.1 Tình hình huy động vốn giai đoạn 2006-2009

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 43)

(Đơn vị: Triệu VNĐ)

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009

Tổng vốn huy động 152.124.758 177.906.381 196.506.796 230.871.536

38 tế

II. Tiền gửi/Tiền vay khác 31.429.638 33.096.230 36.517.942 61.413.916

III. Phát hành GTCG 8.778.783 3.221.058 2.992.015 386.058

Nguồn: Bản cáo bạch của Vietcombank cấp ngày 2/6/2008

Năm 2007 được đánh giá là năm sôi động và gặt hái thành công của hoạt động kinh doanh ngân hàng (đặc biệt là khối các ngân hàng thương mại cổ phần). Tổng huy động vốn của hệ thống ngân hàng tăng mạnh so với năm 2006. Mức tăng trưởng huy động vốn của VCB năm 2007 tăng 16,95%. Tuy nhiên cuối năm 2007 đến đầu năm 2008, lạm phát tăng cao, theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN thực hiện các chính sách tiền tệ thắt chặt, kiểm sốt tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán, khống chế mức tăng trưởng tín dụng đã tạo ra cuộc đua về lãi suất huy động giữa các ngân hàng, đẩy mặt bằng lãi suất chung lên cao làm cho hoạt động kinh doanh ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Tình hình khó khăn tiếp tục kéo dài hết năm 2008 vì vậy khơng nằm ngồi tình hình chung của tồn hệ thống, tổng huy động vốn của VCB năm 2008 tăng 10,46%, thấp hơn so với mức độ tăng của năm 2007. Năm 2009 chứng kiến sự phục hồi của nền kinh tế, tổng huy động vốn của VCB tăng 17,49%, cao hơn mức độ tăng năm 2008.

b) Hoạt động sử dụng vốn

- Tiền gửi tại NHNN và các tổ chức tài chính khác và hoạt động trên thị trường liên ngân hàng

Trước tình hình bất ổn của tài chính thế giới, từ tháng 10/2008, Vietcombank đã quyết định rút một lượng vốn khá lớn gửi tại các ngân hàng nước ngoài về nước và tạm thời gửi phần lớn tại NHNN. Tỷ trọng tiền mặt và tiền gửi tại NHNN trong năm 2008 tăng từ 7% năm 2007 lên 15,4%. Trong năm 2009, Vietcombank duy trì hoạt động cho vay trên thị trường liên ngân

39

hàng với khối lượng lớn và thường xuyên đóng vai trị ngân hàng chủ lực cho vay hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng khác; do đó, tỷ trọng tiền mặt và tiền gửi tại NHNN đã giảm xuống còn 12,4%. Tuy vậy, tỷ trọng này vẫn giữ ở mức cao phù hợp với bối cảnh kinh tế thế giới cũng như trong nước đang trên đà phục hồi. - Hoạt động tín dụng Bảng 2.2 Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng (Đơn vị: Triệu VNĐ) Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 Tổng dư nợ tín dụng 67.742.519 97.631.494 112.792.965 141.621.000 Tốc độ tăng trưởng (%) 10,97 % 44,12% 15,53% 25,26%

Nguồn: Bản cáo bạch của Vietcombank cấp ngày 2/6/2008

Tổng dư nợ tín dụng tại thời điểm 31/12/2009 đạt 141.621 tỷ đồng, tăng 25,26% so với năm 2008 (112.793 tỷ đồng, tăng 15,5% so với năm 2007). Hoạt động tín dụng của VCB trong năm 2008 chịu nhiều tác động bất lợi của tình hình kinh tế trong nước và quốc tế; do đó VCB phải nhanh chóng điều chỉnh chỉ tiêu tăng trường tín dụng từ 29% xuống 15%, thực tế đến cuối năm 2008 tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 15,53%. Trước những diễn biến phức tạp và khó lường của thị trường tài chính trong và ngồi nước, bên cạnh nhiệm vụ mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh, VCBtiếp tục chú trọng hơn nữa vào công tác quản trị rủi ro. Với việc thành lập Uỷ ban quản lý rủi ro và cơ cấu lại phòng Quản lý rủi ro trung ương, VCB đang từng bước hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh các chính sách về quản lý rủi ro tín dụng đã được đưa vào áp dụng thành công từ những

40

năm trước, trong năm 2009 VCB tiếp tục nghiên cứu để đưa ra các chính sách quản trị đối với các rủi ro về thị trường, rủi ro hoạt động.

c) Các chỉ số tài chính cơ bản

Trong giai đoạn 2006-2009, quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của VCB liên tục tăng trưởng, trong đó giá trị tổng tài sản của VCB đứng thứ 3 trên thị trường nội địa (sau Agribank và BIDV).

