1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro lãi suất trên thế giới
1.3.1 Bài học quản trị rủi ro lãi suất của Quận Cam, bang California
(1994)
- Giới thiệu chung
Vào ngày 6/12/1994, Quận Cam, một trong những quận giàu có của bang California đã tuyên bố phá sản sau khi bị thua lỗ khoảng 1.6 tỷ đô la từ một đặt cược sai lầm về lãi suất vào một trong các quỹ đầu tư chủ yếu của nó. Quỹ này trước đó dự định được thực hiện theo phương pháp thận trọng và đồng thời cũng phải đảm bảo khả năng tạo ra lợi nhuận trong việc quản lý dòng tiền của tồn Quận và của 241 tổ chức chính quyền địa phương. Tuy nhiên, thay vào đó, nó lại gây ra sự sụp đổ tài chính lớn nhất của một chính quyền địa phương trong lịch sử nước Mỹ. Robert Citron, thủ quý Quận Cam, người kiểm soát quỹ đầu tư trị giá 7.5 tỷ đô la này đã tiến hành đầu tư mạo hiểm
29
khoản tiền trên vào một danh mục đầu tư. Chiến lược của ông dựa trên mức lãi suất ngắn hạn tương đối thấp so với lãi suất trung hạn. Nhưng kể từ tháng 2 năm 1994, Quỹ dự trữ Liên Bang bắt đầu tăng lãi suất USD, làm cho rất nhiều chứng khoán trong quỹ đầu tư của Quận Cam bị giảm giá trị. Trong một thời kỳ dài năm 1994, Citron bỏ qua sự biến động trên thị trường lãi suất và các khoản lỗ trong danh mục đầu tư của ông. Đến cuối năm 1994, nhu cầu hàng tỷ đô la tiền thế chấp từ các đối tác của Citron tại phố Wall, và nguy cơ các nhà đầu tư chính quyền địa phương đổ xơ tới rút tiền, tạo ra trạng thái mất thanh khoản. Sau thất bại này, Quận Cam đã sửa đổi nhiều khía cạnh của thủ tục kiểm sốt và quản trị tài chính của nó và thiết lập một cơ chế chính sách đầu tư nghiêm ngặt hơn.
- Diễn biến
Robert Citron giữ chức thủ quỹ của quận Cam kể từ năm 1972 cho tới đầu năm 1994. Khoảng thời gian đó các chiến lược đầu tư của ơng liên tục thành công, quỹ do ông quản lý đạt lợi suất khoảng 10,1% hàng năm trong khi danh mục đầu tư của kho bạc bang California chỉ đạt lợi suất hàng năm 5%-6%. Thu nhập từ quỹ đầu tư này ngày càng chiếm tỷ trọng đáng kể trong ngân sách bang kể từ cuối thập niên 70, dẫn đến việc nới lỏng các quy định về cách thức đầu tư. Thêm vào đó, chính quyền thành phố khác như Irvin, Anaheim cùng với nhiều cơ quan công quyền địa phương khác cũng bị thu hút bởi mức tỷ suất lợi nhuận đặc biệt cao mà quỹ mang lại.
Những nhà đầu tư này đưa tiền mà họ huy động được từ thuế và các nguồn khác vào quỹ với hy vọng rằng khoản tiền đó sẽ được tăng thêm trước khi họ sử dụng vào các dịch vụ công cộng thiết yếu. Lợi nhuận của quỹ đặc biệt cao vào đầu thập niên 1990 khi mà mơi trường chính trị địa phương được thiết lập nhằm hạn chế việc tăng thuế và các nguồn tài chính khác của chính quyền địa phương. Một số cơ quan thành phố thậm chí cịn vay thêm tiền để tăng đầu tư của họ vào quỹ. Rất ít nhà đầu tư thắc mắc Citron về cách làm việc hết sức
30
thành cơng của ơng hay là phân tích mức độ rủi ro mà ơng phải đối mặt để có thể đạt được lợi nhuận cao. Ban kiểm sốt thiếu sót trong việc đánh giá chính sách đầu tư, quản trị rủi ro, kiểm tra báo cáo định kỳ và chi tiết. Điều này làm cho mục tiêu của quỹ thiên về tạo ra tiền hơn là quản lý tiền.
