GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC XUẤT KHẨU 3.1 GIA CÔNG HÀNG XUẤT KHẨU
3.2.2.2. Kinh tế mậu biên giữa Việt Nam Lào
Kết quả đạt được:
Việt Nam đang xuất siêu sang thị trường bạn Lào. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong 6 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Lào đạt 196 triệu USD. Đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào tiếp tục được duy trì ở tớp 3 vị trí dẫn đầu. Tại c̣c họp giữa kỳ Ủy ban liên Chính phủ Việt - Lào vừa diễn ra tại tỉnh Nghệ An từ 1- 3/8/2009 hai bên đã ký 6 thỏa thuận hợp tác liên quan đến các lĩnh vực công thương, giao thông, tiếp nhận và sử dụng chuyên gia, vệ sinh an toàn thực phẩm…, tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác thương mại giữa hai nước.
Dự kiến, từ nay đến cuối năm 2009, Việt Nam và Lào sẽ tiếp tục thực hiện giảm thuế suất thuế nhập khẩu, đơn giản hóa thủ tục thông quan; mở rộng danh mục hàng hóa được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu 0%. Hiện các mặt hàng xuất xứ từ Lào được áp dụng
ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu 0% như thóc và gạo các loại, lá và cọng thuốc lá... Mục tiêu hướng tới của 2 bên là đạt 1 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều vào năm 2010.
Bảng: Kim ngạch xuất khẩu mậu biên Việt Nam sang Lào Năm Giá trị xuất khẩu
(triệu USD)
Chênh lệch tuyệt đối ( triệu USD)
Chênh lệch tương đối (%)
2005 69.2 - -
2006 95 25.8 37.28
2007 109.7 14.7 15.472008 149.8 40.1 36.55 2008 149.8 40.1 36.55
Nguồn: Số liệu Tổng cụ Thống kê
Hoạt động kinh tế tại các cửa khẩu:
Cửa khẩu Lao Bảo:
Ngày 3/3/2009, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam-chi nhánh Quảng Trị và Ngân hàng Phongsavanh Lào đã khai trương hoạt động thanh toán biên mậu qua Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo - Densavan.
Việc triển khai thanh toán biên mậu giữa hai ngân hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai biên giới Việt
Nam - Lào qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo - Densavan có thể dùng hai loại tiền tệ LAK và
VND để trao đổi mua bán hàng hóa mà không phải thông qua các ngoại tệ mạnh như trước đây. Ngoài ra, các doanh nghiệp thực hiện thanh toán biên mậu cũng có cơ hợi sử dụng thêm rất nhiều dịch vụ tiện ích do ngân hàng hai nước cung cấp. Về phía ngân hàng có thể thực hiện trao đổi trực tiếp giữa tiền LAK và VND, giữ được tỷ giá trao đổi phù hợp giữa hai đồng tiền, bảo đảm phục vụ kịp thời cho hoạt động kinh doanh và tiện lợi hơn nhiều so với các phương thức thanh toán trước đây.( theo www.ASSET.vn l)
Cửa khẩu Nam Giang:
Từ khi cửa khẩu Nam Giang được nâng cấp lên cửa khẩu quốc gia, các hoạt động đã diễn ra khá nhộn nhịp, chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp Quảng Bình, Kon Tum... nhập khẩu
gỗ từ Lào; xuất khẩu vẫn phụ thuộc vào hàng hóa, vật tư, thiết bị, vật liệu phục vụ cho việc xây dựng công trình thủy điện Sêkamán 3; xuất nhập cảnh cho nhân dân biên giới và công nhân xây dựng thủy điện. Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2007 qua cửa khẩu Nam Giang gần 9,5 triệu USD.
Thuận lợi:
Dự kiến, từ nay đến cuối năm 2009, Việt Nam và Lào sẽ tiếp tục thực hiện giảm thuế suất thuế nhập khẩu, đơn giản hóa thủ tục thông quan; mở rộng danh mục hàng hóa được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu 0%. Hiện các mặt hàng xuất xứ từ Lào được áp dụng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu 0% như thóc và gạo các loại, lá và cọng thuốc lá... Mục tiêu hướng tới của 2 bên là đạt 1 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều vào năm 2010.
