Thực tế sử dụng TMĐT trong lĩnh vực xuất khẩu

Một phần của tài liệu Tiểu luận tìm hiểu về các phương thức xuất khẩu của VN đề ra giải pháp (Trang 135 - 142)

- Lợi nhuận DN tăng làm tăng nguồn thu cho nhà nước

3.3.8. Thực tế sử dụng TMĐT trong lĩnh vực xuất khẩu

3.3.8.1. Thực trạng ứng dụng TMĐT trong lĩnh vực xuất khẩu tại Việt Nam .

Sự bùng nổ của Internet và sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử đang dần xóa nhịa khoảng cách, ranh giới về khơng gian địa lý trong giao dịch kinh doanh. Thế giới trở nên phẳng hơn mở ra cơ hội kinh doanh mới mang tính toàn cầu cho các cá nhân, doanh nghiệp tại Việt Nam.1

Mới đây nhất, ông Nguyễn Thành Phúc – cục trưởng cục ứng CNTT (Bộ TT&TT) đã khẳng định thương mại điện tử tại Việt Nam đã có những bước tiến nhảy vọt. Cụ thể là, sau bốn năm triển khai “Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử (TMĐT) giai đoạn 2006-2010” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 222/2005/QĐ- TTg ngày 15/9/2005 (Quyết định 222), tính đến nay thương mại điện tử khơng chỉ cịn tập trung tại doanh nghiệp của hai thành phố lớn là Hà Nợi và TP. Hờ Chí Minh, mà cịn phát triển rộng khắp cả nước.

Riêng trong các doanh nghiệp, theo kết quả khảo sát của Bộ Công thương với hơn 2.000 doanh nghiệp trên cả nước trong năm 2009, thì gần như 100% các doanh nghiệp đã tổ chức triển khai ứng dụng thương mại điện tử ở nhiều quy mô và mức đợ khác nhau từ trang bị máy tính (trung bình mỗi doanh nghiệp có 25,8 máy tính), kết nới Internet dưới nhiều hình thức khác nhau, khai thác ứng dụng cơ bản của thương mại điện tử như thư điện tử (86% doanh nghiệp sử dụng email cho mục đích kinh doanh, trong đó tỷ lệ sử dụng của các doanh nghiệp lớn là 95%, doanh nghiệp nhỏ và vừa là 78%), sử dụng các phần mềm phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh (92% doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân sự (43%), quản lý chuỗi cung ứng (32%), quản lý khách hàng (27%)...

Có thể nói, việc ứng dụng thương mại điện tử đã góp phần tối ưu hóa hoạt động và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Với chi phí đầu tư cho thương mại điện tử và công nghệ thông tin chỉ chiếm khoảng 5% tởng chi phí, nhưng trung bình 33% doanh thu của doanh nghiệp là từ các đơn đặt hàng qua phương tiện điện tử và doanh nghiệp cũng dành bình quân 28% chi phí mua hàng cho việc đặt hàng qua các kênh điện tử.

Tại Việt Nam, có khá nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn chọn kênh xuất khẩu trực tuyến để mở rộng thị trường và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình. Nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu lập các website bán hàng qua mạng cho riêng mình phục vụ rất tốt việc tiếp thị, quảng bá bán hàng, hỗ trợ bán hàng cũng như tìm kiếm thị trường, mở rộng thị trường ra khắp nơi trên thế giới. Chỉ cần một vài thao tác tìm kiếm đơn giản, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm thấy thông tin về đối tác, khách hàng tiềm năng của mình.

Cũng như vậy, không quá khó để có thể đăng bán hoặc giới thiệu các sản phẩm của mình trên môi trường mạng.

Việt Nam có khá nhiều mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu, việc ứng dụng Thương mại điện tử vào hoạt động xuất khẩu sẽ giúp cho ta nhanh chóng tiếp cận với khách hàng hơn, khai thác được giá trị của các mặt hàng xuất khẩu một cách tối ưu nhất. Chính vì thế mà Chính phủ cũng đã có những hoạt động hỗ trợ ứng dụng thương mại điện tử vào lĩnh vực xuất khẩu như: ban hành luật giao dịch điện tử, xây dựng cơ sở hạ tầng về mạng internet nói riêng và công nghệ thông tin nói chung, xây dựng Đề án quốc gia 191 “Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng CNTT phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005 – 2010”, hay triển khai “Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử (TMĐT) giai đoạn 2006-2010”… Ngoài ra, việc đầu tư cho website bán hàng, giới thiệu sản phẩm của riêng công ty hay tham gia vào các hoạt động thương mại trên các sàn giao dịch thương mại điện tử quốc tế như eBay.com hay Amazon.com… đều đang là những cách đầu tư khôn ngoan để mở rộng các kênh bán hàng trên toàn thế giới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo ông Brian Wong, Giám đốc cao cấp bộ phận kinh doanh toàn cầu của Alibaba.com cho biết, tính đến tháng 3/2010, sớ thành viên toàn cầu hoạt động trên Alibaba.com đã lên đến 12.5 triệu, tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, số lượng thành viên Việt Nam đăng ký mới trên Alibaba.com trong 1 năm qua đã tăng 38%.

Tuy nhiên, cản trở khá lớn để thương mại điện tử Việt Nam phát triển chính là việc người dân và cả doanh nghiệp cũng chưa thật sự hiểu rõ lợi ích của thương mại điện tử đem lại. Người dân thì chưa tin, doanh nghiệp thì thờ ơ, làm cho có.

Về mặt cơ sở hạ tầng, ông Phạm Hồng Hải, Vụ trưởng Vụ Viễn thông (Bộ TT-TT), khẳng định hệ thống viễn thông Internet của Việt Nam đảm bảo triển khai tốt các ứng dụng về thanh toán điện tử, đặc biệt là khu vực thành phố lớn. Thời gian qua, Bộ TT-TT đã thành lập 2 đơn vị hỗ trợ phát triển TMĐT gồm Trung tâm Chứng thực Chữ ký số và Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp sự cớ máy tính (VNCERT)

Tuy cơ sở hạ tầng và hành lang pháp lý ở Việt Nam đã có những tín hiệu tớt, nhưng thói quen mua sắm và thiếu giải pháp đồng bộ khiến thương mại điện tử Việt Nam ì ạch bởi khúc mắc khâu thanh toán. Theo ông Nguyễn Chiến Thắng, Tổng Giám đốc PayNet - một

trong những cổng thanh toán trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam cho biết “Việt Nam vẫn là một thị trường tiền mặt, nếu muốn chuyển dịch sang thanh toán trực tuyến thì đòi hỏi phải có một quá trình và hiện nay đang trong giai đoạn quá độ”.

Ngoài ra, theo điều tra của Vụ thương mại điện tử thuộc Bộ Thương Mại thì có hơn 98,3% doanh nghiệp có website giới thiệu về doanh nghiệp mình, trong đó có đến hơn 62,5% website chỉ dùng để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ và chỉ có khoảng 27,4% cho phép đặt hàng qua mạng trong đó số website có hỗ trợ thanh toán trực tuyến chỉ hơn 3,2%.

Có quá nhiều bất cập khi sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến tại Việt Nam bởi hệ thống ngân hàng vẫn chưa kết nối tốt với nhau. Bảo mật cũng là vấn đề rất lớn và không chỉ có thế, tội phạm qua mạng ở Việt Nam cũng tác động đáng kể đến tâm lý mua hàng của người dân và doanh nghiệp dẫn đến e ngại trong giao dịch trực tuyến. Một số website bán hàng qua mạng nổi tiếng trên thế giới đã ngăn không cho các giao dịch thanh toán trực tuyến từ các máy tính tại Việt Nam. Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc phát triển thương mại điện tử nói chung và tạo điều tiếng xấu trong giới công nghệ thông tin Việt Nam. Tội phạm trực tuyến trong nước tuy không nhiều nhưng đã có và gây ảnh hưởng rất lớn đối với niềm tin của khách hàng dành cho các doanh nghiệp có bán hàng trực tuyến nói riêng và các doanh nghiệp chuyên kinh doanh thương mại điện tử nói chung.

Xuất khẩu online với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Cũng theo ý kiến của ông Brian Wong, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam cần thiết và nên sử dụng kênh thương mại điện tử để thể hiện năng lực xuất khẩu của mình. Ba xu hướng chủ đạo đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ: tự mình xây dựng thực hiện hoạt động thương mại điện tử; tham gia và trở thành thành viên các tổ chức, hiệp hội thương mại điện tử và tham gia liên kết với các sàn thương mại điện tử.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, hiện nay Việt Nam có trên 94% doanh nghiệp vừa và nhỏ, 100% doanh nghiệp này đều ứng dụng Internet, đây thực sự là lực lượng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh khi Việt Nam bước vào hội nhập WTO.

