp cơng sức, trí lực cho cơng ty.
Đối với Cơng ty, thì cơng đồn cơ sở sẽ tham gia hỗ trợ NSDLĐ xây dựng nội quy lao động, bảng lương, thỏa ước lao động tập thể. Bên cạnh đó, khi có tranh chấp xảy ra như đơn phương chấm dứt HĐLĐ, kỷ luật lao động, đình cơng… cơng đồn cơ sở sẽ tổ chức đối thoại nhằm dung hịa lợi ích của NLĐ với Cơng ty trên tư cách là một chủ thể độc lập, trung gian giải quyết tranh chấp lao động.
Thứ ba, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật lao động.
Để làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật lao động cần có sự tìm hiểu về thái độ của NLĐ đối với pháp luật lao động. Có thể nói, phần lớn NLĐ thường cho rằng “pháp luật” là những mệnh lệnh mà người ta cần phải tuân thủ, là hình phạt, là trừng trị… người khác thì cho rằng, pháp luật chỉ là để giải quyết các tranh chấp. NLĐ thường chỉ quan tâm tới pháp luật khi bản thân họ phải rơi vào tình thế sự việc miễn cưỡng, lợi ích bị xâm hại… dính líu tới pháp luật (kiện cáo, tranh chấp, bị phạt, bị cưỡng chế…). Bởi vậy, khi tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cần giải thích, phân tích cho NLĐ hiểu được rằng pháp luật lao động không chỉ bao gồm các quy định cưỡng chế, thực thi pháp luật, biện pháp giải quyết tranh chấp. Pháp luật lao động còn bao gồm các quy định bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ. Việc tìm hiểu về pháp luật lao động sẽ giúp họ thêm hiểu biết để có thể bảo vệ quyền lợi của mình một cách chính đáng mà khơng vi phạm pháp luật.Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật lao động sẽ nâng cao nhận thức cũng như ý thức chấp hành pháp luật của các bên trong quan hệ lao động. Từ việc hiểu biết được pháp luật lao động, NLĐ
và NSDLĐ biết tự đảm bảo lợi ích cho mình và cho các bên trong quan hệ lao động, hạn chế tình trạng tranh chấp khơng đáng có xảy ra.