2.3.2 Phương pháp quản lý TSN-TSC để phòng tránh rủi ro lãi suất tạ
2.3.2.1 Phương pháp sử dụng biểu đồ độ lệch
Về mặt lý thuyết, các ngân hàng có thể sử dụng nhiều mơ hình để lượng hóa rủi ro lãi suất. Tuy nhiên, do điều kiện thực tiễn khó đáp ứng yêu cầu của các mơ hình nên phần lớn các ngân hàng, trong đó có Vietcombank lựa chọn phương pháp lập biểu đồ độ lệch để theo dõi và quản lý chênh lệch giá trị
TSC-TSN. Đây là phương pháp đo lường bằng biểu đồ, phương pháp này thể hiện số vốn chịu rủi ro lãi suất và số vốn theo từng thời kỳ tái định giá. Bằng cách sử dụng khe hở nhạy cảm lãi suất cùng với việc phân loại các TSN - TSC theo kỳ hạn tái định giá để lập biểu đồ độ lệch
a) Phân loại TSC và TSN nhạy cảm lãi suất:
Để sử dụng phương pháp này, tất cả TSC và TSN của ngân hàng được phân thành hai nhóm: nhóm tài sản nhạy cảm lãi suất và nhóm tài sản kém nhạy cảm lãi suất. theo các mức kỳ hạn, tính trên cơ sở thời hạn cịn lại của tài sản. Cơ sở phân loại dựa vào mức độ biến động của thu nhập từ lãi suất ( đối với tài sản có ) và chi phí trả lãi (đối với tài sản Nợ ) khi lãi suất thị trường có sự thay đổi.
Tại Vietcombank, khoản mục TSC nhạy cảm với lãi suất bao gồm:
- Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác: Đây là khoản vốn tạm thời dư thừa Ngân Hàng gửi tại các TCTD khác để thu lợi nhuận hoặc nhằm mục đích thanh toán. Trên thực tế, những khoản tiền gửi này được các TCTD khác trả lãi và thường có thời hạn dưới 1 năm nên thuộc TSC nhạy cảm lãi suất/
- Tín phiếu Kho bạc: Tín phiếu Kho bạc thường có kỳ hạn dưới 12 tháng (3 tháng, 6 tháng…) nên khi đến hạn những tín phiêu này sẽ được định giá lại trong năm. Do vậy, tín phiếu Kho bạc cũng thuộc TSC nhạy cảm lãi suất
49
- Các khoản cho vay ngắn hạn: Đây là những khoản cho vay có kỳ hạn dưới 1 năm và sẽ được tái đầu tư trong năm nên thuộc nhóm TSC nhạy cảm lãi suất
- Các khoản cho vay trung dài hạn với điều kiện lãi suất có điều chỉnh: Đây là số dư những tài khoản tín dụng có thời hạn trên 1 năm nhưng được tính theo lãi suất thả nổi và được định giá lại hoặc điều chỉnh trong năm.
- Ngoài ra, khoản mục tiền gửi NHNN cũng được hưởng lãi suất; tuy nhiên, lãi suất rất thấp và chỉ tính trên số tiền vượt mức dự trữ bắt buộc nên mức lãi không đáng kể; khơng được tính là TSC nhạy cảm lãi suất Khoản mục TSN nhạy cảm lãi suất bao gồm:
- Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng nội tệ và ngoại tệ: Đây là khoản Ngân Hàng phải tái huy động trong vòng 1 năm, việc định giá lại cũng diễn ra trong 1 năm nên thuộc TSN nhạy cảm lãi suất
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng nội tệ và ngoại tệ: Là khoản tiền mà Ngân Hàng huy động từ dân cư để đầu tư, cho vay và khi đến hạn phải trả tiền cho người gửi tiền và tiếp tục huy động những khoản tiền gửi mới.Những khoản này cũng được định giá lại trong năm nên thuộc TSN Nhạy cảm lãi suất
- Kỳ phiếu ngân hàng kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng
- Tiền gửi và tiền vay các TCTD khác: Đây là khoản tiền vay ngắn hạn tạm thời của Ngân hàng để bù đắp thiếu hụt tạm thời về khả năng thanh toán của Ngân hàng. Lãi suất của khoản vay này phụ thuộc vào lãi suất thị trường tiền tệ.
