Những khó khăn tồn tại

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 64 - 76)

2.3.3 Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Vietcombank

2.3.3.2 Những khó khăn tồn tại

- Thứ nhất, Vietcombank chưa có mơ hình tổ chức quản trị rủi ro phù hợp.

Theo phân tích ở trên, sau khi chuyển sang hoạt động theo mơ hình NHTMCP, VCB tiếp tục định hướng phát triển thành một tập đồn tài chính đa năng, thực hiện mục tiêu là một trong những NHTM tiên tiến trong khu vực. Ngân hàng cũng nhận tức được trong điều kiện môi truờng kinh doanh ngày càng trở nên rủi ro hơn, việc quản lý rủi ro và bảo tồn vốn là vơ cùng quan trọng. Chính vì vậy, VCB đã và đang xây dựng một hệ thống quản lý rủi

59

ro theo các chuẩn mực quốc tế nhằm giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất, có thể chấp nhận được. HĐQT có quyền hạn cao nhất trong công tác quản lý rủi ro, đồng thời Tổng Giám đốc cũng chịu trách nhiệm trước HĐQT trong việc tổ chức triển khai kịp thời và có hiệu quả các chính sách, định hướng, quyết nghị liên quan đến QLRR do HĐQT ban hành; Ủy ban QLRR, Ủy ban Quản lý Tài sản nợ có (ALCO), Hội đồng xử lý rủi ro cũng có nhiệm vụ tham mưu cho HĐQT góp phần giúp cho ngân hàng tăng cường hiệu quả quản lý kinh doanh cũng như quản lý rủi ro, bao gồm cả quản lý rủi ro lãi suất. Tuy nhiên, hoạt động của bộ máy này mới chỉ tập trung vào quản lý rủi ro tín dụng và chủ yếu thiên về biện pháp xử lý rủi ro chứ chưa đưa ra những phương pháp đo lường, dự báo và phòng ngừa cụ thể cho từng loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Mặt khác, trong xu thế tự do hóa tài chính tiền tệ ngày nay, ngân hàng phải đối mặt với rất nhiều loại rủi ro như: rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản… nên có thể thấy mơ hình tổ chức quản lý rủi ro tại Vietcombank là chưa đáp ứng được nhu cầu quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Hơn nữa, trong cơ cấu tổ chức của ngân hàng chưa hình thành Khối chuyên trách quản trị rủi ro và có sự phân định rõ ràng về chức năng của từng cấp quản lý trong công tác quản trị rủi ro. Quyết định thành lập ALCO có quy định các chức năng nhiệm của ALCO nhưng hiện tại các nhiệm vụ này vẫn chưa được triển khai thực sự sâu rộng và vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn cung cho tồn Ngân hàng về cơng tác quản trị rủi ro lãi suất, vai trò của ALCO còn mờ nhạt.

- Thứ hai, Vietcombank chưa thực hiện một cách toàn diện những biện pháp cần thiết để phòng ngừa rủi ro lãi suất.

Cụ thể, các biện pháp nội bảng, chủ yếu Ngân hàng mới chỉ dừng lại ở các biện pháp thả nổi lãi suất trong cho vay trung dài hạn mà chưa có biện pháp tích cực để duy trì sự cân xứng về kỳ hạn của TSC và TSN. Các khoản vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn chưa cân xứng với kỳ hạn của các khoản cho

60

vay. Đối với các biện pháp ngoại bảng, cho đến nay, ngân hàng hoàn toàn chưa ứng dụng một cách đáng kể. Chẳng hạn, về việc phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng các biện pháp ngoại bảng, sử dụng các cơng cụ tài chính phái sinh: Theo báo cáo tài chính năm 2008, tổng giá trị hợp đồng các công cụ phái sinh chỉ đạt 1 999 tỷ đồng, còn rất khiêm tốn so với các biện pháp phòng ngừa nội bảng. Theo báo cáo tài chính năm 2009, tổng giá trị hợp đồng của các công cụ phái sinh tăng lên đáng kể đạt 3 674 tỷ đồng nhưng vẫn ở mức thấp do với quy mơ tổng tài sản hơn 225 nghìn tỷ đồng.

- Thứ ba, Vietcombank chưa có mơ hình lượng hóa rủi ro lãi suất một cách phù hợp.