Đến năm 1994, số tiền trong quỹ tăng lên nhanh chóng. Citron đã đầu tư 7.5 tỷ đô là vào rất nhiều loại giấy tờ có giá của Chính phủ Mỹ. Ông mua chủ yếu thông qua các công ty môi giới phố Wall, đặc biệt từ các công ty thuộc ngân hàng đầu tư Merrill Lynch. Một điều hiển nhiên là: Khi một quỹ đầu tư muốn đạt được lợi suất cao hơn lợi suất của các quỹ quản lý tiền thông thường, nó sẽ phải chấp nhận rủi ro nhiều hơn. Hơn nữa, Citron đã sai lầm khi cho rằng chứng khốn chịu lãi suất trung hạn sẽ duy trì ổn định hoặc là tăng giá. Ông sử dụng nhiều phương pháp nhằm mục đích biến quỹ 7.5 tỷ đô la thành 20 tỷ đơ la vì thế lợi nhuận và rủi ro được nhân lên gấp bội. Citron đã đầu tư khoảng 2.8 tỷ đô mua các loại giấy tờ có giá hoặc các công cụ phái sinh mà giá của chúng sẽ giảm khi lãi suất tăng. Ông cũng đầu tư 8 tỷ đô la vào một loại trái phiếu “inverse floater” – một loại chứng khoán kết hợp của một hoán đổi lãi suất và một chứng khoán lãi suất thả nổi mà lãi suất tăng người nắm giữ sẽ bị thua lỗ. Kết quả là, quỹ đã biến nguồn vốn dự định được sử dụng cho các dịch vụ công cộng thiết yếu trong ngắn hạn thành một sự đầu tư đầy rủi ro vào các công cụ tài chính trung hạn. Trong trường hợp lãi suất ngắn hạn vẫn duy trị thấp như những năm đầu thập kỷ 90, giá của những chứng khoán trung hạn này sé được thanh toán theo giá thị trường và Citron sẽ thu được lợi nhuận cao. Tuy nhiên chiến lược này trở nên tồi tệ khi Fed có sự thay đổi trong chính sách của mình vào tháng 2 năm 1994. Tháng 2 này đã chứng kiến sự gia tăng lãi suất đầu tiên trong một chuỗi tăng liên tiếp, đến cuối năm 1994 lãi suất tăng thêm 2.25%. Vào tháng 11, quỹ đầu tư của Citron gặp khủng hoảng lớn khi giá trị của các chứng khoán trung hạn nhạy cảm lãi suất sụt giảm. Các đối tác của Citron bắt đầu thu hồi hàng tỷ đô la tiền thế
31
chấp, trong khi dó các cơ quan chính phủ ồ ạt rút tiền ra khỏi quỹ. Vào ngày 1/12, Citron phải thừa nhận quỹ thua lỗ 1.5 tỷ USD và từ chức vào ngày 3/12.
- Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là một loại trong rủi ro thị trường. Các ngân hàng cũng như các tổ chức đầu tư khơng thể kiểm sốt và dự đoán chắc chắn mức độ và xu hướng biến động của lãi suất. Người quản lý quỹ đầu tư không nên quá tin vào xu hướng lãi suất giữ ở mức thấp như dự tính mà phải lường đến trường hợp xấu là lãi suất ngắn hạn biến động sụt giá các chứng khoán quỹ nắm giữ hoặc làm giảm thu nhập của quỹ; không nên tập trung quá nhiều vào các chứng khốn có mức giá biến động cùng chiều với nhau khi lãi suất thay đổi (trường hợp Quận Cam, Citron đã đầu tư hàng tỷ đơ la vào các chứng khốn mà khi lãi suất tăng sẽ bị mất giá trị).
Bản thân Ban quản trị và hệ thống kiểm soát nội bộ của các ngân hàng cũng như các tổ chức kinh doanh phải theo dõi sát biến động lãi suất, xác định cụ thể cơ chế chính sách và phương pháp quản trị rủi ro lãi suất, lập báo cáo định kỳ thường xuyên. Đặc biệt dù có một thời kỳ kinh doanh tốt, lợi nhuận cao, các ngân hàng và các tổ chức kinh doanh cũng không được nới lỏng các quy định và lơ là kiểm soát để dẫn đến hậu quả kinh doanh thua lỗ, thậm chí phá sản.
Sự sụp đổ của Quận Cam chính là một bài học về sự cần thiết phải quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng như các tổ chức đầu tư chứng khoán trên thế giới.