GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC XUẤT KHẨU 3.1 GIA CÔNG HÀNG XUẤT KHẨU
3.1.2.2. Khó khăn, thách thức
“Việt Nam thu được chỉ là gia công, trong khi xuất khẩu lại tính cả giá trị sản phẩm, tiền gia công chỉ chiếm khoảng 1-3% giá trị của sản phẩm, khi xuất khẩu tính toàn bợ giá trị sản phẩm dẫn đến GDP tăng mà thật ra lại không tăng.”
Một sản phẩm công nghiệp ra đời trên cơ sở nguyên liệu nhập khẩu, công nghệ nhập khẩu, mẫu mã cũng nhập khẩu... chỉ có nguồn nhân công giá rẻ, thì khó có thể đạt giá trị gia tăng cao được. Có lẽ vì thế, mà nhiều chuyên gia kinh tế đã cảnh báo rất xác đáng
rằng: nền công nghiệp Việt Nam đang ở dạng thấp nhất trong chuỗi phân công lao động quốc tế, lấy nhập siêu làm ng̀n sớng... Thậm chí, mợt sớ ngành cịn sớng nhờ vào sự bảo hộ của nhà nước, “móc túi” người tiêu dùng nội địa, sống lay lắt...
Đây cũng là một trong rất nhiều nguyên nhân chủ yếu làm cho nền kinh tế Việt Nam luôn trong tình trạng nhập siêu ở mức cao. Năm 2001 nhập siêu 1,9 tỷ USD thì năm 2003 là 5,1 tỷ USD, năm 2004 nhập siêu 5,5 tỷ USD, năm 2007 đã lên trên 6 tỷ USD, và năm 2009 nhập siêu hàng hóa đã lên đến 12,2 tỷ. Chúng ta không phủ nhận những tác dụng tích cực ban đầu của nền cơng nghiệp gia công lắp ráp, trong điều kiện nguồn lực đầu tư của nước ta cịn có hạn: tận dụng được ng̀n lao động giá rẻ, tạo được nhiều việc làm có thu nhập, chi phí đầu tư thấp, thu hời vớn nhanh... Nhưng về lâu dài vẫn chỉ là nền công nghiệp “làm thuê”, thiếu ổn định, giá trị gia tăng thấp, phụ thuộc phần lớn vào thị trường bên ngoài, rủi ro lớn khi giá nguyên liệu biến động, rào cản thương mại được dựng lên, bảo hộ trong nước bị dở bỏ. Minh chứng rõ nhất cho vấn đề này trong thời gian qua là ngành dệt may, giày da, thủy sản... trước biến động bất thường của nguồn nguyên liệu và các vụ kiện bán phá giá từ đối tác nước ngoài. Đặc biệt khi Chính phủ ban hành Nghị định 55 dỡ bỏ mợt phần hỗ trợ, thì các ngành này rơi vào vòng lao đao, năng lực sản xuất kinh doanh sụt giảm. Đây là thách thức lớn nhất của các ngành công nghiệp nước ta trước biển lớn WTO hiện nay.
Quản lý hàng gia công xuất khẩu: Vướng mắc về thanh khoản
Tình trạng tồn đọng hợp đồng gia công chưa thanh khoản hiện nay đang cần xem xét, bởi đây là mắt xích quan trọng để quản lý loại hình này.
Theo quy định, nguyên phụ liệu NK để gia công hàng XK được miễn thuế khi nhập khẩu. Việc thanh khoản hợp đồng gia công kịp thời nhằm xác định được số nguyên phụ liệu NK đó có được sử dụng vào sản xuất hàng XK hay không, số sản phẩm đó có được XK hết hay khơng. Do cịn tờn đọng các hợp đờng gia công chưa được thanh khoản nên việc quản lý chưa được chặt chẽ, thậm chí rất có khả năng xảy ra trường hợp lợi dụng tiêu thụ nguyên phụ liệu NK được miễn thuế ra thị trường nội địa để trốn thuế.