Như đã trình bày ở trên, hiện tại Vietcombank cũng như các NHTM khác tại Việt Nam đang sử dụng phổ biến phương pháp lập biểu đồ độ lệch để quản trị rủi ro lãi suất. Phương pháp này khá đơn giản, chủ yếu là phân loại tài sản nợ tài sản có theo từng kỳ hạn, dựa trên thời hạn cịn lại của tài sản; sau đó, đành giá mức độ chênh lệch giá trị TSC – TSN để đưa ra giải pháp quản trị rủi ro cho phù hợp với mức độ chấp nhận rủi ro mà ngân hàng quy đinh. Những nhà quản lý rủi ro chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và số liệu quá khứ để dự đoán mức độ biến động của lãi suất cũng như tác động của sự thay đổi này lên thu nhập và giá trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng trở nên đa dạng, thị trường trong nước cũng như quốc tế ngày càng phức tạp và khó dự đốn hơn. Nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm và số liệu q khứ thì chưa đủ mà cịn cần tính đến cả những giả định về lãi suất trong tương lai và ảnh hưởng sự biến động của lãi suất lên hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trên thế giời hiện nay, có nhiều mơ hình giả định được sử dụng như: mơ hình kỳ hạn đến hạn, mơ hình thời lượng, mơ hình định giá lại; trong đó, mơ hình định giá lại được sử dụng phổ biến nhất, đặc biệt ở Mĩ.

61

- Thứ tư, Vietcombank cũng còn tồn tại một số hạn chế khác: thiếu các

cản bộ am hiểu về rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất, cơng nghệ kĩ thuật ngân hàng cịn lạc hậu chậm phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới, hệ thống thông tin lãi suất thị trường và thơng tin kiểm sốt rủi ro lãi suất đã được đưa vào vận hành nhưng hoạt động còn yếu kém,hệ thống kiểm soát nội bộ chưa hoạt động hiệu quả…

2.3.3.3.Nguyên nhân hạn chế hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại Vietcombank

a) Khách quan:

- Nguyên nhân từ chính sách điều hành tiền tệ của NHNN

Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế, từ năm 2003 đến 2007, cung tiền mỗi năm tăng 25% trong khi lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc giữ nguyên không đổi đã khiến lạm phát liên tục ở mức cao, tình trạng dư VNĐ kéo dài, lãi suất thị trường Liên ngân hàng (LNH) giảm, có thời điểm lãi suất huy động LNH kỳ hạn 1 tháng chỉ khoảng 4.2%/năm.

Bảng 2.10 Lãi suất thị trƣờng liên ngân hàng từ tháng 7/2007 đến tháng 9/2009 Thời hạn 7/2007 7/2008 7/2009 Over night 3,00 18,09 5,49 1 tuần 4,56 19,61 6,42 2 tuần 5,04 18,95 6,69 1 tháng 6,02 17,27 7,07 3 tháng 6,86 16,07 8,08 6 tháng 8,29 13,46 8,4 12 tháng 8,74 11,02 9,28

62

Với lãi suất thực âm (giá vốn quá rẻ), các nhà đầu tư dễ dàng vay tiền để đầu tư

vào bất động sản và chứng khoán bất chấp rủi ro. Ngay cả các ngân hàng hầu như cũng bỏ qua các biện pháp kiểm sốt rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất (dùng nguồn vốn ngắn hạn, vốn vay trên thị trường LNH cho vay trung dài hạn) để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng nhằm đạt được lợi nhuận cao hơn.

Từ cuối năm 2007, trước sức ép lạm phát NHNN buộc phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ bằng một loạt biện pháp: phát hành tín phiếu bắt buộc để hút tiền trong lưu thông về, chuyển tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại các Ngân hàng về NHNN, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, mở rộng biên độ tỷ giá hối đoái, tăng mạnh tỷ giá, khống chế dư nợ tín dụng,…. Đáng lẽ với những biện pháp này NHNN có thể kiềm chế được lạm phát nhưng hành động này của NHNN đã đẩy các NH TMCP vào cuộc đua lãi suất để đảm bảo thanh khoản mặc dù biết trước rủi ro lãi suất sẽ xảy ra rất cao. Lý do là trên thực tế, tồn tại một nghịch lý: Lãi suất LNH thấp nhưng lãi suất huy động dân cư và các TCKT tại các ngân hàng vẫn tiếp tục tăng. Thực trạng này sẽ gây khó khăn cho việc thực thi chính sách tiền tệ: Một khi cịn có các ngân hàng dư thừa vốn trong khi cịn có những ngân hàng thiếu vốn thì việc NHNN thay đổi cung tiền, thay đổi lãi suất cơ bản để thực thi các chính sách tiền tệ là rất khó khăn.