Bảng 2.3 Các chỉ số tài chính cơ bản

(Đơn vị: Triệu VNĐ)

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009

Tổng tài sản 167.128 197.363 221.950 225.496

Vốn chủ sở hữu 11.228 13.528 13.790 16.710

Thu nhập lãi thuần 3.817 4.005 6.624 6.499

Thu nhập ngoài lãi thuần 1.472 2.109 2.366 2.392

Tổng thu nhập hoạt động kinh doanh 5.289 6.114 8.990

Tổng chi phí hoạt động kinh doanh (1.291) (1.628) (2.694) (3.494)

Lợi nhuận từ HĐKD trước trích lập DPRR tín dụng

3.998 4.486 6.296 5.793

Chi phí dự phịng rủi ro (121) (1.337) (2.971) (788)

Lợi nhuận trước thuế 3.877 3.149 3.324 5.004

Lợi nhuận sau thuế 2.861 2.390 2.536 3.945

ROE (%) 21,12% 21,20% 18,03% 23,6%

ROA (%) 1,37% 1,44% 1,17% 1,75%

Nguồn: Báo cáo tài chính Vietcombank năm 2008, 2009

Tử bảng trên, có thể thấy tình hình kinh doanh của VCB liên tục phát triển, thể hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế và hai chỉ số ROAA và ROEE tăng

41

trưởng hàng năm. Với kết quả như vây, VCB đang ngày càng chứng tỏ được vị trí lớn mạnh trong hệ thống các ngân hàng thương mại quốc doanh nói riêng và ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung.

2.2 Diễn biến lãi suất tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam

2.2.1 Chính sách điều hành tiền tệ của NHNN từ năm 2007 đến cuối năm 2009 năm 2009

Trong giai đoạn từ năm 2001-2006, mục tiêu của chính phủ Việt Nam là ưu tiên tăng trưởng kinh tế nên chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ liên tục được mở rộng. Lượng cung tiền mỗi năm tăng 25% trong khi lãi suất và tỷ lệ dự trữ giữ nguyên không đổi.

Từ cuối năm 2005 đến 31/12/2007, lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu được duy trì ở mức tương ứng 8.25%/năm – 6.5%/năm – 4.5%/năm. Trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009, NHNN đã nhiều lần điều chỉnh các loại lãi suất cho phù hợp với tình hình, cụ thể những điều chỉnh được tóm tắt ở bảng sau đối với lãi suất cơ bản:

42

Bảng 2.4 Thay đổi lãi suất cơ bản từ năm 2007 đến năm 2009

Lãi suất cơ bản

Giá trị (%/năm) Văn bản quy định Ngày áp dụng

7% 2459/QĐ-NHNN ngày 28/10/2009 01/11/2009 7,0% 172/QĐ-NHNN ngày 23/1/2009 01/02/2009 8,5% 3161/QĐ-NHNN 22/12/2008 10% 2948/QĐ-NHNN 05/12/2008 11% 2809/QĐ-NHNN 21/11/2008 12% 2559/QĐ-NHNN Ngày 3/11/2008 05/11/2008 13.0% 2316/QĐ-NHNN ngày 20/10/2008 21/10/2008 14% 1317/QĐ-NHNN ngày 10 tháng 6 năm 2008 11/06/2008 12% 1099/QĐ-NHNN ngày 16 tháng 5 năm 2008 19/05/2008 8,25% 2517/QĐ-NHNN ngày 29/12/2006 01/01/2007

Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

Ngoài ra, NHNN cũng đưa ra một số điều chỉnh khác cụ thể như sau:

- Ngày 01/02/2008, tăng dự trữ bắt buộc từ 10% lên 11% đối với VND và từ 10% lên 11% đối với ngoại tệ, đồng thời mở rộng kỳ hạn tiền gửi phải thực hiện DTBB từ dưới 24 tháng thành tất cả các kỳ hạn (Quyết định 187/QĐ-NHNN, áp dụng từ 01/02/2008 của NHNN).

- Ngày 26/02/2008 thông qua công điện 02/CĐ-NHNN của NHNN Việt Nam, các NHTM phải điều chỉnh lãi suất huy động vốn không vượt quá 12%/năm; Các NHTM nhà nước tích cực tham gia nghiệp vụ thị trường mở và các kênh tái cấp vốn khác của NHNN để đảm bảo khả năng thanh toán và hỗ trợ vốn cho các NHTM trên thị trường LNH với lãi suất tối đa bằng lãi suất nghiệp vụ thị trường mở tại phiên giao dịch gần nhất cộng với 1%/năm.

- Ngày 16/05/2008, NHNN thông qua quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN của NHNN Việt Nam, theo đó các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh bằng

43

VNĐ đối với khách hàng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do NHNN Việt Nam công bố để áp dụng trong từng thời kỳ.

