(Đơn vị: Tỷ đồng)
Nhóm Kỳ hạn trung bình Giá trị TSC Giá trị TSN
1 1 tháng 77.563 113.493 2 2 tháng 32.330 37.297 3 4.5 tháng 29.405 14.253 4 9 tháng 17.360 25.954 5 30 tháng (2,5 năm) 35.799 5.494 6 60 tháng (5 năm) 20.365 10 Tổng 212.822 196.501
Sau khi có được kỳ hạn hoàn vốn/hoàn trả của từng khoàn mục trong danh mục, theo cơng thức tính kỳ hạn hồn vốn/hồn trả trung bình của danh mục:
Kỳ hạn hồn vốn trung bình của danh mục
= Ta có:
Kỳ hạn hồn vốn trung bình của TSC là 12,8 tháng và kỳ hạn hồn trả trung bình của TSN là 6,1 tháng. Như vây, tại thời điểm 31/12/2008:
53 Khe hở kỳ hạn hiện tại = Kỳ hạn hồn vốn trung bình của TSC - Kỳ hạn hồn trả trung bình của TSN * = 12,8 – 6,1*196501/212822 = + 7,2 tháng
Như vậy, khe hở kỳ hạn tại thời điểm 31/12/2008 là +7,2 tháng.
Tính tương tự như trên đối với số liệu giá trị TSN-TSN tại thời điểm 31/12/2009:
Bảng 2.9. Kỳ hạn trung bình của các khoản mục TSN-TSC 2009
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Nhóm Kỳ hạn trung bình Giá trị TSC Giá trị TSN
1 1 tháng 107.311 148.011 2 2 tháng 50.602 36.417 3 4.5 tháng 33.892 12.723 4 9 tháng 13.348 28.352 5 30 tháng (2,5 năm) 21.609 5.440 6 60 tháng (5 năm) 8.170 1 Tổng 234.932 230.994
Tính tương tự như năm 2008, tại thời điểm 31/12/2009 kỳ hạn hoàn vốn trung bình của TSC là 6,9 tháng, kỳ hạn hoàn trả trung bình của TSN là 3 tháng và khe hở kỳ hạn là 3,95 tháng.
NHẬN XÉT:
Kết quả khe hở kỳ hạn dương (kỳ hạn hồn vốn trung bình của tài sản lớn hơn kỳ hạn hồn trả trung bình của nợ) 7,2 tháng năm 2008 và 3,95 tháng năm 2009 hoàn toàn phù hợp với thực trạng sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn trong giai đoạn tình hình kinh tế thế giới nói chung và trong
54
nước nói riêng biến động phức tạp từ đầu năm 2008 đến cuối năm 2009 và cho thấy mặt hạn chế trong việc sử dụng các biện pháp quản trị rủi ro lãi suất tại Vietcombank. Điều này có thể làm giảm lợi nhuận của ngân hàng nếu lãi suất tăng. Trong những tháng đầu năm 2008, do NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, nguồn cung tiền giảm. Để đảm bảo số dư huy động phục vụ cho việc duy trì các khoản cho vay trung dài hạn như cho vay bất động sản, các ngân hàng phải cạnh tranh quyết liệt để huy động vốn với công cụ chủ yếu là lãi suất làm lãi suất huy động tăng liên tục. Vì các ngân hàng đã dùng nguồn vốn huy động ngắn để cho vay trung dài hạn nên khi nguồn cung tiền giảm, cộng với các đợt tăng lãi suất liên tiếp đã làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản và lợi nhuận của ngân hàng.