Việc thay đổi liên tục các quyết định về lãi suất huy động áp dụng tại các ngân hàng TMCP của NHNN (ấn định lãi suất trần huy động 12%/năm; thay đổi lãi suất cơ bản từ 8.75%/năm lên đến 12%/năm, 13%/năm, 14%/ năm) đã tạo tâm lý khơng ổn định cho khách hàng gửi tiền, vì vậy khách hàng chỉ gửi tiền với kỳ hạn ngắn do kỳ vọng lãi suất sẽ tăng. Điều này làm ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của các Ngân hàng, gây khó khăn đến cơng tác Quản trị TSN – TSC của ngân hàng. Vì các ngân hàng chủ yếu huy động được các nguồn vốn ngắn hạn, và khách hàng sẵn sàng rút tiền từ chỗ có lãi suất thấp

63

sang nơi có lãi suất cao, làm các ngân hàng bị động trong hoạt động kinh doanh của mình.

- Chưa có quy định trong các văn bản pháp lý về việc đo lường và quản lý rủi ro lãi suất tại NHTM

Cho đến nay các văn bản pháp luật về hoạt động ngân hàng chưa có văn bản nào quy định việc đo lường và quản lý rủi ro lãi suất tại các NHTM, cả kể Quy chế giám sát của Thanh tra NHNN cũng chưa có quy định về nội dung này. Một khi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa có quy định yêu cầu cụ thể thì các ngân hang chưa thể ý thức về sự cần thiết cũng như cách thức thực hiện quy trình quản trị rủi ro lãi suất và đây cũng là một hạn chế trong việc đo lường rủi ro lãi suất tại các NHTM. Mặt khác, các văn bản pháp lý về nghiệp vụ phái sinh cũng chưa được hoàn thiện. Hiện tại, NHNN cũng chỉ mới ban hành văn bản quy định về nghiệp vụ phái sinh ngoại tệ: giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi. Đối với nghiệp vụ phái sinh lãi suất mới chỉ có Quyết định của Thống đốc NHNN VN số 1133/2003/QĐ-NHNN ngày 30 tháng 9 năm 2003 về việc ban hành quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất. Cho đến nay, chưa có văn bản nào quy định về các nghiệp vụ phái sinh lãi suất khác như quyền chọn lãi suất, kỳ hạn lãi suât (FRA)... Đối với các giao dịch phái sinh về chứng khốn, mới chỉ có giao dịch kỳ hạn, quyền chọn trái phiếu, giao dịch về cổ phiếu vẫn chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện ở Việt Nam. - Thị trường tài chính – tiền tệ chưa phát triển.

Sự lạc hậu, sơ khai của thị trường tài chính Việt Nam biếu hiện ở chỗ các cơng cụ tài chính cịn nghèo nàn về chủng loại, khiêm tốn về khối lượng giao dịch tại các sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và trên thị trường tiền tệ trong những năm qua. Thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động được 10 năm và có những khoảng thời gian diễn ra rất sôi động; tuy nhiên, hàng hóa giao dịch trên thị trường cón chưa phong phú. Thực chất thì hiện nay Việt Nam chưa có một thị trường chứng khốn theo đúng

64

nghĩa của nó. Hầu hết các nhà đầu tư ở thị trường chứng khoán hiện nay chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân, họ có xu hướng đầu tư mang tính đầu cơ ngắn hạn và ít quan tâm đến các chiến lược đầu tư dài hạn hơn trên cơ sở những hiểu biết căn bản về hoạt động kinh doanh của công ty. Điều này giải thích một phần cho sự biến động thường xuyên của chỉ số VN-Index trong hai năm đầu hoạt động cũng như tình trạng sụt giảm tiếp theo.