- Ngày 26/06/2008, điều chỉnh lãi suất tín phiếu bắt buộc, theo đó từ 01/07/2008, lãi suất tín phiếu NHNN bằng VND dưới hình thức bắt buộc phát hành ngày 17/03/2008 sẽ tăng từ 7.8%/năm lên 13%/năm, áp dụng đối với thời hạn thanh tốn cịn lại của tín phiếu (Quyết định 1435/QĐ-NHNN ngày 26/06/2008 của NHNN).

- Ngày 26/06/2008, NHNN điều chỉnh tăng biên độ từ +-1% lên +-2% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng áp dụng cho ngày giao dịch do NHNN thông báo theo Quyết định 1436/QĐ-NHNN.

- Ngày 19/08/2008, theo Quyết định số 1849/QĐ-NHNN, các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất huy động và lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam giữa các TCTD trên thị trường LNH không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố

- Ngày 29/08/2008, điều chỉnh lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng: điều chỉnh từ 1,2%/năm (theo Quyết định số 923/QĐ-NHNN ngày 20/7/2004) tăng lên 3,6%/năm (Quyết định số 1907/QĐ-NHNN ngày 29/8/2008). Mục đích của việc tăng mức lãi suất này nhằm hỗ trợ các tổ chức tín dụng có điều kiện giảm lãi suất cho vay, góp phần chia sẻ cùng doanh nghiệp và người vay tác động thúc đẩy đầu tư, sản xuất, kinh doanh phát triển.

2.2.2 Tình hình lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại Vietcombank

Lãi suất huy động và lãi suất cho vay được duy trì khá ổn định cho đến cuối năm 2007. Từ tháng 01/1008, do chính sách thắt chặt tiền tệ NHNN đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm giảm lượng tiền trong lưu thơng. Từ đó, Ngân hàng bắt đầu tăng lãi suất để huy động vốn, đảm bảo thanh khoản.

44

Bảng 2.5 Tình hình lãi suất huy động

(Đơn vị: %/năm)

Chỉ tiêu Tháng 12/2007 Tháng 6/2008 Tháng 12/2009

VND USD VND USD VND USD

Kỳ hạn 3 tháng 7,20-8,82 4,50 – 5,00 12 5,8 10,2 2,3 Kỳ hạn 6 tháng 7,56-9,12 4,60 – 5,20 14 5,9 10,3 2,6 Kỳ hạn 12 tháng 7,84-9,45 4,60 – 5,40 14,4 6,3 10,4 3,0

Nguồn: Website Vietcombank

Lãi suất huy động VNĐ được duy trì tương đối ổn định từ cuối năm 2006 cho đến tháng 12/2007. Lãi suất huy động cho kỳ hạn 3 tháng dao động ở mức 7,80%/năm – 8,52%/năm; 6 tháng (7,80 – 9,06%/năm); 12 tháng (8,40 – 9,48%/năm). Từ đầu năm 2008, Vietcombank tăng lãi suất để thu hút nguồn tiền gửi từ dân cư. Lãi suất tiếp tục tăng cho đến tháng 06/2008, lãi suất huy động cho kỳ hạn 3 tháng là 12%/năm; 6 tháng là 14%/năm; 12 tháng là 14,4%/năm. Như vậy, tính đến tháng 06/2008, lãi suất huy động VNĐ tăng gấp 2 lần so với năm 2007. Năm 2009, Vietcombank hạ lãi suất huy động

Riêng đối với lãi suất huy động USD: áp dụng theo cơ chế lãi suất thả nổi gắn với lãi suất thị trường tiền tệ quốc tế, chịu tác động ảnh hưởng nhiều bởi các đợt điều chỉnh, thay đổi lãi suất của FED. Đến tháng 05/2008, lãi suất của FED ở mức 2%/năm, tuy nhiên, lãi suất tiền gửi USD ở Việt Nam đang ở mức 6,3%/năm, cao hơn 1,05% so với mức lãi suất của trái phiếu chính phủ 1 năm của Mỹ là 5,25%/năm.

45

Bảng 2.6 Tình hình lãi suất cho vay

(Đơn vị: %/năm)

Thời điểm Loại

tiền

Cho vay ngắn hạn

Cho vay trung, dài hạn

Tháng 12/2007 VND 10,80 – 13,80 12,36 – 15,48 USD 6,40 – 7,50 7,00 – 7,80 Tháng 6/2008 VND 20-21 21 USD 9,5-12 9,5-13 Tháng 12/2009

VND 12 Lãi suất huy động tiền gửi 12 tháng

+ 3,6 %/năm

USD 6 Lãi suất huy động tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng +2,8

Nguồn: Website Vietcombank

Từ cuối năm 2006 đến tháng 12/2007, lãi suất cho vay VNĐ ngắn hạn khoảng 12%/năm; trung dài hạn khoảng 13,5%/năm. Cho đến tháng 06/2008, lãi suất cho vay ngắn hạn, trung dài hạn đều ở mức 21%/năm, tăng gấp 1,55 lần so với năm 2007.