Rủi ro lãi suất xuất hiện vì kỳ hạn hồn vốn lớn hơn kỳ hạn hoàn trả. Trong khi quá tập trung vào tăng trưởng tín dụng thì những yếu tố bất lợi xuất hiện: giá cả leo thang, doanh nghiệp vay vốn gặp khó khăn do chi phí tăng, lạm phát. Trước tình hình đó, Chính phủ phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ bắt buộc 41 Ngân hàng mua 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc, đồng thời tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu (chẳng hạn, vào tháng 6/2008 lãi suất cơ bản đã tăng lên từ 12% đạt mức 14%) làm cho các ngân hàng bị mất cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn. Để đảm bảo thanh khoản, các ngân hàng trong đó có Vietcombank phải tăng lãi suất huy động, đóng cửa tín dụng. Rủi ro lãi suất tăng lên vì lãi suất huy động tăng nhanh hơn, vượt lãi suất cho vay làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Cụ thể:
Vào đầu tháng 01/2008, lãi suất huy động LNH kỳ hạn 1 năm chỉ ở mức 10.55%/năm, lãi suất huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư tính thêm dự trữ bắt buộc ở mức khoảng 10,50%/năm, lãi suất cho vay khoảng 12,36%/năm. Như vậy các ngân hàng có chênh lệch lãi suất cho vay và huy động khoảng 1,86%. Phần chênh lệch lãi suất này được dùng để trang trải các
55
chi phí quản lý và tạo lợi nhuận cho ngân hàng. Với các hợp đồng tín dụng lãi suất điều chỉnh 3 tháng 1 lần hoặc 6 tháng 1 lần, hoặc 1 năm 1 lần giải ngân vào đầu tháng 1 hoặc vừa điều chỉnh lãi vào đầu tháng 1/2008 thì đến đầu tháng 7 mới có thể điều chỉnh lãi suất. Trong khi đó, từ đầu năm 2008, lãi suất huy động tăng liên tục, đến tháng 02/2008 lãi suất huy động đã tăng lên đến 12%/năm, nếu tính thêm lãi suất bắt buộc thì lãi suất huy động vào khoảng 13,48%/năm, so với lãi suất cho vay 12,36%/năm thì ngân hàng đã bị lỗ và sẽ phải chịu mức lỗ này trong những tháng còn lại. Thêm vào đó, lãi suất huy động tăng liên tục và cho đến tháng 08/2008 đã ở mức 19%/năm (tính thêm dự trữ bắt buộc là 21,35%/năm). Với lãi suất huy động 21,35%/năm, nếu các ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất cho vay cũng khơng được vượt 21%/năm. Nhìn vào những con số trên chúng ta có thể thấy được sự thay đổi lãi suất trong thời gian qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi nhuận của ngân hàng. Một số trường hợp, trong hợp đồng tín dụng, lãi suất điều chỉnh hàng quý cũng bị ảnh hưởng nhưng mức độ ảnh hưởng ít hơn.
Ngồi ra, với việc khống chế tỷ lệ tăng trưởng tín dụng không quá 30%, các tổ chức tín dụng, Vietcombank cũng khơng ngoại lệ, trong quý I năm 2008 đã giải ngân vượt mức tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cho phép khi có quyết định đã ngừng giải ngân, chỉ tập trung thu hồi nợ. Một số khách hàng tới hạn trả nợ nhưng không trả vì e ngại ngân hàng khơng cho vay lại và khó có thể vay tại ngân hàng khác trong điều kiện thị trường tín dụng hầu như đóng băng hoặc nếu vay lại phải chịu lãi suất quá cao (lãi suất vay cũ khoảng 12%/năm, lãi suất phạt quá hạn là 18%/năm, thấp hơn so với lãi suất vay mới 21%/năm) nên không trả nợ, chấp nhận để nợ quá hạn. Vì vậy, ngân hàng một mặt phải cạnh tranh quyết liệt để huy động vốn đảm bảo thanh khoản (có thời điểm phải huy động LNH với lãi suất lên đến 35%/năm), một mặt không thể thu hồi nợ làm xuất hiện khe hở kỳ hạn dương, với lãi suất huy động ngày càng tăng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng.
56
Việc trích lập dự phịng rủi ro: Tại điều 6 Quyết định số 493/2005/QĐ-
NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN về việc ban hành “Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các TCTD”, việc phân loại nợ chỉ dựa trên việc đánh giá khả năng trả nợ của từng khoản vay riêng lẻ và nếu khách hàng trả nợ đúng hạn thì khách hàng đó tốt. Thậm chí, ngân hàng có thể gia hạn nợ cho khách hàng hoặc cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng vay nóng để trả nợ và giải quyết cho khách hàng vay lại trong thời gian ngắn. Vì vậy, khách hàng vẫn là khách hàng tốt và khoản nợ của khách hàng tại ngân hàng vẫn ở là nợ tốt (thuộc nhóm 1) trong trường hợp nền kinh tế ổn định. Nhưng từ đầu 2008, với chính sách thắt chặt tiền tệ, các ngân hàng nói chung hầu như chỉ tập trung thu hồi nợ và khơng cho vay lại. Khi đó, chỉ những khách hàng có khả năng tài chính thực sự mới có thể trả được nợ và những khách hàng có dư nợ tốt nhờ những thủ thuật trên sẽ lộ diện và khoản nợ của họ khơng cịn thuộc nợ nhóm 1, điều này góp phần làm cho nợ quá hạn tại các ngân hàng tăng lên. Vì khơng thu hồi được nợ nên các ngân hàng bị mất cân đối giữa dòng tiền vào – dòng tiền ra theo kế hoạch, làm ảnh hưởng đến kế hoạch lợi nhuận của Ngân hàng.