Tuy nhiên, xét về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này lại không chỉ xuất phát từ sự chậm trễ của DN, sự lơi lỏng của cơ quan Hải quan, mà còn từ những quy định pháp luật hiện
nay. Theo phân tích của Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư gia cơng Hải Phịng, đơn vị quản lý số lượng lớn DN làm hàng gia công XK, hiện có phát sinh một số vướng mắc khi thực hiện Thông tư 116/2008/TT-BTC ngày 4/12/2008 hướng dẫn về thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài. Chẳng hạn một loại chứng từ mới mà DN cần phải xuất trình khi thanh khoản hợp đồng gia công là Chứng từ thanh toán tiền cơng của bên th gia cơng (bản chính). Các DN cho rằng, thực hiện theo quy định này sẽ khó khăn, bởi đặc thù của loại hình gia công là hợp đồng gia công không phải là hợp đồng mua bán, vì vậy không có điều khoản thanh toán cho hàng hóa. Trên thực tế không phải lúc nào DN nước ngoài cũng thanh toán tiền công cho DN gia công của VN, mà có thể thay thế bằng hình thức khác (như sản phẩm, nguyên phụ liệu thừa, máy móc thiết bị...). Bởi vậy, một số DN đề nghị không nên yêu cầu DN xuất trình chứng từ thanh toán tiền công khi thanh khoản hợp đồng.
Việc kiểm tra định mức hàng gia công (mợt tiêu chí để thanh khoản hợp đờng) hiện cũng đang vướng. Bởi theo Thông tư 116, Hải quan kiểm tra việc đăng ký định mức của DN khi đăng ký tờ khai NK. Tuy nhiên, hồ sơ NK không yêu cầu phải nộp hợp đồng gia công, trong tờ khai NK DN chỉ khai báo tên nguyên liệu NK, khơng có các tiêu chí về các mã hàng. Vì vậy cơ quan hải quan khó kiểm tra định mức khi đăng ký tờ khai. Bên cạnh đó, định mức hàng gia công tại thời điểm đăng ký hợp đồng gia công hoặc thời điểm đăng ký tờ khai chưa thể coi là định mức thực tế nên việc cơ quan hải quan kiểm tra định mức tại thời điểm này cũng không mang lại hiệu quả.
Thiết nghĩ việc nghiên cứu tháo gỡ các quy định liên quan đến thanh khoản hợp đồng gia công là cần thiết nhằm tạo điều kiện cho các DN chấp hành tốt pháp luật cũng như mở rộng sản xuất kinh doanh trong điều kiện kinh tế khủng hoảng như hiện nay. Tuy nhiên, các Cục Hải quan địa phương cũng cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm đôn đốc, giải quyết thanh khoản kịp thời, đồng thời phải thực hiện nghiêm các chế tài xử phạt đối với các DN cố tình chậm trễ trong thanh khoản.
Hiện nay, một số doanh nghiệp (DN) trong nước gia công hàng xuất khẩu (XK) cho các đối tác nước ngoài thuộc các nhóm hàng dệt may, da giày... rất khó xử lý các nguyên liệu còn thừa khi hết hợp đồng, nhất là những nguyên phụ liệu quý hiếm hoặc các sản phẩm
gia công có giá trị thương mại cao, kiểu dáng độc đáo... Đặc biệt, cả 5 biện pháp xử lý được nêu trong Thông tư 116/2008/TT-BTC và Thông tư 74/2010/TT-BTC đều không áp dụng được đã gây khó khăn cho các DN gia công hàng XK.
