Giải pháp cho xuất khẩu mậu biên 1 Giải pháp chung

Một phần của tài liệu Tiểu luận tìm hiểu về các phương thức xuất khẩu của VN đề ra giải pháp (Trang 94 - 97)

GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC XUẤT KHẨU 3.1 GIA CÔNG HÀNG XUẤT KHẨU

3.2.3 Giải pháp cho xuất khẩu mậu biên 1 Giải pháp chung

3.2.3.1. Giải pháp chung

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020. Theo Đề án này thì từ nay đến năm 2015 cả nước sẽ hình thành thêm 4 khu kinh tế cửa khẩu là: Long An (Long An), AĐớt (Thừa Thiên - Huế), Nậm Cắn - Thanh Thuỷ (Nghệ An) và Na Mèo (Thanh Hoá), nâng số khu kinh tế cửa khẩu cả nước lên 27 khu, trong đó có khoảng 6 - 7 khu đi vào hoạt động đồng bộ.

Nhìn lại thời gian qua đóng góp của các khu kinh tế cửa khẩu là rất lớn trong phát triển kinh tế, giao thương giữa Việt Nam và các nước láng giềng... Trong tương lai sẽ hình thành một vành đai kinh tế biên giới vững mạnh ổn định cho thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước xung quanh.

 Xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu trên các khu vực biên giới trở thành các vùng kinh tế động lực của từng tỉnh biên giới giáp Trung Quốc, Lào và Campuchia. Đến năm 2020 cả nước sẽ có 30 khu kinh tế cửa khẩu, trong đó hình thành thêm 7 khu kinh tế cửa khẩu mới trên các khu vực biên giới.

 Xây dựng đồng bộ về kết cấu hạ tầng, mô hình tổ chức quản lý, cơ chế, chính sách cho 9 khu kinh tế cửa khẩu: Móng Cái, Lào Cai, Lạng Sơn, Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo, Bờ Y, Mộc Bài, An Giang và Đồng Tháp để đến năm 2020 tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ qua biên giới Việt Nam với các nước láng giềng đạt 42 - 43 tỷ USD.

 Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 sẽ tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng các khu kinh tế cửa khẩu đã được thành lập, đồng thời xây dựng đề án và thành lập thêm 3 khu gồm khu kinh tế cửa khẩu La Lay (Quảng Trị), Đắk Per (Đắk Nông) và Đắk Ruê (Đắk Lắk).

 Đối với các khu kinh tế cửa khẩu biên giới giáp Trung Quốc sẽ chú trọng đẩy mạnh hợp tác phát triển hành lang kinh tế Hải Phịng - Hà Nợi - Lào Cai - Côn Minh và Hải Phịng - Hà Nợi - Lạng Sơn - Nam Ninh, vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ.

 Từng bước quy hoạch phát triển các tuyến trục giao thông nối liền các khu kinh tế cửa khẩu với nội địa, với các cửa khẩu và khu kinh tế cửa khẩu của Trung Quốc. Tập trung ưu tiên đối với các khu kinh tế cửa khẩu là đầu mối hành lang kinh tế liên vùng, quốc tế như khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, Lào Cai và Lạng Sơn.

 Xây dựng khu kinh tế cửa khẩu biên giới với Campuchia làm điểm nhấn trong hợp tác phát triển của 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia và hành lang kinh tế đường Xuyên á. Sẽ tập trung ưu tiên đối với một số khu kinh tế cửa khẩu như: Mộc Bài, An Giang và Đồng Tháp. Từ nay đến năm 2015 sẽ quy hoạch bổ sung thêm khu kinh tế cửa khẩu Long An và giai đoạn từ năm 2015 đến 2020 sẽ bổ sung thêm khu kinh tế cửa khẩu Đắk Per ở Đắk Nông, Đắk Ruê ở Đắk Lắk.

 Hiện nay sẽ tiếp tục đầu tư phát triển 8 khu kinh tế cửa khẩu đã được thành lập gồm: khu kinh tế cửa khẩu đường 19 ở Gia Lai, Bonuê ở Bình Phước, Mộc Bài, Xa Mát, Khánh Bình và Hà Tiên.Nguồn vốn xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu sẽ được ngân sách trung ương hỗ trợ vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật.

 Kêu gọi vốn đầu tư, sử dụng vớn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vớn từ quỹ đất theo quy định của pháp luật về đất đai, vớn tín dụng ưu đãi và các trợ giúp kỹ thuật khác và thu hút vốn đầu tư theo các hình thức BOT, BT, BTO...

 Các doanh nghiệp đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi trong việc xuất, nhập khẩu và xuất, nhập cảnh... vì việc đẩy nhanh tốc độ phát triển các khu kinh tế cửa khẩu sẽ là một bước đi mạnh trong việc ngăn chặn hàng hoá nhập lậu.

