Diễn biến lãi suất tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 47 - 51)

2.2.1 Chính sách điều hành tiền tệ của NHNN từ năm 2007 đến cuối năm 2009 năm 2009

Trong giai đoạn từ năm 2001-2006, mục tiêu của chính phủ Việt Nam là ưu tiên tăng trưởng kinh tế nên chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ liên tục được mở rộng. Lượng cung tiền mỗi năm tăng 25% trong khi lãi suất và tỷ lệ dự trữ giữ nguyên không đổi.

Từ cuối năm 2005 đến 31/12/2007, lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu được duy trì ở mức tương ứng 8.25%/năm – 6.5%/năm – 4.5%/năm. Trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009, NHNN đã nhiều lần điều chỉnh các loại lãi suất cho phù hợp với tình hình, cụ thể những điều chỉnh được tóm tắt ở bảng sau đối với lãi suất cơ bản:

42

Bảng 2.4 Thay đổi lãi suất cơ bản từ năm 2007 đến năm 2009

Lãi suất cơ bản

Giá trị (%/năm) Văn bản quy định Ngày áp dụng

7% 2459/QĐ-NHNN ngày 28/10/2009 01/11/2009 7,0% 172/QĐ-NHNN ngày 23/1/2009 01/02/2009 8,5% 3161/QĐ-NHNN 22/12/2008 10% 2948/QĐ-NHNN 05/12/2008 11% 2809/QĐ-NHNN 21/11/2008 12% 2559/QĐ-NHNN Ngày 3/11/2008 05/11/2008 13.0% 2316/QĐ-NHNN ngày 20/10/2008 21/10/2008 14% 1317/QĐ-NHNN ngày 10 tháng 6 năm 2008 11/06/2008 12% 1099/QĐ-NHNN ngày 16 tháng 5 năm 2008 19/05/2008 8,25% 2517/QĐ-NHNN ngày 29/12/2006 01/01/2007

Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

Ngoài ra, NHNN cũng đưa ra một số điều chỉnh khác cụ thể như sau:

- Ngày 01/02/2008, tăng dự trữ bắt buộc từ 10% lên 11% đối với VND và từ 10% lên 11% đối với ngoại tệ, đồng thời mở rộng kỳ hạn tiền gửi phải thực hiện DTBB từ dưới 24 tháng thành tất cả các kỳ hạn (Quyết định 187/QĐ-NHNN, áp dụng từ 01/02/2008 của NHNN).

- Ngày 26/02/2008 thông qua công điện 02/CĐ-NHNN của NHNN Việt Nam, các NHTM phải điều chỉnh lãi suất huy động vốn không vượt quá 12%/năm; Các NHTM nhà nước tích cực tham gia nghiệp vụ thị trường mở và các kênh tái cấp vốn khác của NHNN để đảm bảo khả năng thanh toán và hỗ trợ vốn cho các NHTM trên thị trường LNH với lãi suất tối đa bằng lãi suất nghiệp vụ thị trường mở tại phiên giao dịch gần nhất cộng với 1%/năm.

- Ngày 16/05/2008, NHNN thông qua quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN của NHNN Việt Nam, theo đó các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh bằng

43

VNĐ đối với khách hàng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do NHNN Việt Nam công bố để áp dụng trong từng thời kỳ.

- Ngày 26/06/2008, điều chỉnh lãi suất tín phiếu bắt buộc, theo đó từ 01/07/2008, lãi suất tín phiếu NHNN bằng VND dưới hình thức bắt buộc phát hành ngày 17/03/2008 sẽ tăng từ 7.8%/năm lên 13%/năm, áp dụng đối với thời hạn thanh tốn cịn lại của tín phiếu (Quyết định 1435/QĐ-NHNN ngày 26/06/2008 của NHNN).

- Ngày 26/06/2008, NHNN điều chỉnh tăng biên độ từ +-1% lên +-2% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng áp dụng cho ngày giao dịch do NHNN thông báo theo Quyết định 1436/QĐ-NHNN.