Cộng đồng các nhà đầu tư hiện nay ở Việt Nam thiếu các nhà đầu tư có tư cách pháp nhân, và do đó khơng tạo ra một nền tảng đủ mạnh để làm tăng đáng kể số lượng các công ty được niêm yết và giá trị lũy kế của các cổ phiếu lưu hành trên thị trường chứng khốn. Bên cạnh đó, sự hoạt động của thị trường mở, thị trường tiền tệ cùng với thị trường liên ngân hàng cón ít sơi động. Các giao dịch trên thị trường này cón mang tính một chiều, một số ngân hàng chuyên cho vay vốn, một số ln có nhu cầu vay vốn. Thị trường tiền tệ cung cấp những thông tin quan trọng trong việc xác định lãi suất ngắn hạn để có thể hình thành đường cong lãi suất, làm cơ sở cho việc dự báo lãi suất thị trường cũng như việc định giá các trái phiếu có lãi suất cố định và các hợp đồng phái sinh. Như vậy, chính sự kém phát triển của thị trường tài chính tiền đã đã gây khó khăn cho Vietcombank cũng như các NHTM khác trong việc định lượng và sử dụng các cơng cụ phịng ngừa rủi ro lãi suất.

- Kiến thức hiểu biết của nhiều doanh nghiệp về các nghiệp vụ phái sinh và vấn đề phòng chống rủi ro còn thấp

Phần lớn nguồn vốn tài trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là nguồn vay nợ từ bên ngoài, đặc biệt là từ các ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp có hợp đồng tín dụng trung dài hạn với giá trị vay nợ lớn, lãi suất cố định cũng như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường xuyên ở trạng thái mở về ngoại tệ (trường hoặc đoản) luôn phải đối mặt với nguy cơ rủi thị trường rất lớn như rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối. Đối với các doanh nghiệp huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu trung dài hạn (5 đến 10 năm)

65

muốn chuyển đổi lãi suất cố định thành lãi suất thả nổi để giảm chi phí huy động và cân đối bảng tổng kết tài sản, hoặc dự đoán lãi suất thị trường giảm thì việc bán một hợp đồng hốn đổi lãi suất có thể đáp ứng được yêu cầu này. Đối với doanh nghiệp có nhu cầu đảm bảo có nguồn vốn dài hạn ổn định cho hoạt động kinh doanh của mình, có thể giao dịch nguồn vốn ngắn hạn của mình với ngân hàng thành nguồn vốn dài hạn và ổn định. Tuy nhiên, hiện nay nhận thức của các doanh nghiệp về nghiệp vụ phái sinh nói chung cịn rất hạn chế; đặc biệt, hiểu biết về cách thức phòng chống rủi ro lãi suất bằng các công cụ phái sinh lại càng xa lại hơn. Chính vì vậy, các doanh nghiệp khơng sẵn sàng tham gia phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hốn đổi dẫn đến khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong việc phát triển các công cụ phái sinh. Một hợp đồng phái sinh phải mất vài tháng để ký kết; chủ yếu do doanh nghiệp chần chừ, khơng hiểu và khơng biết, cịn ngân hàng thì phải ra sức thuyết phục.

Thực tế, chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam trong những năm gần đây đã thay đổi rất nhiều và thơng thống trong cách ứng dụng các nghiệp vụ mới. Các nghiệp vụ phái sinh đã được phép áp dụng từ lâu nhưng thực tế, số hợp đồng phái sinh mà các ngân hàng thực hiện là rất ít do việc sử dụng các cơng cụ phịng chống rủi ro ở Việt Nam cịn gặp nhiều khó khăn và vướng phải sự e ngại của các doanh nghiệp. Kể từ khi những hợp đồng phái sinh đầu tiên được ký vào năm 1997-1998, đến nay thị trường phái sinh tại Việt Nam chưa phát triển được bao nhiêu. Chẳng hạn, công cụ phái sinh hiện phát triển khá khiêm tốn ở chi nhánh ngân hàng Citibank, Standard Chartered, BIDV, Vietcombank, HSBC với doanh số chưa đáng kể so với doanh số nghiệp vụ truyền thống. Ngay cả với HSBC sau 4 năm triển khai dịch vụ, mới chỉ có vài doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này.

66

Mục tiêu chính của hoạt động thanh tra giám sát của NHNN với NHTM là

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 64 - 76)