Trong cuộc đua lãi suất vừa qua, rất nhiều ngân hàng đưa ra sản phẩm Tiết kiệm rút gốc linh hoạt, theo đó khách hàng gửi tiền có thể rút trước hạn mà vẫn được hưởng lãi suất cao hơn lãi suất không kỳ hạn. Sản phẩm này vơ hình chung khuyến khích khách hàng gửi tiền kỳ hạn dài để có lãi suất cao hơn nhưng có thể rút ra bất cứ lúc này. Ngồi ra, để giảm chi phí dự trữ bắt buộc, các ngân hàng TMCP thỏa thuận với khách hàng gửi tiền kéo dài thời gian gửi tiền trên hợp đồng lên đến 12 tháng hoặc dài hơn so với thời gian thực gửi. Đây là một trong những nguyên nhân làm ngân hàng phải đối mặt với rủi ro cao vì các ngân hàng khơng thể xác định được kỳ hạn hồn trả của khoản tiền, gây khó khăn cho cơng tác Quản lý TSN – TSC.
57
2.3.3 Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Vietcombank
2.3.3.1 Kết quả đạt được
Trong thời gian qua, việc NHNN nới lỏng dần sự kiểm sốt lãi suất địi hỏi các NHTM phải quan tâm hơn đến công tác quản trị rủi ro lãi suất. Trong công tác này, tuy chưa nhiều nhưng Vietcombank đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận sau:
- Vietcombank đã bước đầu có nhận thức về nguy cơ rủi ro lãi suất, đã nhận ra thực tế là Ngân hàng có thể phải gánh chịu những tổn thất trước những thay đổi của lãi suất thị trường. Nhận thức này rất quan trọng, không chỉ tạo cơ sở cho Ngân hàng có định hướng đúng đắn trong cơng tác quản trị rủi ro mà cịn tập trung vào việc quản lý rủi ro tín dụng, các loại rủi ro khác có khả năng gây thiệt hại cho Ngân hàng.
- Ngân hàng đã quyết định thành lập ALCO có nhiệm vụ tư vấn cho HĐQT các vấn đề có liên quan đến cơng tác quản trị rủi ro lãi suất. Chẳng hạn, tư vấn về việc xác định rủi ro lãi suất, lượng hóa (tính tốn quy mơ ảnh hưởng), đặt ra các hạn mức về rủi ro, kiểm tra tình hình rủi ro thường nhật thông qua báo cáo tài chính. Đồng thời, ALCO có trách nhiệm kiểm sốt hoạt động và kiểm sốt nội bộ, đảm bảo sự thống nhất, khơng chồng chéo các quy trình, hệ thống quản lý nội bộ trong Ngân hàng; theo dõi, kiểm tra sự tuân thủ đối với các quy định nhà nước, NHNN và các cơ quan có liên quan. Việc thực hiện theo đúng chức năng nhiệm vụ của ALCO sẽ giúp cho Ngân hàng tăng cường hiệu quả quản lý kinh doanh cũng như quản lý rủi ro, bao gồm cả quản trị rủi ro lãi suất
- Vietcombank đã có những bước triển khai đầu tiên thực hiện biện pháp để phòng ngừa rủi ro lãi suất, thể hiện ở sự chỉ đạo của Tổng giám đốc Ngân hàng đối với công tác điều hành lãi suất kinh doanh trong tồn hệ thống. Đó chính là việc quản lý rủi ro lãi suất tập trung tại trụ sở chính, đồng thời TGĐ Ngân hàng có xem xét ủy quyền cho các giám đốc có đơn vị thành viên quyết
58
định lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay tối thiểu trên địa bàn thành phố, thị xã và những nơi có cạnh tranh. Đặc biệt, Vietcombank cịn chú trọng việc áp dụng chính sách lãi suất cho vay thỏa thuận thay đổi theo thời gian đối với các khoản cho vay trung dài hạn để hạn chế rủi ro lãi suất.
