.1 Giá trị TSN-TSC theo các kỳ hạn định giá

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 87)

TT Kỳ hạn Tài sản Có Tài sản Nợ Chênh lệch 1 1ngày

2 Trên 1 ngày đến 90 ngày 3 Trên 90 ngày đến 180ngày 4 Trên 180 ngày đến 360 ngày 5 Trên 360 ngày đến 2 năm 6 Trên 2 năm đến 5 năm

Từ bảng trên, Ngân hàng có thể tính được trong vịng 1 tháng tới, 3 tháng tới… những TSN-TSC sẽ được định giá lại với giá trị là bao nhiêu cũng như mức chênh lệch giá trị TSC và TSN nhạy cảm lãi suất theo từng kỳ hạn là bao nhiêu. Từ đó, ngân hàng có thể dự báo được mức độ thiệt hại về thu nhập của Ngân hàng khi lãi suất thị trường thay đổi.

Để đảm bảo cho việc đo lường rủi ro lãi suất được chính xác, Vietcombank cần chú ý những vấn đề sau:

- Cải tiến phương pháp thống kê nhằm đảm bảo theo dõi được thời hạn định giá lại của các khoản mục TSN-TSC. Thực chất, đó chính là thời hạn cịn lại của tài sản. Cụ thể, Ngân hàng phải thống kê đầy đủ cho từng loại tài khoản tiền gửi, từng khoản cho vay… sau bao lâu sẽ đến hạn thanh tốn. - Có đầy đủ số liệu thống kê trong quá khứ để có thể khảo sát được sự ổn định của các khoản mục TSN không kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiết kiệm không kỳ hạn trước những biến động của lãi suất; qua đó, giúp cho việc phân loại tài sản theo nhóm nhạy cảm hay kém nhạy cảm với lãi suất.

- Đối với các khoản mục được thanh tốn theo nhiều kỳ hạn như chơ vay tiêu dùng trả góp, cho vay trung dài hạn, cần có số liệu chính xác về giá trị thanh tốn của từng kỳ hạn; trên cơ sở đó, chia tài sản đó thành nhiều phần, mỗi phần tương ứng với một kỳ hạn định giá lại.

82

- Thống kê và xác định số lượng khách hàng rút tiền trước thời hạn hoặc trả nợ trước thời hạn hay đề nghị ngân hàng gia hạn nợ đề từ đó có cơ sở tính tốn phân loại tài sản, nợ vào nhóm nhạy cảm lãi suất hoặc kém nhạy cảm lãi suất.

- Ngân hàng cần xác định rõ ràng trách nhiệm của các cá nhân, bộ phận trong việc đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro lãi suất để báo cáo trực tiếp với BGĐ và HĐQT. Việc theo dõi, tính tốn chênh lệch giá trị TSN-TSC nhạy cảm lãi suất theo từng thời kỳ định giá lại có thể được thực hiện tốt nếu Vietcombank tuân thủ nghiêm túc quy định của NHNN trong Quyết định 457/2005/QĐ – NHNN ban hành ngày 19/4/2005 của thống đốc NHNN, trong đó yêu cầu các TCTD phải xây dựng bảng phân tích các tài sản “Có” có thể thanh toán ngay và các tài sản "Nợ" phải thanh toán đối với từng loại đồng tiền trong những khoảng thời gian sau:

a. Trong ngày hôm sau b. Từ 2 đến 7 ngày

c. Từ 8 ngày đến 1 tháng d. Từ 1 tháng đến 3 tháng

Trên cơ sở tính tốn chênh lệch TSC-TSN nhạy cảm lãi suất, bộ phận quản lý rủi ro lãi suất có thể xác định được mức độ rủi ro lãi suất thông qua việc đánh giá tác động thay đổi lãi suất đến thu nhập ròng của Ngân hàng cho từng loại tài sản nội tệ, ngoại tệ.

