GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC XUẤT KHẨU 3.1 GIA CÔNG HÀNG XUẤT KHẨU
3.1.2.4. Gia công xuất khẩu mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là mặt hàng có truyền thống lâu đời của Việt Nam, và được xuất khẩu khá sớm so với các mặt hàng khác, đã đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đồng thời có một vai trị quan trọng trong giải quyết mợt sớ vấn đề kinh tế xã hội tại nông thôn.
Mặc dù ngành thủ công mỹ nghệ có kim ngạch xuất khẩu không cao so sánh nhiều mặt hàng xuất khẩu khác, nhưng hàng mỹ nghệ lại mang về cho đất nước thực thu ngoại tệ có một tỷ trọng rất cao trong kim ngạch xuất khẩu của mình. So với một số mặt hàng khác như may mặc, gỗ và giày da do nguyên liệu đều phải nhập khẩu từ nước ngoài giá trị gia tăng của các ngành này chủ yếu là chi phí gia cơng và khấu hao máy móc thiết bị, cho nên
giá trị thực thu ngoại tệ mang về cho đất nước chỉ chiếm một tỷ trọng từ 5-20% trong tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu.
Nhưng đối với hàng thủ công mỹ nghệ do sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước đặc biệt là các nguồn nguyên vật liệu, được thu lượm từ phế liệu và thứ liệu của nông lâm sản, chẳng những mang lại hiệu quả từ thực thu giá trị ngoại tệ rất cao, có những mặt hàng TCMN hầu như đạt 100% giá trị xuất khẩu, còn lại cũng đạt trên 80% giá trị kim ngạch xuất khẩu, đồng thời xuất khẩu hàng TCMN đã giúp xã hội thu hồi một bộ phận chất thải nông nghiệp sau chế biến và thu hoạch, đã biến phế liệu trở thành những sản phẩm xuất khẩu, góp phần tích cực cho việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên mức độ phát triển của ngành thủ cơng mỹ nghệ vẫn cịn hạn chế so với tiềm năng của nó: đặc biệt những năm gần đây doanh thu xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ mặc dù có tăng trưởng nhưng vẫn không đạt được chỉ tiêu đề ra, ngoài một số mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ, các mặt hàng TCMN cịn lại đã bợc lộ nhiều điểm yếu.
Mẫu mã sản phẩm chậm cải tiến, thiếu mặt hàng mới, kiểu dáng sản phẩm không theo kịp tập quán và thói quen tiêu dùng của thị trường xuất khẩu, sản phẩm khơng dự đoán được những biến đởi khí hậu của từng địa phương. Sản phẩm thiếu đờng bợ, tính hoàn thiện sản phẩm cịn thấp, cơng dụng khơng rõ nét, độ an toàn chưa được chú ý, bao bì không hấp dẫn... đặc biệt là thiếu sản phẩm được thiết kế kiểu dáng sáng tạo từ đơn vị trực tiếp sản xuất, chi phí giá thành sản phẩm vẫn cịn cao, làm giảm đi khả năng cạnh tranh của hàng hoá. Những mặt hàng được sản xuất mang đặc tính và tượng trưng của từng địa phương còn hạn chế, chưa gây được ấn tượng mạnh cho người tiêu dùng và các nhà phân phối. Mặc dù có trên 200 làng nghề, 1,4 triệu lao động và 1000 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng TCMN, nhưng đa số vẫn là các đơn vị vừa và nhỏ, quy mô sản xuất manh mún, nhà xưởng sản xuất còn thiếu và máy móc thiết bị phụ trợ sản xuất cịn đơn sơ, lạc hậu khơng đáp ứng được nhu cầu của những đơn hàng lớn, hoặc khi có đơn hàng lớn lại gặp phải thiếu nguyên liệu, thiếu lao động, phải huy động các cơ sở gia công riêng lẻ, dẫn đến chất lượng hàng hoá không ổn định, hoặc thời gian giao hàng kéo dài không đảm bảo được thời gian hợp đồng.
Sự liên kết giữa các nhà sản xuất và kinh doanh cịn hạn chế, thiếu chiến lược cợng tác lâu dài. Hợp tác giữa nhà sản xuất và nhà sản xuất không được quan tâm, thiếu tin cậy lẫn nhau: tranh mua tranh bán, làm giảm hiệu quả kinh doanh, chưa phát huy được thế mạnh của cộng đông. Lực lượng lao động thiếu ổn định do thu nhập của ngành mỹ nghệ cịn thấp so với các ngành khác. Lao đợng sau đào tạo nghỉ việc tự lập cơ sở sản xuất hoặc chuyển qua các ngành có thu nhập cao, làm cho đơn vị sản xuất TCMN thường gặp khó khăn về lao động có tay nghệ.