Với những kết quả đạt được trong hoạt động quản trị rủi ro lãi suất, VCB ngày càng nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng và bước đầu thực hiện một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất. Ngân hàng luôn chủ động theo dõi và dự đốn tình hình biến động lãi suất, gắn liền với việc tuân thủ các quy định của Nhà nước và các quy trình nghiệp vụ quản lý rủi ro của ngành ngân hàng. Việc thành lập ủy ban quản lý TSC và TSN gần đây là bước đi rất quan trọng trong việc đổi mới nội dung và phương pháp quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng. Tuy nhiên, nếu đánh giá một cách tổng thể công tác quản lý rủi ro lãi suất trong thời gian hiện tại có thể thấy rằng nội dung quản lý chưa tồn diện và các biện pháp phịng ngừa chỉ là các biện pháp tình thế. Do vậy, để nâng cao chất lượng hoạt động quản trị rủi ro lãi suất, VCB cần phải xác định hạn chế của hoạt động này và nguyên nhân của những hạn chế đó để từ đó tìm ra giải pháp khắc phục.
2.3.3.2 Những khó khăn tồn tại
- Thứ nhất, Vietcombank chưa có mơ hình tổ chức quản trị rủi ro phù hợp.
Theo phân tích ở trên, sau khi chuyển sang hoạt động theo mơ hình NHTMCP, VCB tiếp tục định hướng phát triển thành một tập đồn tài chính đa năng, thực hiện mục tiêu là một trong những NHTM tiên tiến trong khu vực. Ngân hàng cũng nhận tức được trong điều kiện môi truờng kinh doanh ngày càng trở nên rủi ro hơn, việc quản lý rủi ro và bảo tồn vốn là vơ cùng quan trọng. Chính vì vậy, VCB đã và đang xây dựng một hệ thống quản lý rủi
59
ro theo các chuẩn mực quốc tế nhằm giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất, có thể chấp nhận được. HĐQT có quyền hạn cao nhất trong công tác quản lý rủi ro, đồng thời Tổng Giám đốc cũng chịu trách nhiệm trước HĐQT trong việc tổ chức triển khai kịp thời và có hiệu quả các chính sách, định hướng, quyết nghị liên quan đến QLRR do HĐQT ban hành; Ủy ban QLRR, Ủy ban Quản lý Tài sản nợ có (ALCO), Hội đồng xử lý rủi ro cũng có nhiệm vụ tham mưu cho HĐQT góp phần giúp cho ngân hàng tăng cường hiệu quả quản lý kinh doanh cũng như quản lý rủi ro, bao gồm cả quản lý rủi ro lãi suất. Tuy nhiên, hoạt động của bộ máy này mới chỉ tập trung vào quản lý rủi ro tín dụng và chủ yếu thiên về biện pháp xử lý rủi ro chứ chưa đưa ra những phương pháp đo lường, dự báo và phòng ngừa cụ thể cho từng loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mặt khác, trong xu thế tự do hóa tài chính tiền tệ ngày nay, ngân hàng phải đối mặt với rất nhiều loại rủi ro như: rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản… nên có thể thấy mơ hình tổ chức quản lý rủi ro tại Vietcombank là chưa đáp ứng được nhu cầu quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Hơn nữa, trong cơ cấu tổ chức của ngân hàng chưa hình thành Khối chuyên trách quản trị rủi ro và có sự phân định rõ ràng về chức năng của từng cấp quản lý trong công tác quản trị rủi ro. Quyết định thành lập ALCO có quy định các chức năng nhiệm của ALCO nhưng hiện tại các nhiệm vụ này vẫn chưa được triển khai thực sự sâu rộng và vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn cung cho tồn Ngân hàng về cơng tác quản trị rủi ro lãi suất, vai trò của ALCO còn mờ nhạt.
- Thứ hai, Vietcombank chưa thực hiện một cách toàn diện những biện pháp cần thiết để phòng ngừa rủi ro lãi suất.
Cụ thể, các biện pháp nội bảng, chủ yếu Ngân hàng mới chỉ dừng lại ở các biện pháp thả nổi lãi suất trong cho vay trung dài hạn mà chưa có biện pháp tích cực để duy trì sự cân xứng về kỳ hạn của TSC và TSN. Các khoản vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn chưa cân xứng với kỳ hạn của các khoản cho
60
vay. Đối với các biện pháp ngoại bảng, cho đến nay, ngân hàng hoàn toàn chưa ứng dụng một cách đáng kể. Chẳng hạn, về việc phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng các biện pháp ngoại bảng, sử dụng các cơng cụ tài chính phái sinh: