Thanh toán điện tử

Một phần của tài liệu Tiểu luận tìm hiểu về các phương thức xuất khẩu của VN đề ra giải pháp (Trang 122 - 127)

- Lợi nhuận DN tăng làm tăng nguồn thu cho nhà nước

3.3.3.3. Thanh toán điện tử

Chuyển ngân điện tử (EFT – Electronic Fund Transfer)

Đây là hệ thống thiết kế nhằm chuyển khoản tiền cụ thể từ tài khoản này đến tài khoản khác thông qua các thiết bị như: máy giao dịch tự đợng, máy tính cá nhân, điện thoại. Trong hệ thớng này, các ngân hàng sử dụng mạng giá trị gia tăng chuyên biệt giao dịch với nhau qua các trung tâm bù trừ tự động. Phương thức chuyển ngân điện tử khá hiệu quả và có chi phí thấp.

Giao dịch EDI tài chính

EDI là hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử nhằm trao đổi dữ liệu giữa các doanh nghiệp như hoá đơn, đơn đặt hàng, vận đơn… hay xử lý các thông tin kinh doanh giữa các đối tác kinh doanh. Một giao dịch trong lĩnh vực thanh toán còn được gọi là giao dịch EDI tài chính hay trao đởi dữ liệu tài chính điện tử. EDI tài chính được thiết lập giữa các ngân hàng với khách hàng:

 Cho phép ngân hàng nhận những khoảng tiền được uỷ quyền từ người thanh toán và lập bản sao kê các khoản thanh toán cho người thụ hưởng.

 Cho phép khách hàng đưa ra đưa ra các thông tin liên quan đến việc gửi tiền cùng với các lệnh thanh toán sử dụng mạng VAN để chuyển khoản điện tử trên cơ sở EDI.

 Chi phí thấp và linh hoạt hơn mạng VAN khá nhiều.

Thanh toán thẻ tín dụng (Credit Card)

Ở hình thức này, khách hàng phải thực hiện xuất trình thẻ tín dụng. Sau đó, người bán thông qua ngân hàng phát hành thẻ, kiểm tra số tiền trong tài khoản của khách hàng nhằm đảm bảo khả năng thanh toán và thực hiện các thủ tục cần thiết để nhận tiền thanh toán của khách hàng.

Thẻ ghi nợ hay còn gọi là Sec, là thẻ cho phép thực hiện EFT. Khi giao dịch, số tiền sẽ được trừ vào tài khoản Sec, được giới hạn bởi số dư trong tài khoản.

Ưu điểm:

 Đăng ký sử dụng dễ dàng

 Giúp bảo mật các thông tin cá nhân

 Có thể dùng thay cho tiền mặt

 Nhược điểm: mức đợ bảo mật thấp hơn thẻ tín dụng.  Tiền điện tử

Là tiền đã được số hoá, chỉ được sử dụng trong môi trường điện tử phục vụ cho những thanh toán điện tử thông qua hệ thống thông tin bao gờm mạng máy tính, internet… được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của các tổ chức phát hành và biểu hiện dưới dạng bút tệ trên tài khoản mà khách hàng mở tại tổ chức phát hành. Tiền điện tử được bảo mật bằng chữ ký điện tử và có chức năng là phương tiện trao đởi và tích luỹ giá trị.

 Digicash

 Stored Value Cards (thẻ có chứa giá trị)

 E-cash trên Smart Card

 Thẻ cảm ứng (Proximity Card)

 Thẻ cảm ứng khuyếch đại từ xa

 Ví tiền sớ hoá (digital wallet)

Hệ thống chi phiếu điện tử

Sở chi phiếu điện tử cũng tương tự như ví điện tử, được tích hợp với hệ thớng thơng tin kế toán của người mua và sever thanh toán của người được bán. Hệ thống lưu các chứng từ điện tử và chứng nhận thanh toán trong máy của người mau và người bán nhằm để truy lục sau này.