3.2.3. Nhóm giải pháp thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất

3.3.3.1 Biện pháp phịng ngừa nội bảng

- Vietcombank cần tích cực duy trì sự cân bằng về kỳ hạn giữa Tài sản nợ - Tài sản có. Chẳng hạn, với các khoản cho vay dài hạn, Ngân hàng nên sử dụng nguồn vốn huy động trung dài hạn tương ứng. Khi số dư tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi ngắn hạn tăng lên làm cho kỳ hạn trung bình của TSN bị rút ngắn lại, ngân hàng cần chủ động rút ngắn lại kỳ hạn trung bình của TSC

83

bằng các biện pháp: giảm đầu tư, cho vay với lãi suất cố định, tích cực cho vay đầu tư kỳ hạn ngắn, hoặc Ngân hàng cũng có thể sử dụng các biện pháp nhằm kéo dài kỳ hạn trung bình của tài sản nợ bằng cách: tăng những khoản nợ dài hạn bằng cách phát hành các cơng cụ nợ có kỳ hạn trên 12 tháng…Tuy nhiên, việc duy trì sự cân xứng về kỳ hạn của các khoản mục trong Bảng cân đối tài sản một cách tuyệt đối là rất khó khăn và ngân hàng không thể chủ động thực hiện được điều này ví khách hàng là người quyết định vay tiền hoặc gửi tiền vào ngân hàng. Mặc dù vây, ít nhất Vietcombank cũng phải tuân thủ quy định về giới hạn tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn ở mưc 40% theo Quyết định 457/2005/QĐ – NHNN ban hành ngày 19/4/2005 của Thống đốc NHNN, trong đó, nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn bao gồm:

 Tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn có thời hạn gửi còn lại đến 12 tháng của tổ chức (kể cả tổ chức tín dụng khác), cá nhân.

 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn có thời hạn gửi cịn lại đến 12 tháng của cá nhân.

 Nguồn vốn huy động dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá có thời hạn thanh tốn cịn lại đến 12 tháng.

 Khoản vay từ tổ chức tín dụng khác có thời hạn vay cịn lại đến 12 tháng, trừ các khoản vay trên thị trường liên ngân hàng.

- Áp dụng chính sách thả nổi lãi suất với các khoản cho vay lớn, có kỳ hạn dài

Việc duy trì sự cân xứng về kỳ hạn của TSN-TSC có thể giúp ngân hàng tránh được rủi ro lãi suất nhưng trong thực tế, phần lớn các NHTM có kỳ hạn của TSC dài hạn kỳ hạn cuat TSN vì các Ngân hàng thường lấy vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Trong trường hợp này, ngân hàng có thể áp dụng chính sách lãi suất thả nổi đối với các khoản cho vay lớn, có kỳ hạn dài. Cụ

84

thể, trong hợp đồng cho vay sẽ có những điều khoản quy định về lãi suất biến đổi – nghĩa là lãi suất được điều chỉnh lên hoặc xuống tùy theo biến động lãi suất cơ bản của ngân hàng. Các điều khoản về lãi suất biến đổi thường bao gồm các biên độ lãi suất cao nhất và lãi suất thấp nhất để lãi suất khơng thể nằm ngồi phạm vi quy định. Việc áp dụng chính sách lãi suất này sẽ làm giảm chênh lệch giá trị TSC-TSN nhạy cảm lãi suất và do vậy làm giảm rủi ro lãi suất cho các ngân hàng.

3.2.3.2. Biện pháp phịng ngừa ngoại bảng

- Vietcombank cần tích cực nghiên cứu sử dụng các nghiệp vụ phái sinh với khách hàng và các ngân hàng khác nhằm phòng ngừa rủi ro khi lãi suất thị trường biến động. Đối với các nghiệp vụ phái sinh lãi suất: Trước mắt, khi thị trường các công cụ nợ chưa phát triển tại Viêtn Nam, chưa có điều kiện triển khai các nghiệp vụ kỳ hạn, tương lai, quyền chọn về trái phiêu… ngân hàng cần phải nghiên cứu phát triển nghiệp vụ hoán đổi lãi suất.

- Nghiên cứu ứng dụng nghiệp vụ chứng khốn hóa để điều chỉnh cơ cấu Bảng cân đối Tài sản của ngân hàng.

Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, các NHTM trên thế giới đang ngày càng sử dụng nhiều hơn nghiệp vụ chứng khốn hóa. Chứng khốn hóa là việc Ngân hàng mang bán TSC nội bảng chưa đến hạn thanh toán cho những người đầu tư dưới hình thức phát hành chứng khốn. Ngân hàng có thể dành riêng khoản cho vay tiêu dùng hoặc cho vay thế chấp,… thanh lý khoản vay, chuyển hạch toán ngoại bảng và bán ra thị trường các chứng khoán được phát hành dựa trên những tài sản đó thơng qua trung gian là người được ủy thác, thường là các tổ chức phát hành chứng khoán chuyên nghiệp. Đồng thời ngân hàng cũng phải cam kết với người được ủy thác nhằm bảo đảm an tồn cho khoản tín dụng của chính ngân hàng mình và có trách nhiệm tiếp tục quản lý khoản tín dụng này. Có thể thấy nghiệp vụ chứng khốn hóa có thể rút ngắn kỳ hạn TSC của NHTM, làm giảm bớt sự nhạy cảm của TSC ngân hàng

85

trước thay đổi của lãi suất thị trường. Chính vì vậy, chứng khốn hóa được xem là cơng cụ hữu hiệu trong quản trị rủi ro lãi suất mà Vietcombank cũng như các NHTM Việt Nam cần nghiên cứu sử dụng, giúp các Ngân hàng đễ dàng thay đổi danh mục đầu tư để kỳ hạn của tài sản phù hợp hơn với kỳ hạn nguồn vốn.

- Tư vấn cho khách hàng về kỹ thuật phòng ngừa rủi ro lãi suất, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về những ưu việt của cơng cụ phái sinh bởi chính các ngân hàng là người cung cấp nhu cầu để ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ phái sinh và quản lý rủi ro lãi suất. Vietcombank cần thực hiện việc tuyên truyền, hướng dẫn và tư vấn cho các doanh nghiệp về tầm quan trọng của các nghiệp vụ này cũng như các vấn đề kỹ thuật có liên quan đến việc giao dịch, định giá và sử dụng các cơng cụ đó. Trong điều kiện của Việt Nam, do những hạn chế nhất định về cơng nghệ nên ngồi phương pháp giới thiệu sản phẩm phái sinh trên mạng, ngân hàng có thể sử dụng các hình thức khác như xây dựng cẩm nang, tổ chức hội thảo, hội nghị khách hàng… Bên cạnh đó, trung tâm đào tạo của ngân hàng có thể tổ chức những lớp tập huấn ngắn hạn cho khách hàng để họ hiểu hơn về thực tiễn sử dụng cơng cụ phái sinh nói riêng và cơng cụ phái sinh về lãi suất nói chung. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện cho các NHTM thực hiện nhiều hơn các nghiệp vụ này và đến lượt mình có thể sử dụng những nghiệp vụ đó để phịng chống rủi ro lãi suất cho chính ngân hàng.

3.2.4. Nhóm các giải pháp khác

- Đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng, tăng cường trang bị các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác thu thập và xử lý thông tin; tiếp tục triển khai các mô hình tổ chức và mơ thức quản trị hiện đại, phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế; phát triển hệ thống thông tin quản trị; tăng cường nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới; đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng đặc biệt là các dịch vụ phi tín dụng.

86

- Các NHTM phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích rủi ro cho cán bộ. Trong việc đánh giá rủi ro, yếu tố kinh nghiệm của nhân viên rất quan trọng nên NHTM cần đào tạo và nuôi dưỡng một đội ngũ cán bộ chun mơn hóa và có kinh nghiệm về quản lý rủi ro. - Nâng cao chất lượng thông tin và báo cáo rủi ro lãi suất

Hiện nay, Vietcombank có thể quan tâm đến thơng tin từ các nguồn như sau:

 Thông tin từ các văn bản pháp lý, quy định, tiêu chuẩn… do Nhà nước và NHNN ban hành

 Thông tin từ các cơ quan nghiên cứu, các chuyên gia. Ngân hàng cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ và rộng rãi với các chuyên gia về thị trường, về phân tích kinh tế…Với các mối quan hệ này, ngân hàng có thể tham khảo những ý kiến hết sức quý giá và hữu ích của các chuyên gia về những vẫn đề mà ngân hàng quan tâm.

 Thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng đáng tin cậy. Đây là nguồn thông tin được cập nhật từng ngày từng giờ và đa dạng cho hệ thống thu thập và xử lý thông tin của ngân hàng. Đặc biệt với sự phát triển của Internet, Ngân hàng có thể thu thập được thông tin đa dạng nhất, nhanh nhất với chi phí thấp nhất.