Đề xuất giải pháp của nhóm:

Nhìn chung thì trên cả 3 thị trường giáp với biên giới nước ta thì có 4 vấn đề chung tồn tại:

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho thương mại chưa phát triển.

Đây là thực trạng nói chung tại các cửa khẩu của nước ta hiện nay.

- Chính phủ cần có những chính sách để nâng cấp hệ thớng của khu vực biên giới các tỉnh biên giới phía Bắc này.

- Đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi, nhất là các kho có hệ thống quản lý tốt, hiện đại, chất lượng cao và có cả khu bảo quản lạnh.

- Xây dựng một hệ thống kiểm hóa và đóng gói bao bì cho sản phẩm.

Cơ chế chính sách cần rà soát lại:

- Nhìn chung thì Chính phủ cần có những chính sách qui định rõ ràng về việc thi hành và xử lý việc xuất, nhập khẩu tại các cửa khẩu và có những qui định trao quyền lại cho chính quyền các tình biên giới để họ nhanh chóng xử lý.

- Có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp về thông tin và phương thức sơ bộ để thâm nhập thị trường.

- Hai nước phải có sự phới hợp ngay từ khi mới xây dựng chính sách. Lãnh đạo ngành thương mại hai bên sẽ phải đề xuất lên chính phủ hai nước, giải quyết những vướng mắc, hoàn thiện hơn về cơ chế chính sách của hai bên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá qua biên giới, đờng thời bảo vệ lợi ích của mỗi bên. Về cơ sở hạ tầng thương mại biên giới cũng cần phải có sự phối hợp đầu tư đồng bộ giữa hai bên nhằm tạo điều kiện cơ sở hạ tầng buôn bán tốt cho dân cư hai vùng giáp biên.

Hàng hóa thơ chiếm tỷ trọng chủ yếu:

- Hàng hóa xuất sang các khu vực biên giới vẫn là hàng hóa thô mà chưa chú trọng đến việc sơ chế hay đưa thêm hàm lượng chất xám và lao động vào trong sản phẩm. Như vậy thì sẽ làm cho giá cả thấp mà vẫn không đạt yêu cầu của đối tác.

- Các doanh nghiệp cần đầu tư vào nâng cao chất lượng sản phẩm để xuất các sảnphẩm có chất lượng cao. phẩm có chất lượng cao.

Giải pháp cụ thể khi xuất khẩu mậu biên sang Trung Quốc a. Về sở hạ tầng:

Hiện nay Trung Quốc đưa ra một hàng rào phi thuế quan rất chặt chẽ và đồng thời là sự đầu tư về máy móc kiểm định hàng hóa khá hiện đại và hệ thống kho vận đầy đủ. Trong khi đó thì tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc của nước ta thì hệ thớng giao thơng, vận tải, kho bãi, bảo quản, đóng gói,…cho nên có trường hợp xảy ra là hàng hóa khi mang lên biên giới thì đạt tiêu chuẩn nhưng sau thời gian chờ đợi mà

hàng không được bảo quản thì lại không đạt tiêu chuẩn và gây ra thiệt hại lớn cho các nhà xuất khẩu.

Chính vì vậy việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ cho thương mại tại biên giới các tỉnh phía Bắc cần phải được chú trọng đầu tư để có thể hỗ trợ xúc tiến thương mại và đương đầu với các rào cản về chất lượng sản phẩm ngày càng khắt nghiệt của phía Trung Q́c.

Cụ thể là cần có chính sách đầu tư vào phát triển:

 Hệ thống đường xá, giao thông vận tải.

 Vì các sản phẩm chủ lực xuất khẩu sang biên giới phía Bắc qua Trung Q́c chủ yếu là các sản phẩm nông sản và các loại hoa quả tươi cho nên cần phải xây dựng hệ thống kho bãi và đặc biệt là phải có kho lạnh.

 Xây dựng một hệ thống kiểm hóa cho hàng hóa khi được mang lên cửa khẩu, như thế sẽ tiện lợi cho các nhà xuất khẩu khi mang hàng hóa lên và nhận C/O (theo yêu cầu mới từ phía Trung Q́c) tại đây mà không cần phải dừng chân ở một trạm nào khác.

 Xây dựng khu gia công chế xuất, hệ thống bảo quản và đóng gói bao bì cho sản phẩm tại các tỉnh biên giới để đảm bảo rằng hàng hóa đúng qui cách và đảm bảo chất lượng.

Một phần của tài liệu Tiểu luận tìm hiểu về các phương thức xuất khẩu của VN đề ra giải pháp (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)