Cách thức xuất khẩu:
Mỗi mặt hàng khi được xuất, nhập vào Trung Quốc thì sẽ được áp dụng theo 2 chính sách thuế: thuế mậu dịch (chính ngạch) do Chính phủ quy định và thuế biên mậu (tiểu ngạch) do địa phương quy định.
Hai mức thuế này chênh lệch như thế nào là phụ thuộc vào cách thức điều tiết trên thị trường của Trung Quốc. Cho nên khi giữa 2 mức thuế này chênh lệch quá nhiều (chẳng hạn như có lúc thuế ngành giày dép theo đường chính ngạch là trên 30% thì theo đường tiểu ngạch thì chỉ có 5%) thì bên doanh nghiệp xuất khẩu phải khéo léo, nhanh nhạy chọn phương thức xuất khẩu nào có lợi cho ta nhất.
Nhưng về lâu dài thì cần hướng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu q́c tế, cửa khẩu chính để bảo đảm ởn định, dễ quản lý và tránh được những rủi ro do chính sách biên mậu của Trung Quốc thay đổi.
Và biện pháp để thực hiện tốt nhất là phải chú trọng đẩy mạnh vào thị trường bên trong và tìm kiếm những khách hàng trực tiếp để xuất những hợp đồng hàng chất lượng cao với lượng lớn và giá sẽ cao hơn so với việc qua trung gian, như vậy sẽ đỡ cho bên ta khi phải đương đầu với một khoảng thuế cao.
Qui mô xuất khẩu và những thỏa thuận trong xuất khẩu:
Hiện nay thì việc xuất qua Trung Q́c vẫn cịn nằm ở việc xuất qui mô nhỏ, manh múng, cho nên mọi thỏa thuận giữa hai bên cũng không rõ ràng cho nên khi có vấn đề gì xảy ra thì mọi thiệt hại lại nằm về phía ta.
Cho nên việc xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc phải phát triển trên qui mô lớn hơn thì mới có thể mong tiến sâu vào trong thị trường nội địa.
Cho nên:
Về qui mô: bên ta cần phải có những người thu mua lớn để tập trung hàng hóa lại và thực hiện những hợp đồng lớn được kí với những đới tác trực tiếp. Bên cạnh đó qui mô lớn cũng làm tăng lợi thế cạnh tranh của ta khi kí kết hợp đờng xuất khẩu.
Theo đó thì trong hợp đờng kí phải được qui định rõ về những qui định chất lượng hàng hóa, chứng từ và phương thức thanh toán rõ ràng, tránh những rủi ro về khả năng thanh toán sau này và cũng như việc hủy bỏ đơn hàng vì hàng không đạt chất lượng.