Tuy nhiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ cịn nhiều hạn chế về cách tở chức quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin trong thương mại điện tử. Trong đó việc lựa chọn và đầu tư vào thiết bị và giải pháp công nghệ thông tin nhằm thu được lợi nhuận tối đa, đầu tư tối thiểu, chọn giải pháp phù hợp theo tiến bộ công nghệ lại chưa được thu hút đúng mức.

Tiềm năng xuất khẩu sang châu Phi và APEC:

Việt Nam có khả năng xuất khẩu rất nhiều các mặt hàng có chất lượng tốt sang thị trường APEC và Châu Phi. Do đó, các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ được gợi ý nên sử dụng kênh thương mại điện tử để thể hiện năng lực xuất khẩu của mình.

Tiềm năng để Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Đông và Châu Phi rất lớn. Điển hình như với khu vực Trung Đông, kim ngạch xuất khẩu 2 chiều trong năm 2009 đạt 2,16 tỷ USD; trong đó Việt Nam xuất khẩu 1,13 tỷ USD với các mặt hàng dệt may, da giày, hải sản, gạo, cà phê, tiêu, điều… và nhập khẩu 1,03 tỷ USD chất dẻo nguyên liệu, dầu mỏ, phân bón… Với thị trường Châu Phi, năm 2009 xuất khẩu của Việt Nam đạt 1,56 tỷ USD, tăng gần 20% so với 2008, còn nhập khẩu đạt 508 triệu USD. Hiện tại, Việt Nam đã có quan hệ xuất nhập khẩu với toàn bộ 53 nước Châu Phi, cơ cấu các mặt hàng đa dạng hơn. Thị trường xuất nhập khẩu quan trọng của Việt Nam phải kể đến là: Ai Cập, Nam Phi, Ăng-gô-la, Nigeria...

Cũng trong đề án quốc gia 191, Viện tin học Doanh nghiệp (VCCI) đang phối hợp với Tập đoàn Alibaba và Công ty OSB triển khai chương trình “Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường APEC và Châu Phi thông qua thương mại điện tử”. Sau một thời gian triển khai, chương trình đã chọn 100 doanh nghiệp được hỗ trợ sử dụng dịch vụ thành viên cao cấp Gold Supplier trên Alibaba.com để quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác và qua đó tăng cường xuất khẩu đến thị trường APEC và châu Phi.

3.3.8.2. Thành công của cácdoanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong việc áp dụngTMĐT. TMĐT.

Thương mại điện tử góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu, mang lại nguồn lợi không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam. Sau đây em xin nêu ra một số trường hợp thành công điển hình nhờ áp dụng thương mại điện tử, cụ thể là trang Alibaba.com trong xuất khẩu. Bao gồm:

Hồng Dương tạo ra 60% doanh thu nhờ vào xuất khẩu trực tuyến

Công ty Hồng Dương cung cấp ra thị trường đó là các sản phẩm thủ công làm từ ngun liệu chính là tre, nứa,song mây. Thời gian đầu, cơng ty thực hiện xuất khẩu các mặt hàng thông qua các doanh nghiệp nhà nước nên gặp khá nhiều khó khăn và lợi nhập cũng thấp. Sau đó, Hồng Dương quyết định áp dụng thương mại điện tử vào hoạt động xuất khẩu, điển hình là sử dụng trang Alibaba.com ( nâng mức thành viên lên Gold Supplier).

 Sau 5 năm tham gia vào Alibaba.com và 2 năm là “thành viên Gold”, hoạt động kinh

doanh của công ty khá phát triển. Thông qua Alibaba, công ty thường xuyên nhận được các đơn hỏi hàng - trung bình khoảng 20 đơn hỏi hàng và 90% là thông qua việc sử dụng kênh thương mại điện tử - Alibaba, trong số các đơn hỏi hàng qua Alibaba thì có đên 50% trở thành các đơn hàng thực sự, với giá trị mỗi đơn hàng đơn hàng khoảng 100000$. Doanh thu thu được thông qua xuất khẩu online cũng chiếm 60%-70% / tổng doanh thu của doanh nghiệp. Hiện nay công ty đã xuất khẩu hàng của mình đến các nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Tây Ban Nha, Pháp…

Công ty TNHH Thành Đạt mang hạt điều Việt Nam vươn ra thị trường Thế giới

Công ty TNHH Thành Đạt là doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu mặt hàng hạt điều nhân theo tiêu chuẩn TCVN 4850. Sản phâm của công ty được đánh giá cao tại các thị trường: Trung Quốc, Mỹ, Úc, Ukraine, Ma rốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Sri Lanka và Tây Ban Nha từ hơn 10 năm qua.

