Biện pháp phòng ngừa nội bảng

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 88 - 90)

- Vietcombank cần tích cực duy trì sự cân bằng về kỳ hạn giữa Tài sản nợ - Tài sản có. Chẳng hạn, với các khoản cho vay dài hạn, Ngân hàng nên sử dụng nguồn vốn huy động trung dài hạn tương ứng. Khi số dư tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi ngắn hạn tăng lên làm cho kỳ hạn trung bình của TSN bị rút ngắn lại, ngân hàng cần chủ động rút ngắn lại kỳ hạn trung bình của TSC

83

bằng các biện pháp: giảm đầu tư, cho vay với lãi suất cố định, tích cực cho vay đầu tư kỳ hạn ngắn, hoặc Ngân hàng cũng có thể sử dụng các biện pháp nhằm kéo dài kỳ hạn trung bình của tài sản nợ bằng cách: tăng những khoản nợ dài hạn bằng cách phát hành các công cụ nợ có kỳ hạn trên 12 tháng…Tuy nhiên, việc duy trì sự cân xứng về kỳ hạn của các khoản mục trong Bảng cân đối tài sản một cách tuyệt đối là rất khó khăn và ngân hàng không thể chủ động thực hiện được điều này ví khách hàng là người quyết định vay tiền hoặc gửi tiền vào ngân hàng. Mặc dù vây, ít nhất Vietcombank cũng phải tuân thủ quy định về giới hạn tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn ở mưc 40% theo Quyết định 457/2005/QĐ – NHNN ban hành ngày 19/4/2005 của Thống đốc NHNN, trong đó, nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn bao gồm:

 Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn có thời hạn gửi cịn lại đến 12 tháng của tổ chức (kể cả tổ chức tín dụng khác), cá nhân.

 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn có thời hạn gửi còn lại đến 12 tháng của cá nhân.

 Nguồn vốn huy động dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá có thời hạn thanh tốn cịn lại đến 12 tháng.

 Khoản vay từ tổ chức tín dụng khác có thời hạn vay còn lại đến 12 tháng, trừ các khoản vay trên thị trường liên ngân hàng.

- Áp dụng chính sách thả nổi lãi suất với các khoản cho vay lớn, có kỳ hạn dài

Việc duy trì sự cân xứng về kỳ hạn của TSN-TSC có thể giúp ngân hàng tránh được rủi ro lãi suất nhưng trong thực tế, phần lớn các NHTM có kỳ hạn của TSC dài hạn kỳ hạn cuat TSN vì các Ngân hàng thường lấy vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Trong trường hợp này, ngân hàng có thể áp dụng chính sách lãi suất thả nổi đối với các khoản cho vay lớn, có kỳ hạn dài. Cụ

84

thể, trong hợp đồng cho vay sẽ có những điều khoản quy định về lãi suất biến đổi – nghĩa là lãi suất được điều chỉnh lên hoặc xuống tùy theo biến động lãi suất cơ bản của ngân hàng. Các điều khoản về lãi suất biến đổi thường bao gồm các biên độ lãi suất cao nhất và lãi suất thấp nhất để lãi suất không thể nằm ngoài phạm vi quy định. Việc áp dụng chính sách lãi suất này sẽ làm giảm chênh lệch giá trị TSC-TSN nhạy cảm lãi suất và do vậy làm giảm rủi ro lãi suất cho các ngân hàng.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)