Các đơn vị sản xuất nhỏ thường thiếu thông tin, thiếu vốn, khả năng tiếp thị và xúc tiến thương mại rất hạn chế, hàng hoá nhiều lúc phải bán qua nhiều trung gian, làm cho giá bán thấp, sản xuất thiếu hiệu quả, không có khả năng đầu tư mở rộng nhà xưởng, mua sắm trang bị và cải tiến máy móc thiết bị, hạn chế việc phát triển và nâng cao chất lượng lẫn số lượng sản phẩm. Do ảnh hưởng của các mặt tồn tại trên, đã và đang làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm TCMN của nước ta so với các nước khác trong khu vực. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là mặt hàng truyền thống lâu đời của Việt Nam và được xuất khẩu khá sớm, nhất là sang thị trường Nhật Bản. Và thực tế các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam dễ dàng chiếm lĩnh được thị trường khó tính này. Người tiêu dùng Nhật Bản rất thích các sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ của Việt Nam như: sản phẩm thêu, sản phẩm được làm từ sừng trâu, vỏ sò, hay từ đá…
Đầu năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu sang Nhật Bản trên 12 triệu USD các sản phẩm làm từ mây, tre, cói thảm, tăng trên 20% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó phải kể đến mặt hàng túi xách thêu tay đang được người tiêu dùng Nhật Bản rất ưa chuộng.
Nhật Bản cũng là thị trường nhập khẩu chính sản phẩm gớm sứ của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 15 triệu USD, chiếm trên 12% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này so với các thị trường như: Pháp, Đức, Đài Loan (Trung Quốc)…
Nhật Bản vớn là thị trường khó tính. Tuy nhiên, nếu đã làm việc được với thị trường này thì có cơ hội hợp tác lâu dài, vì khách hàng Nhật Bản rất chung thuỷ. Những công ty đáp ứng được yêu cầu của đối tác Nhật Bản thì không những sản phẩm đó sẽ được tiêu thụ tớt mà cịn được các công ty Nhật Bản giới thiệu một cách rộng rãi.
Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam rất đa dạng và phong phú, được người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng. Sở dĩ hàng Việt Nam luôn có ưu thế tại đất nước "mặt trời mọc" vì giữa hai nước có những điểm tương đồng về văn hoá và địa lý. Bên cạnh đó, người Nhật Bản rất yêu quý người Việt và hàng Việt.
Việc thiết kế sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tương đối đặc thù. Người Nhật có khả năng mua được những sản phẩm cao cấp, đắt tiền. Chính vì thị hiếu người tiêu dùng Nhật Bản khá cao. Vì vậy, các doanh nghiệp Nhật Bản thường bắt đầu bằng những hợp đờng nhỏ để thăm dị sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Bên cạnh đó, “sản phẩm xanh” cũng được người tiêu dùng Nhật Bản rất quan tâm, đó là những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, không ảnh hưởng tới sức khỏe con người và bảo vệ môi trường.
Dù có nhiều lợi thế, tuy nhiên mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vẫn tiêu thụ khá dè dặt tại thị trường này. Nguyên nhân là do nhiều sản phẩm chưa thích hợp người tiêu dùng Nhật Bản. Người Nhật thích những sản phẩm nhỏ, nhẹ, gọn gàng phù hợp với không gian sống của họ.
Trước kia Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản chủ yếu là làm theo đơn đặt hàng theo yêu cầu, chủ yếu là hình thức gia công. Nên giờ đây, nhà sản xuất Việt Nam nên chủ động trong việc tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng để sáng tạo nên những sản phẩm phù hợp. Có như vậy, mặt hàng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam mới có thể cạnh tranh được với các đối thủ khác.
Việt Nam có nhiều thế mạnh để sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như: nguồn nguyên liệu đồi dào, tay nghề nhân công khéo léo, các doanh nghiệp năng động... Tuy nhiên, các làng nghề của Việt Nam vẫn mang nặng phương thức sản xuất nhỏ lẻ ảnh hưởng lớn đến sự đồng đều về chất lượng sản phẩm. Vì vậy, gắn kết doanh nghiệp với làng nghề là điều cần thiết, nhằm giúp những doanh nghiệp nhỏ, người sản xuất thủ công mỹ nghệ có sự thay đổi về tư duy trong thiết kế mẫu mã sản phẩm, sự chuyên nghiệp trong sản xuất, nhất là phải có sự liên kết giữa các doanh nghiệp thuộc những lĩnh vực sản xuất khác nhau.