Năm 2009 Lào sẽ dành cho Việt Nam thêm 87 dịng thuế được hưởng thuế suất 0% gờm các nhóm hàng nguyên liệu thực vật, quả đã chế biến, thuốc lá, hàng may mặc, xe máy, đồ nội thất. Thỏa thuận về các mặt hàng được áp dụng ưu đãi thuế xuất nhập khẩu Việt-Lào năm 2009 và các năm tiếp theo đã được Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào Nam Vinhaket ký ngày 17/1. Theo thỏa thuận, Việt Nam dành cho Lào thêm 16 dịng thuế được hưởng thuế suất 0%, tḥc các nhóm hàng động cơ và linh kiện ôtô, xe máy. Ngoài ra, nhiều mặt hàng khác tiếp tục được hưởng thuế suất ưu đãi giảm 50% CEPT/AFTA. Đặc biệt, Việt Nam dành hạn ngạch ưu đãi cho một số mặt hàng có xuất xứ từ Lào như thuốc lá và cọng thuốc lá (3.000 tấn/năm), lúa gạo (40.000 tấn/năm).
Thỏa thuận này sẽ tạo điều kiện hơn nữa thúc đẩy quan hệ thương mại hai nước phát triển nhanh nhằm đạt mục tiêu 1 tỷ USD vào năm 2010 mà hai nước đã đề ra. Theo thống kê của Bộ Công Thương, đến hết tháng 11/2008, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng 37% so với cùng kỳ năm trước.
Với một bản thỏa thuận xúc tiến đầu tư dự án 10 triệu USD trồng rừng và chế biến gỗ xuất khẩu tại tỉnh Sê Kơng và Attopư trên diện tích 30.000ha, Cơng ty cở phần lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam đã tái mở đường cho các doanh nghiệp sang Lào đầu tư và phát triển biên mậu, cùng kim ngạch xuất nhập khẩu.
Con đường 14D và cửa khẩu chính Nam Giang - Đắc Tà Oóc cũng được mở ra theo đúng mong ḿn của hai phía Việt – Lào , con đường này được khai thơng chính là cơ hợi cho giao thương của Lào - Việt phát triển.
Theo Bộ Công Thương, với EWEC, và ngoài các cửa khẩu dọc biên giới Việt - Lào như Nậm Cắn (Nghệ An) - Xiêng Khoảng, Cho Lo - Thoong Khảm (Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng Trị- Savannakhet), Bờ Y- Ngọc Hồi (Kon Tum), sẽ có thêm nhiều cặp cửa khẩu, chợ biên giới được mở (Hồng Vân - Salavan; A Đớt - Tà Vàng; Cà Roòng - Noọng Ma; Chút Mút- Lã Vơn...) với lượng hàng hóa lâm khoáng sản (cao su, cây công nghiệp, vật liệu xây dựng...) lưu thơng mạnh mẽ.
Khó khăn:
Hàng hóa trao đởi nghèo nàn về chủng loại, ít về số lượng, chưa tạo được những mặt hàng chủ lực có kim ngạch lớn và ổn định, hàng hóa của Việt Nam và Lào chưa có sức cạnh tranh với hàng Thái-lan, Trung Quốc... Ðặc biệt cơ sở hạ tầng giao thông, thương mại trên toàn tuyến chưa đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường hai bên.
Tình trạng tại các cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Quảng Trị), Cầu Treo (Hà Tĩnh), Cha Lo
(Quảng Bình), Nậm Cắn (Nghệ An) nhan nhản các mặt hàng, từ ô tô, hàng điện tử,
điện lạnh, đến động vật sống đều có thể buôn lậu, với nhiều thủ đoạn tinh vi Cơ cấu mặt hàng:
Năm 2008 Việt Nam xuất khẩu được 136,4 triệu USD, tăng 41,7% so với 2007, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng dệt may, than đá, dây điện và dây cáp điện, các sản phẩm chất dẻo...
Về cơ cấu mặt hàng Việt Nam xuất mậu biên sang Lào nhiều loại mặt hàng gồm mỳ ăn
liền, sản phẩm gốm sứ, hàng dệt may, giày dép, dây cáp điện, sản phẩm điện tử, vi tính... Trong đó, các mặt hàng có kim ngạch lớn là hàng dệt may (đạt 7,5triệu USD năm
2007), đồ nhựa (đạt gần 2 triệu USD) và giày dép đạt 962.000 USD.
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đa dạng và khá ổn định. Tuy nhiên, chưa thực sự có nhiều mặt hàng tạo được chỗ đứng vững chắc và đạt được những tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ tại Lào trong tương lai. Sức cạnh tranh của hang Việt tại Lào nhìn chung còn yếu.