Phía thuê gia công: "Bỏ của chạy lấy người"
Sau khi chấm dứt các hợp đồng gia công hàng XK vẫn cịn thừa mợt sớ ngun liệu, nếu không có hợp đồng tương tự nối tiếp, nguyên liệu dư thừa phải xuất trả lại cho người thuê gia công hoặc tiêu hủy tại Việt Nam. Tuy nhiên, một số đối tác nước ngoài không muốn nhận lại số nguyên phụ liệu dư thừa này. Lý do, sớ chi phí phải bỏ ra để nhập lại ngun liệu dư thừa nhiều hơn giá trị của chính sớ ngun liệu đó.
Từ năm 2008, khi kinh tế thế giới suy giảm đã phát sinh khơng ít trường hợp phía nước ngoài th gia cơng bị phá sản, họ tự chấm dứt hợp đồng, mà không "hồi âm" trong việc giải quyết hợp đồng đang thực hiện. Với những trường hợp "bỏ của chạy lấy người", thì cả 5 biện pháp xử lý trong Thông tư 116/2008/TT-BTC và 74/2010/TT-BTC đều khơng áp dụng được. Bởi, phía nước ngoài đã đơn phương chấm dứt hợp đờng, khơng cịn liên lạc với phía nhận gia cơng nữa, nên khơng có hợp đồng tiếp theo để chuyển tiếp nguyên liệu và cũng không có địa chỉ để xuất trả nguyên liệu. Một số phương thức khác như biếu tặng, tiêu hủy cũng không áp dụng được với nhiều lý do.
Những nguyên liệu gia công do nước ngoài cung cấp đã hết hạn sử dụng nhưng không thể tiêu hủy vì DN gia công không có tiền nộp thuế, mà để lại thì mặt bằng của DN vốn đã chật lại càng chật hơn. Tình trạng các DN bất đắc dĩ phải "ôm" nguyên phụ liệu gia công tồn đọng đang khá phổ biến ở các nhóm hàng nói trên, rất cần có biện pháp xử lý kịp thời.
Phía gia cơng: "Dở khóc, dở cười"
Trong sớ các biện pháp xử lý ngun liệu gia cơng tờn đọng chỉ cịn biện pháp bán tại thị trường Việt Nam là khả thi hơn. Tuy nhiên, hiện nay quy định về xác định giá trị tính thuế của biện pháp này lại chưa phù hợp với thực tế. Bởi, nguyên liệu gia công là tài sản riêng của bên thuê gia công gửi cho bên nhận gia công để sản xuất ra những sản phẩm theo hợp đồng đã thỏa thuận. Nguyên liệu gia công không phải là hàng hóa mua bán. Giá nguyên liệu ghi trên các chứng từ gửi hàng không phải là giá thỏa thuận giữa người mua với người bán, mà là giá đơn phương áp đặt của người th gia cơng. Khơng ít trường hợp
bên thuê gia công cố ý ghi giá nguyên phụ liệu cao hơn thực tế để phạt vạ bên nhận gia công trong trường hợp nguyên liệu bị mất. Vì những lý do trên, không thể áp đặt khái niệm giá trị hải quan vào lĩnh vực này được. Nếu DN chấp nhận biện pháp nộp thuế để bán lại nguyên liệu trên thị trường nội địa cũng có nghĩa là họ phải chấp nhận tình trạng nhập khẩu bị động. Hơn nữa, chất lượng của nguyên phụ liệu tồn đọng hầu hết là "đầu thừa", "đi thẹo" hoặc kích thước khơng đáp ứng nhu cầu sử dụng của DN. Đây là lý do mà các DN không chấp nhận giải pháp nộp thuế cho nguyên liệu gia công dư thừa.
Hiện nay, các ngân hàng nước ngoài có chuẩn vay thấp hơn các ngân hàng VN. Khi đàm phán giá cả với các đối tác, nhà nhập khẩu chỉ tin vào lãi suất của các ngân hàng nước ngoài và họ sẽ không thông cảm cho chúng ta. Đây cũng là một khó khăn trong đàm phán tăng giá bán của DN VN và đang làm các DN DM nản lòng.