3.1. Định hƣớng hoạt động Quản trị rủi ro lãi suất tại NH TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam Thƣơng Việt Nam
3.1.1 Định hướng hoạt động Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng Việt Nam của hệ thống ngân hàng Việt Nam
Một trong những mục tiêu chiến lược của ngành ngân hàng trong năm 2010 được xác định rõ trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX là: “Bảo đảm sự phát triển an toàn và lành mạnh của thị trường tài chính - tiền tệ trong toàn bộ nền kinh tế. Hình thành mơi trường minh bạch, lành mạnh và bình đẳng cho hoạt động tiền tệ – ngân hàng. Hình thành đồng bộ khn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ - ngân hàng. Giải quyết nợ tồn đọng đi đôi với tăng cường những chế định pháp lý, kinh tế và hành chính về nghĩa vụ trả nợ cho người đi vay và bảo vệ quyền thu hồi nợ hợp pháp của người cho vay. Tăng cường năng lực tự kiểm tra của các TCTD và công tác thanh tra giám sát của các cơ quan chức năng, không để xảy ra đổ vỡ tín dụng”.
Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, ngành Ngân hàng đã đề ra hệ thống phát triển cho hệ thống Ngân hàng cho đến năm 2010 với quan điểm đối với các NHTM Việt Nam là phát triển hệ thống ngân hàng hiện đại, đa năng, trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực, có quy mơ hoạt động lớn, tài chính lành mạnh và có khả năng cạnh tranh quốc tế với các NHTM trong khu vực. Phát triển hệ thống NHTM Việt Nam hoạt động an toàn và
71
hiệu quả vững chắc dựa trên cơ sở nền công nghệ kỹ thuật và quản lý tiên tiến, áp dụng thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, tăng cường khả năng và hiệu quả quản lý trong kinh doanh ngân hàng. Cụ thể: - Phát triển các NHTMNN trở thành những NHTM hoạt động đa năng, đóng vai trị chủ đạo trong hệ thống ngân hàng về quy mơ hoạt động, năng lực tài chính, cơng nghê, quản lý và hiệu quả kinh doanh. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của các NHTM Việt Nam với chất lượng dịch vụ cao và thương hiệu mạnh.
- Cơ cấu lại toàn diện hệ thống NHTM theo Đề án cơ cấu lại các NHTMNN và Đề án củng cố, chấn chỉnh các NHTMCP theo các nội dung: Cơ cấu lại tổ chức bộ máy, tăng cường năng lực hoạt động và quản lý kinh doanh và tăng cường năng lực tài chính. Trong đó, việc tăng cường năng lực quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM được quy định cụ thể:
+ Chuẩn hóa các quy trình, thủ tục quản lý về tác nghiệp tín dụng, đầu tư, thanh toán, kinh doanh ngoại hối và quản lý rủi ro…theo hướng đồng bộ, hiện đại, tự động hóa và được tích hợp trong một hệ thống quản trị rủi ro ngân hàng hoàn chỉnh của các NHTM;
+ Phát triển hệ thống thông tin tập trung, và quản lý rủi ro độc lập, tập trung của hệ thống để tăng cường vai trị điều hành kinh doanh, kiemr sốt và quản lý rủi ro của hội sở chính NHTM;
+ Mở rộng quy mô hoạt động đi đối với tăng cường hoạt động quản trị rủi ro bảo đảm an toàn và hiệu quả kinh doanh. Xây dựng và phát triển thể chế chuyên nghiệp phù hợp với thơng lệ quốc tế và trình độ của các NHTM Việt Nam, tách bạch hoạt động quản trị rủi ro với hoạt động giao dịch, kinh doanh của ngân hàng. Phát triển các hoạt động: quản lý rủi ro, quản lý tín dụng, quản lý Tài sản nợ/có, quản lý tài chính, quản lý chiến lược kinh doanh.
72
Thành lập Ban/Hội đồng quản lý Tài sản nợ/có và phát triển hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
3.1.2 Định hướng hoạt động Quản trị rủi ro tại NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam
3.1.2.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của Vietcombank
Với phương châm vì sự thình vượng và phát triển bền vững của khách hàng và ngân hàng, mục tiêu tổng quát của chiến lược kinh doanh của Vietcombank là tiếp tục giữ vững là NHTM hàng đầu Việt Nam và phán đấu trong năm 2010 tới sẽ trở thành một tập đồn tài chính – ngân hàng trong khu vực và có uy tín cao trên trường quốc tế. Tiếp tục giữ vững vai trò chủ đạo, chủ lực trong vai trị cung cấp tín dụng cho hoạt động sản xuất, tài trợ xuất nhập khẩu… Mở rộng hoạt động một cách vững chắc, an tồn, có quy mơ vốn tự có đủ lớn, áp dụng công nghệ tin học, cung cấp các dịch vụ tiện ích và thuận lợi, thơng thống đến mọi loại hình doanh nghiệp và dân cư ở thành phố, thị xã, tụ điểm kinh tế nông thôn, nâng cao và duy trì khả năng sinh lời, đổi mới cơng nghệ ngân hàng, phù hợp với hiện đại hóa, phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực để thích ứng và cạnh tranh nhanh chóng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tăng cường sự hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ tối đa về tài chính, kỹ thuật, cơng nghệ của các nước, tỏ chức tài chính – ngân hàng quốc tế đảm bảo hoạt động đạt hiệu quả cao, ổn định và phát triển bền vững.
3.1.2.2 Định hướng hoạt động Quản trị rủi ro tại NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam Việt Nam
Nhận thức được tầm quan trọng của cơng tác phịng ngừa rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của một NHTM hiện đại, Vietcombank chủ trương coi đây là một nội dung quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tiếp tục nâng cao chất lượng cơng tác phịng ngừa rủi ro. Cụ thể:
73
- Nâng cao chất lượng của hệ thống thơng tin phịng ngừa rủi ro
- Xây dựng hệ thống đo lường, đánh giá rủi ro, áp dụng các phần mềm quản trị rủi ro
- Xây dựng giáo trình và tổ chức giảng dạy nội ngành về việc phòng ngừa và quản trị rủi ro trong toàn hệ thống
- Kiện toàn một bước về bộ máy và cán bộ theo hướng: cải cách khâu kế toán, nâng cao chất lượng cán bộ tham mưu tại trụ sở chính
- Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm tốn nội bộ; rà soát bổ sung quy chế điều hành ở các cấp ngân hàng vừa đảm bảo thực hiện đúng quy trình tác nghiệp, vừa xác định rõ công việc và trách nhiệm của mỗi cán bộ, nhân viên
Đối với công tác quản trị rủi ro lãi suất, Vietcombank cũng có quy định:
- Xây dựng thống nhất việc phân tích xu hướng biến động lãi suất thị trường. Việc này phải làm thường xuyên và được báo cáo từ cấp cơ sở lên Ngân hàng cấp trên và toàn bộ hệ thống
- Yêu cầu các bộ phận kinh doanh của cơ sở thường xuyên lập báo cáo về rủi ro lãi suất theo mẫu định trước gửi về Trung tâm điều hành để có cơ sở phịng ngừa rủi ro lãi suất trong tồn hệ thống. Thường xuyên tiến hành việc này cũng để có giải pháp điều chỉnh lãi suất hợp lý. Việc đánh giá cần phải được chuyển từ định tính sang định lượng. Trong q trình đánh giá, cần đưa ra nhiều phương pháp được tính tốn khác nhau để có sự lựa chọn thích hợp. - Cần đánh giá cụ thể các rủi ro lãi suất đối với các loại sản phẩm trước khi đưa ra thị trường.
74