 Thơng tin từ khách hàng, từ các TCTD khác. Thông tin từ khách hàng có ý nghĩa quan trọng vì đó là phản hồi từ khách hàng, cho biêt chính xác nhu cầu và xu hướng thị trường mà ngân hàng đang cung cấp các sảm phẩm, dịch vụ. Ngồi ra, thơng tin từ các TCTD khác cũng giúp ngân hàng có được những thơng tin cụ thể gắn liền với hoạt động kinh doanh của mình.

Trên cơ sở nguồn thơng tin thu thập được từ bên ngồi về thị trường để sử dụng cho việc dự báo và đo lường rủi ro lãi suất, bộ phần quản lý rủi ro lãi suất phải lập báo cáo thường xuyên cung cấp thông tin cho các cấp lãnh đạo

87

ngân hàng- người chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định quản lý rủi ro. Mặt khác, cần phải đối chiếu so sánh số liệu ước tính với số liệu rủi ro thực tế để giúp ngân hàng nhận biết ngững hạn chế của mơ hình đo lường rủi ro.

Nhìn chung, một báo cáo rui ro lãi suất cần có các thơng tin cơ bản sau:

 Tổng hợp mức độ rủi ro lãi suất của toàn ngân hàng.

 Mức độ tuân thủ các giới hạn quy định trong chính sách quản lý rủi ro lãi suất.

 Kết quả kiểm định các tình huống bất thường bao gồm cả việc đánh giá mức độ rủi ro theo các tình huống giả định vượt quá giới hạn quy định

 Tổng hợp kết quả đánh giá lại về chính sách, quy trình và mức độ phù hợp của hệ thống quản lý rủi ro lãi suất đã được ngân hàng phê duyệt. - Duy trì mức vốn tự có cần thiết theo quy định về ty lệ an toàn vốn tối thiểu của NHNN

Rủi ro lãi suất ở những trường hợp nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán, đe dọa sự tồn tại của một NHTM. Việc duy trì đủ mức vồn tự có cần thiết sẽ tạo nguồn bù đắp tổn thất phát sinh ngồi dự kiến trong tình huống xấu, giúp ngân hàng có thể suy trì hoạt động kinh doanh một cách bình thường. Vì vậy, ngồi việc thực hiện tốt cơng tác quản lý rủi ro lãi suất: xây dựng chính sách, lượng hóa rủi ro,tăng cương kiểm soát nội bộ… Vietcombank cần nghiêm túc tuân thủ quy định của NHNN về Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của NHNN. Cụ thể, trong cơng thức tính tốn tỷ lệ an tồn vốn, đối với tài sản có rủi ro cần phải quy đổi rủi ro các giao dịch về lãi suất theo tỷ lệ quy định tương ứng:

Hệ số chuyển đổi các hợp đồng giao dịch lãi suất thành giá trị TSC nội bảng:

 Có kỳ hạn ban đầu dưới 1 năm: 0,5%

 Có kỳ hạn ban đầu từ 1 năm đến dưới 2 năm: 1,0%

 Có kỳ hạn ban đầu từ 2 năm trở lên: 1% cho phần kỳ hạn dưới 2 năm và cộng thêm 1% cho mỗi năm tiếp theo.

88

- Tăng cường hoạt động kiểm soát và kiểm toán nội bộ

Để nâng cao hiệu quả của công tác quản trị rủi ro lãi suất, Vietcombank cần có hệ thống kiểm sốt nội bộ phù hợp để kiểm sốt q trình quản lý rủi ro lãi suất và q trình kiểm sốt này phải là một bộ phận thống nhất trong q trình kiểm sốt nội bộ chung cho tồn ngân hàng. Hệ thống kiểm sốt nội bộ cần đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động, tính minh bạch và đáng tin cậy của báo cáo tài chính, phù hợp với các quy định của pháp luật và quy chế do NHNN ban hành và các chính sách kinh doanh của từng ngân hàng khác. Một hệ thống quản trị rủi ro lãi suất có hiệu quả cần bao gồm các yếu tố sau:

 Mơi trường kiểm sốt vững mạnh

 Quy trình nhận biết và đánh giá rủi ro chính xác

 Thiết lập các chính sách, thủ tục và phương pháp kiểm sốt phù hợp

 Hệ thống thông tin đầy đủ, cập nhật

 Kiểm tra thường xuyên sự tuân thủ các chính sách và quy định của pháp luật

Đối với các nghiệp vụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất, do môi trường cạnh tranh cao cùng với sự cải tiến chậm và công nghệ, hệ thống kiểm

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)