Gia công hàng may mặc xuất khẩu

Một phần của tài liệu Tiểu luận tìm hiểu về các phương thức xuất khẩu của VN đề ra giải pháp (Trang 50 - 52)

GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC XUẤT KHẨU 3.1 GIA CÔNG HÀNG XUẤT KHẨU

3.1.2.3. Gia công hàng may mặc xuất khẩu

Nâng tỷ lệ xuất khẩu (XK) hàng FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm) là mục tiêu của ngành dệt may (DM) Việt Nam, nhằm giảm tỷ lệ gia công, gia tăng giá trị XK. Tuy nhiên, với nhiều rào cản trong chính sách thuế, kế hoạch sản xuất ng̀n ngun phụ liệu (NPL) nội địa bị "bể", không những không tăng lên mà nhiều doanh nghiệp (DN) DM còn phải chuyển từ sản xuất FOB trở lại gia công.

Hàng DM luôn nằm trong nhóm hàng XK chủ lực của Việt Nam (VN), nhưng giá trị mang lại rất thấp, chỉ chiếm khoảng 35% so với kim ngạch XK. Theo số liệu "ước đoán", hàng FOB XK chỉ chiếm khoảng 20% - 30%, cịn lại là gia cơng. Để nâng tỷ lệ XK hàng FOB thì việc sử dụng nguồn NPL trong nước là cơ sở vững chắc để đạt được mục tiêu này.

Ngành DM VN hiện đứng trong top 10 nước XK hàng DM lớn nhất thế giới, nhưng so với nhiều nước ở châu Á, tốc đợ tăng trưởng của hàng DM VN vẫn cịn thấp, chỉ khoảng 20% - 30%. Trong khi đó, Trung Quốc đạt tăng trưởng 80%, Indonesia 48%… Nguyên nhân là do gia cơng cịn chiếm tỷ lệ lớn (70% - 80%).

Nếu hiểu đúng nghĩa sản xuất FOB thì ngành DM VN chỉ mới dừng lại ở sản xuất FOB "sơ khai" - gia công với giá cao hơn! Vì thực tế, DN của VN được nhà nhập khẩu chỉ định mua NPL, may theo mẫu họ đưa ra và được hưởng 5% - 10% trên giá trị của sản phẩm (ví

dụ, may áo sơ mi giá 2 USD/áo, DN sẽ có thêm 20 cent (hưởng 10%) của hàng FOB). Sản xuất FOB "thật sự", DN phải tự thiết kế mẫu mã, chọn NPL, chào hàng (mua đứt, bán đoạn). Sản xuất FOB "cao cấp", ở VN chỉ thực hiện được vài phần trăm, nhưng phần lớn lại rơi vào DN sản xuất tiêu thụ ở thị trường nội địa. Và đại bộ phận sản xuất FOB tại VN hiện nay vẫn là FOB "sơ khai".

Con số 5% - 10% có được trên giá trị của hàng FOB đối với DN VN là khá cao. Nhưng xét trên thực tế, nhà nhập khẩu nước ngoài có nhiều cái lợi. Để có được 5% - 10%, DN VN phải bỏ tiền trước để sản xuất, gánh những rủi ro (thiếu NPL đột xuất, đảm bảo chất lượng…) có thể xảy ra trong quá trình sản xuất thay cho nhà nhập khẩu. Đối với những đơn hàng gia công, nhiều khi nhà nhập khẩu phải chịu trách nhiệm chính về việc này. Hiện ở VN chỉ có vài DN tiên phong đầu tư cho ngành dệt, nhưng công nghệ kéo sợi kẻ chỉ mới dừng lại ở 50 sợi, trong khi đó Trung Quốc đã có công nghệ dệt lên đến hàng trăm sợi và số lượng DN trang bị công nghệ này rất nhiều. Do vậy, mà các DN sản xuất NPL trong nước không thể cạnh tranh với NPL từ Trung Quốc. Các DN cung cấp vải trong nước sản xuất rất hạn chế, chủ yếu sản xuất theo đơn hàng. Ở Trung Quốc, các DN sản xuất hàng loạt vải mộc để sẵn, khi khách hàng cần vải có hoa văn, chi tiết, họ chỉ cần mang vải mộc làm thêm chi tiết, hoa văn. Ở VN, khi đặt hàng, nhà sản xuất đi thực hiện thì rất lâu mới có hàng.

Sản xuất FOB là mục tiêu các DN hướng đến, tuy nhiên, với nhiều khó khăn trong chính sách thuế hiện nay, nhiều DN DM chỉ ḿn nhận đơn hàng gia công. Theo các DN, sản xuất hàng gia công sẽ không chiếm dụng vốn như sản xuất FOB.

Theo quy định khi nhập NPL để sản xuất, DN phải nộp một khoản thuế lớn, đến khi xuất hàng thì hải quan mới trả lại. Với các DN mới, khi XK phải có bảo lãnh của ngân hàng, muốn ngân hàng bảo lãnh DN phải gởi tiền ở ngân hàng đó; sau 1 năm, DN làm tốt sẽ được xem xét lại. Các DN kinh doanh NPL không có kho ngoại quan để chứa hàng để có thể nhanh chóng bán cho DN DM khi cần.

Cùng với thời điểm chuẩn bị cho việc đăng cai tở chức Olympic 2008, Chính phủ Trung Q́c đã có nhiều điều chỉnh cơ cấu phát triển kinh tế. Theo đó, chính sách chăm lo đời sớng người lao đợng được nâng lên, chi phí sản xuất hàng dệt may ở Trung Quốc tăng

cao. Đây là lý do khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài ở lĩnh vực dệt may kiếm nơi sản xuất khác ngoài Trung Quốc. Họ đã tìm thấy Việt Nam.

Chỉ tính trong 4 tháng đầu năm 2010, đã có 18 dự án FDI đầu tư vào ngành dệt may được cấp phép, với vốn đăng ký hơn 20 triệu USD.

Hiện nay, DN FDI đầu tư vào sản xuất, xuất khẩu may mặc tại Việt Nam chủ yếu là các DN của Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc. Trong hơn 2.000 DN dệt may tại Việt Nam, số lượng DN FDI chiếm gần một nửa.

Tuy vậy, việc xuất hiện một “làn sóng” đầu tư mới vào ngành dệt may cũng đang đặt ra cho các DN Việt Nam thách thức không nhỏ, nhất là nỗi lo thiếu lao động. Việc có thêm nhiều DN FDI hoạt động trong lĩnh vực may mặc tại Việt Nam càng làm tăng áp lực cạnh tranh thu hút lao động.

So với nhiều lĩnh vực đầu tư khác, dệt may khơng mang lại nhiều lợi ích cho đất nước, bởi phần lớn hàng dệt may sản xuất tại Việt Nam là hàng gia công, giá trị thực mang lại thấp. Việc nhiều DN FDI ở lĩnh vực may mặc, da giày tại Việt Nam khai thua lỗ nhiều năm liền để né thuế rất đáng lo ngại. Theo thống kê của ngành thuế TPHCM, có rất nhiều DN FDI khai lỗ trong nhiều năm nhưng hoạt động sản xuất vẫn được duy trì, thậm chí vẫn được mở rợng. Đây là một bất công lớn cho các DN trong nước, vì DN FDI cịn được hưởng nhiều chính sách ưu đãi trong đầu tư.

Một phần của tài liệu Tiểu luận tìm hiểu về các phương thức xuất khẩu của VN đề ra giải pháp (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)