Tổng quan về gia công hàng xuất khẩu 1 Khái niệm

Một phần của tài liệu Tiểu luận tìm hiểu về các phương thức xuất khẩu của VN đề ra giải pháp (Trang 37 - 38)

GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC XUẤT KHẨU 3.1 GIA CÔNG HÀNG XUẤT KHẨU

3.1.1. Tổng quan về gia công hàng xuất khẩu 1 Khái niệm

3.1.1.1. Khái niệm

Gia công hàng xuất khẩu là một phương thức sản xuất hàng hóa xuất khẩu; Trong đó, người đặt gia công ở nước ngoài cung cấp: máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán thánh phẩm theo mẫu và định mức cho trước; người nhận gia công trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận gia công sẽ giao lại cho người đặt gia công để nhận tiền công. Đây là hình thức xuất khẩu mang lại kim ngạch ngoại tệ cho đất nước cả tỷ USD dưới dạng gia công hàng may mặc, giày dép, đồ da…

3.1.1.2. Phân loại

Theo quyền sở hữu nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm, có:

Nhận nguyên liệu, giao thành phẩm

Bên đặt gia công giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm (không chịu thuế quan) cho bên nhận gia công để chế biến sản phẩm và sau thời gian sản xuất, chế tạo sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia cơng. Trong trường hợp này, trong thời gian chế tạo, quyền sở hữu về nguyên vật liệu vẫn thuộc về bên đặt gia công. Thực chất đây là hình thức “làm thuê” cho bên đạt gia công, bên nhận gia công không có quyền chi phối sản phẩm làm ra. Ta có thể hình dung hình thức gia công này qua sơ đồ sau:

Bên đặt gia công

(ở một nước)

Bên nhận gia công

(ở nước khác) trình sản xuấtTổ chức quá Tiền công gia công

MMTB, NPL, BTP Mẫu hàng

Đây là hình thức gia công sản phẩm chủ yếu vì công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu của Việt Nam chưa phát triển, chưa tạo nguyên vật liệu có chất lượng cao.

Mua đứt, bán đoạn dựa trên hợp đờng mua bán dài hạn với nước ngồi

Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất, chế tạo sẽ mua lại thành phẩm. Trong trường hợp này quyền sở hữu về nguyên vật liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công. Vì vậy, khi nhập trở lại các bộ phận giá trị thực tế tăng thêm đều phải chịu thuế quan. Thực chất đây là hình thứ bên đặt gia công giao nguyên vật liệu, giúp đỡ kỹ thuật cho bên nhận gia công và bao tiêu sản phẩm.

Kết hợp

Trong đó, bên đặt gia công chỉ giao những nguyên vật liệu chính, cịn bên nhận gia cơng cung cấp những nguyên phụ liệu.

LƯU Ý: Hình thức gia công chuyển tiếp là hình thức sản phẩm gia công của hợp đồng

gia công xuất khẩu này được sử dụng làm nguyên liệu gia công cho hợp đồng gia công xuất khẩu khác tại Việt Nam (theo sự chỉ định của bên đặt gia công ở nước ngoài).

Một phần của tài liệu Tiểu luận tìm hiểu về các phương thức xuất khẩu của VN đề ra giải pháp (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)