Đối với USD, trong năm 2006 và năm 2007, lãi suất cho vay dao động trong khoảng 6%/năm – 8,7%/năm. Đến tháng 06/2008, lãi suất cho vay dao động trong khoảng 9,5%/năm – 13%/năm, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2007.

2.3. Thực trạng hoạt động Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam

2.3.1 Mơ hình tổ chức quản lý rủi ro lãi suất tại Vietcombank

Sau khi chuyển sang hoạt động theo mơ hình NHTMCP, VCB tiếp tục định hướng phát triển thành một tập đồn tài chính đa năng, thực hiện mục tiêu là một trong những NHTM tiên tiến trong khu vực. Tuy nhiên, trong điều

46

kiện môi trường kinh doanh ngày càng trở nên rủi ro hơn, việc quản lý rủi ro và bảo toàn vốn là vơ cùng quan trọng. Chính vì vậy, VCB đã và đang xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro theo các chuẩn mực quốc tế nhằm giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất, có thể chấp nhận được. Bộ máy quản trị rủi ro của VCB bao gồm:

Hội đồng Quản trị (HĐQT)

HĐQT có quyền hạn và nhiệm vụ cao nhất trong việc điều hành tất cả các hoạt động của Ngân hàng liên quan đến quản trị rủi ro, bảo đảm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng khơng ngừng phát triển, an tồn và bền vững. Để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, HĐQT chịu trách nhiệm ban hành các chính sách và chiến lược quản lý rủi ro phù hợp trong từng thời kỳ; xác lập các giới hạn kinh doanh an toàn; trực tiếp phê duyệt các giao dịch kinh doanh có giá trị lớn theo quy định của pháp luật và Ngân hàng trong từng thời kỳ; quyết định cơ cấu tổ chức và các vị trí nhân sự chủ chốt.

Ủy ban quản lý rủi ro (UB QLRR)

Hiện nay, Vietcombank đã thành lập Ủy ban quản lý rủi ro, là đơn vị trực thuộc bộ máy quản lý tại trụ sở chính. UB QLRR là bộ phận do HĐQT Ngân hàng ra quyết định thành lập và chịu trách nhiệm giúp việc cho HĐQT trong việc quản lý mọi loại rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

UBQLRR có nhiệm vụ tham mưu cho HĐQT trong việc phê duyệt các chính sách và định hướng QLRR phù hợp trong từng thời kỳ, bao gồm cả việc xác định các tỷ lệ, giới hạn/hạn chế và mức độ chấp nhận rủi ro của Ngân hàng; Định kỳ báo cáo đánh giá tình hình rủi ro trong các mặt hoạt động của ngân hàng và đề xuất các biện pháp cải thiện kịp thời; Có ý kiến về các khoản vay/tổng các khoản cho vay đối với một khách hàng vượt quá 10% vốn tự có của Ngân hàng.

47

UBQLRR chỉ có nhiệm vụ tham mưu cho HĐQT, không được quyền ra các Quyết định liên quan đến QLRR.

Ủy ban quản lý tài sản nợ có (ALCO)

ALCO là bộ phận do Tổng Giám đốc ra quyết định thành lập. Chủ tịch ALCO là Tổng Giám đốc. Các thành viên của ALCO là các cán bộ chủ chốt đang thực hiện nhiệm vụ QLRR trong ngân hàng. ALCO có nhiệm vụ giám sát và quản lý tổng thể các hạng mục tài sản có và tài sản nợ trong bảng cân đối kế toán hợp nhất và riêng biệt của Ngân hàng nhằm tối đa hoá lợi nhuận và tối thiểu hoá các tổn thất phát sinh do những biến động bất lợi từ thị trường; Quản lý rủi ro thanh khoản; Điều hành lãi suất và tỷ giá phù hợp. Trong phạm vi phân cấp, ALCO được quyền ra các quyết định liên quan đến QLRR.

Hội đồng xử lý rủi ro

Hội đồng xử lý rủi ro của VCB do HĐQT thành lập và chịu trách nhiệm (i) xem xét việc phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro trong từng thời kỳ; (ii) quyết định xử lý các khoản nợ xấu từ quỹ dự phòng rủi ro và phương án thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng trong từng thời kỳ; (iii) xem xét báo cáo tình hình theo dõi, sao kê và thực hiện thu hồi nợ đối với

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)