- Ngày 19/08/2008, theo Quyết định số 1849/QĐ-NHNN, các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất huy động và lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam giữa các TCTD trên thị trường LNH không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố

- Ngày 29/08/2008, điều chỉnh lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng: điều chỉnh từ 1,2%/năm (theo Quyết định số 923/QĐ-NHNN ngày 20/7/2004) tăng lên 3,6%/năm (Quyết định số 1907/QĐ-NHNN ngày 29/8/2008). Mục đích của việc tăng mức lãi suất này nhằm hỗ trợ các tổ chức tín dụng có điều kiện giảm lãi suất cho vay, góp phần chia sẻ cùng doanh nghiệp và người vay tác động thúc đẩy đầu tư, sản xuất, kinh doanh phát triển.

2.2.2 Tình hình lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại Vietcombank

Lãi suất huy động và lãi suất cho vay được duy trì khá ổn định cho đến cuối năm 2007. Từ tháng 01/1008, do chính sách thắt chặt tiền tệ NHNN đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm lượng tiền trong lưu thơng. Từ đó, Ngân hàng bắt đầu tăng lãi suất để huy động vốn, đảm bảo thanh khoản.

44

Bảng 2.5 Tình hình lãi suất huy động

(Đơn vị: %/năm)

Chỉ tiêu Tháng 12/2007 Tháng 6/2008 Tháng 12/2009

VND USD VND USD VND USD

Kỳ hạn 3 tháng 7,20-8,82 4,50 – 5,00 12 5,8 10,2 2,3 Kỳ hạn 6 tháng 7,56-9,12 4,60 – 5,20 14 5,9 10,3 2,6 Kỳ hạn 12 tháng 7,84-9,45 4,60 – 5,40 14,4 6,3 10,4 3,0

Nguồn: Website Vietcombank

Lãi suất huy động VNĐ được duy trì tương đối ổn định từ cuối năm 2006 cho đến tháng 12/2007. Lãi suất huy động cho kỳ hạn 3 tháng dao động ở mức 7,80%/năm – 8,52%/năm; 6 tháng (7,80 – 9,06%/năm); 12 tháng (8,40 – 9,48%/năm). Từ đầu năm 2008, Vietcombank tăng lãi suất để thu hút nguồn tiền gửi từ dân cư. Lãi suất tiếp tục tăng cho đến tháng 06/2008, lãi suất huy động cho kỳ hạn 3 tháng là 12%/năm; 6 tháng là 14%/năm; 12 tháng là 14,4%/năm. Như vậy, tính đến tháng 06/2008, lãi suất huy động VNĐ tăng gấp 2 lần so với năm 2007. Năm 2009, Vietcombank hạ lãi suất huy động

Riêng đối với lãi suất huy động USD: áp dụng theo cơ chế lãi suất thả nổi gắn với lãi suất thị trường tiền tệ quốc tế, chịu tác động ảnh hưởng nhiều bởi các đợt điều chỉnh, thay đổi lãi suất của FED. Đến tháng 05/2008, lãi suất của FED ở mức 2%/năm, tuy nhiên, lãi suất tiền gửi USD ở Việt Nam đang ở mức 6,3%/năm, cao hơn 1,05% so với mức lãi suất của trái phiếu chính phủ 1 năm của Mỹ là 5,25%/năm.

45

Bảng 2.6 Tình hình lãi suất cho vay

(Đơn vị: %/năm)

Thời điểm Loại

tiền

Cho vay ngắn hạn

Cho vay trung, dài hạn

Tháng 12/2007 VND 10,80 – 13,80 12,36 – 15,48 USD 6,40 – 7,50 7,00 – 7,80 Tháng 6/2008 VND 20-21 21 USD 9,5-12 9,5-13 Tháng 12/2009

VND 12 Lãi suất huy động tiền gửi 12 tháng

+ 3,6 %/năm

USD 6 Lãi suất huy động tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng +2,8

Nguồn: Website Vietcombank

Từ cuối năm 2006 đến tháng 12/2007, lãi suất cho vay VNĐ ngắn hạn khoảng 12%/năm; trung dài hạn khoảng 13,5%/năm. Cho đến tháng 06/2008, lãi suất cho vay ngắn hạn, trung dài hạn đều ở mức 21%/năm, tăng gấp 1,55 lần so với năm 2007.

Đối với USD, trong năm 2006 và năm 2007, lãi suất cho vay dao động trong khoảng 6%/năm – 8,7%/năm. Đến tháng 06/2008, lãi suất cho vay dao động trong khoảng 9,5%/năm – 13%/năm, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2007.

2.3. Thực trạng hoạt động Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)