Lúc đầu khi mới thành lập, công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Sản phẩm làm ra chủ yếu bán trong nước. Do sản phẩm có chất lượng và giá cả cạnh tranh nên trong thời kỳ này, công ty cũng xuất được một số lô hàng sang Trung Quốc và Hồng Kông. Mặc dù vậy, doanh số xuất khẩu vẫn chỉ dừng lại ở một con số khá khiêm tốn. Sau khi tham gia xuất khẩu trực tuyến thông qua mạng Alibaba.com và nâng cấp lên thành viên Gold, công ty đã có những thay đổi rõ rệt.

 Trung bình hàng tháng, Thành Đạt nhận được gần 100 email hỏi hàng từ các khách

hàng mới và rất nhiều giao dịch trực tiếp trên Trade Manager. Doanh số qua Alibaba chiếm khoảng 80% trong doanh số xuất khẩu của công ty. Trong 1 năm vừa qua, công ty

cũng đã ký được nhiều hợp đồng với các khách hàng từ Trung Quốc, Úc, Mỹ, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Ma rốc, Ukraine, Sri Lanka và Thổ Nhĩ Kỳ.

Công ty đầu tư và phát triển Minh Kha:

Minh Kha đã được biết đến như một trong số các công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và chế biến gỗ với phương châm hoạt động “ Chất lượng sản phẩm và phong cách phục vụ là chìa khóa của thành công”. Không chỉ dừng laị ở thị trường nội địa và một số thị trường xuất khẩu truyền thống như Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, Minh Kha vẫn đang nỗ lực mở rộng mạng lưới thị trường quốc tế.

Khi đang băn khoăn đi tìm con đường xuất khẩu,công ty đã tiếp cận với thương mại điện tử qua trang Alibaba.com.

Sau một thời gian hoạt động xuất khẩu dựa vào Thương mại điện tử, mạng lưới khách

hàng của Minh Kha đã không chỉ bó hẹp ở các nước trong khu vực, mà còn có ở thị trường Hong Kong, Đài Loan, Ấn Đợ … Hơn thế, tính đến nay, 95% doanh sớ của công ty là nhờ vào thương mại điện tử.

Secoin:

Secoin là Công ty hàng đầu Đông Nam Á về sản xuất vật liệu xây dựng không nung đặc biệt là những sản phẩm gạch, ngói làm từ xi măng với hệ thống gồm 4 nhà máy sản xuất gạch ngói không nung lớn nhất Việt nam cùng trang thiết bị hiện đại của Châu Âu. Sản phẩm gạch, ngói mang thương hiệu Secoin không chỉ chiếm lĩnh thị trường Việt Nam mà cịn được tiêu thụ trên 20 q́c gia tại khắp các Châu lục.

Secoin tham gia vào Alibaba từ cách đây gần 3 năm, khi đó thương mại điện tử chưa thật sự được biết đến nhiều ở Việt Nam. Thời gian đầu việc tham gia vào Alibaba chỉ như một hình thức quảng cáo giúp cho các doanh nghiệp nước ngoài có thể tìm được thông tin về chúng tôi mà thôi. Sau khi trở thành thành viên Gold, cơng ty đã có những thành tựu tích cực.

 Cơng ty nhận được nhiều thư hỏi hàng từ khắp nơi: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan

và cả các doanh nghiệp Châu Âu. Trung bình 1 tháng công ty nhận được khoảng 100 thư hỏi hàng thông qua Alibaba, 2 trong số đó trở thành các đơn đặt hàng thực sự. Hiện nay, 20% tổng Secoin có được là qua Alibaba.

Nhìn chung, các doanh nghiệp trên đều có những thành cơng khơng nhỏ khi ứng dụng thương mại điện tử vào lĩnh vực xuất khẩu. Quan trọng hơn hết là các doanh nghiệp này đã biết lựa chọn địa chỉ uy tín Alibaba.com và tư cách cũng được xác thực (thành viên Gold) nên nhận được sự tin tưởng của các đối tác nước ngoài.

Một phần của tài liệu Tiểu luận tìm hiểu về các phương thức xuất khẩu của VN đề ra giải pháp (Trang 135 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)