- Tiền vay NHNN để bù đắp thiếu hụt tạm thời của Ngân hàng về khả năng thanh toán trong ngắn hạn. Lãi suất khoản vay này cũng phụ thuộc vào lãi suất thị trường và được định giá lại trong năm nên thuộc TSN nhạy cảm lãi suất
50
b) Lập biểu đồ độ lệch
Theo báo cáo tài chính của Vietcombank năm 2008, ta có bảng giá trị TSN-TSC theo từng kỳ hạn định giá như sau:
Bảng 2.7. Giá trị TSN-TSC theo từng thời kỳ định giá 2008
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Nhóm Kỳ hạn tái định giá Giá trị TSN Giá trị TSC Chênh lệch
1 Trong 1 tháng 113.493 77.563 -35.930 2 1 tháng - 3 tháng 37.297 32.330 -4.967 3 3 tháng - 6 tháng 14.253 29.405 +15.153 4 6 tháng – 1 năm 25.954 17.360 -8.594 5 1 năm – 5 năm 5.494 35.799 +30.305 6 Trên 5 năm 10 20.365 +20.355 Biểu đồ 2.1 Biểu đồ độ lệch -150 -100 -50 0 50 100 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 6 Tài sản có Tài sản nợ
51
Dựa vào biểu đồ độ lệch trên Nhà quản trị có thể có cái nhìn tổng quát về tình hình TSN – TSC của ngân hàng, có thể đánh giá được tính thanh khoản của hệ thống ứng với từng thời điểm. Ví dụ, trong 1 tháng tới, ngân hàng sẽ có khe hở nhạy cảm lãi suất âm, lợi nhuận ngân hàng sẽ tăng nếu như lãi suất giảm. Tuy nhiên, trong vòng từ 3 đến 6 tháng tới, khe hở này là dương; do đó, một sự giảm lãi suất sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng vì chi phí trả lãi sẽ lớn hơn thu nhập từ lãi. Vì biến động lãi suất thị trường khơng phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của ngân hàng nên nhà quản trị rủi ro chỉ có thể dựa vào kinh nghiệm của bản thân, diễn biến thị trường để có kết luận định tính về thu nhập của ngân hàng chứ khơng có một kết quả định lượng trong trường hợp lãi suất thị trường biến động. Với kết quả khe hở nhạy cảm lãi suất dương đối với kỳ hạn 3-6 tháng, 1-5 năm và trên 5 năm và khe hở nhạy cảm lãi suất âm với các kỳ hạn còn lại của Vietcombank, nhà quản trị có thể có phản ứng sau:
Khe hở dương Rủi ro Những phản ứng có thể Tài sản nhạy cảm lãi suất > nợ nhạy cảm lãi suất Tổn thất nếu lãi suất giảm
- Khơng làm gì (có thể lãi suất sẽ tăng hoặc ổn định)
- Kéo dài kỳ hạn TSC hoặc thu hẹp kỳ hạn TSN - Tăng TSN nhạy cảm lãi suất hoặc giảm TSC
nhạy cảm lãi suất Hoặc
Khe hở âm Rủi ro Những phản ứng có thể Nợ nhạy cảm
lãi suất > Tài sản nhạy cảm
lãi suất
Tổn thất nếu lãi suất tăng
- Không làm gì (có thể lãi suất sẽ giảm hoặc ổn định)
- Kéo dài kỳ hạn TSN hoặc thu hẹp kỳ hạn TSC - Tăng TSC nhạy cảm lãi suất hoặc giảm TSN
52