3.3.4. Quy trình tiếp cận và phát triển TMĐT trong kinh doanh 3.3.4.1. Lập kế hoạch 3.3.4.1. Lập kế hoạch

Doanh nghiệp phải xây dựng cho mình chiến lược tham gia thương mại điện tử, phải phân tích hoạt đợng kinh doanh của mình, xác định mục đích và mục tiêu, phân khúc thị truờng và khách hàng mục tiêu, xác dịnh mô hình kinh doanh và chiến luợc thực hiện, sau đó mới làm kế hoạch triển khai thực hiện Thương mại điện tử.

Nghiên cứu thị trường thương mại điện tử

Tiến hành nghiên cứu thị trường thương mại điện tử đối với ngành hàng hoá dịch vụ của mình: đối tượng khách hàng tiềm năng trên mạng; mặt hàng hoá, dịch vụ nào thích hợp; phân tích thị trường thương mại điện tử của ngành hàng mình trong nước cũng như ngoài nước hiện tại và trong tương lai.

Mỗi doanh nghiệp cần phân loại hai thị trường thị trường đầu vào là các nguyên liệu, công nghệ, máy móc phụ vụ sản xuất và kinh doanh; thị trường đầu ra là sản phẩm

hàng hoá hay dịch vụ của doanh nghiệp sẽ nhằm vào đối tượng khách hàng nào, dự báo tăng trưởng trong thời gian tới như thế nào.

Nghiên cứu thị trường bao gồm cả nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Sự có mặt của họ trên mạng, trình độ công nghệ sản xuất ra sản phẩm, phương án kinh doanh và kế hoạch tiếp thị của họ, hướng đầu tư của họ… Từ việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp xác định lợi thế cạnh tranh của mình làm cơ sở cho việc xác định các bước đi cụ thể cho tham gia thương mại điện tử.

Xác đ ị nh m ục đích tham gia thương mại điện tử trong t ừng giai đoạn:

Doanh nghiệp cần xác định mục đích tham gia thương mại điện tử trong từng giai đoạn: thăm dò kênh kinh doanh qua mạng, nâng cao nhận thức hiểu biết về thương mại điện tử, cung cấp cho khách hàng hiểu biết về các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động của doanh nghiệp, duy trì sự hiện diện thương hiệu trên mạng, xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách; thực hành marketing trực tuyến, bán hàng qua mạng và đặt hàng cũng như thanh toán qua mạng; cuối cùng là đào tạo nhân lực, cải tiến cơ cấu quản lý cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới.

Trong từng giai đoạn doanh nghiệp phải xác định các mục tiêu cụ thể: huân luyện đào tạo, sự hiện diện, giảm chi phí tiếp thị, mở rợng thị trường, doanh số bán hàng, quan hệ trực tuyến khách hàng. Về khách hàng mục tiêu, phải xác định các đặc trưng của khách hàng, khách hàng là cá nhân người tiêu dùng hay doanh nghiệp từ đó xác định mô hình kinh doanh thích hợp: B2B hay B2C.

Các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thương mại điện tử thường không bài bản nên hiệu quả và khả năng phát huy của nó bị hạn chế. Đa số doanh nghiệp không nhận thức đầy đủ về thương mại điện tử, khả năng và hạn chế của nó trong hoàn cảnh Việt Nam. Có Doanh nghiệp đã coi thương mại điện tử đơn thuần chỉ là các tiến bộ trong công nghệ thông tin hay xem thương mại điện tử chỉ là làm web duới dạng catalogue điện tử. Hiểu đơn giản tham gia thương mại điện tử chỉ là việc mở trang web trên mạng, Khơng xác dịnh rõ ràng mục dích, mục tiêu và chiến luợc phát triển thương mại điện tử cho doanh nghiệp. Đầu tư thương mại điện tử chỉ tập trung vào mua sắm thiết bị mà

không chú ý đầy đủ các yếu tố như nhân lực, tổ chức xây dựng duy trì mối quan hệ với khách hàng và vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Tiểu luận tìm hiểu về các phương thức xuất khẩu của VN đề ra giải pháp (Trang 122 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)